Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam

MỤC LỤC

Nội dung công bố thông tin

Nội dung cụ thể của các thông tin do TTGDCK công bố được quy định chi tiết tại điều 40 của quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán, ban hành kèm theo quyết định số 79 của Chủ tịch UBCKNN ngày 29/12/2000 (sau đây gọi là quy chế 79). - Kết quả giao dịch lô lớn( tên chứng khoán, giá và khối lượng giao dịch) - Giao dịch mua, bán cổ phiếu của chính tổ chức niêm yết( tên cổ phiếu, giá và khối lượng giao dịch ).

Phương tiện công bố thông tin

Ngoài thông tin và kết quả giao dịch trong ngày, bản tin còn có những thông tin công bố chính thức về công ty niêm yết, công ty chứng khoán thành viên, về tình hình giao dịch của các loại chứng khoán đang niêm yết và còn có cả những bài viết về kiến thức đầu tư chứng khoán cũng như tin tức về một số TTCK trên thế giới. Ngoài ra, tùy theo tình hình cụ thể TTGDCK còn có thể xây dựng những đường dây cung cấp các thông tin trực tiếp cho các định chế tài chính như quỹ đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm…Mức độ và phương thức sẽ được quy định trong từng điều kiện cụ thể.

Bảng 2: Màn hỡnh theo dừi thụng tin giao dịch chứng khoỏn trờn thị  trường tại TTGDCK Tp HCM
Bảng 2: Màn hỡnh theo dừi thụng tin giao dịch chứng khoỏn trờn thị trường tại TTGDCK Tp HCM

Công bố thông tin

Bộ phận CBTT của TTGDCK tiến hành in ấn Báo cáo kết quả giao dịch và cung cấp miễn phí hoặc chuyển bằng fax hoặc e-mail cho các đối tượng có nhu cầu. - Các thông tin đã được công bố của tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ như bản cáo bạch, báo cáo định kỳ ( thường niên, bán niên và báo cáo quý), thông tin công bố tức thời, thông tin công bố theo yêu cầu, các ấn phẩm tổng hợp, giới thiệu.

Nội dung hệ thống công bố thông tin

Sau khi được niêm yết và giao dịch trên TTCK, tổ chức phát hành phải thực hiện công bố ra công chúng các sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán của tổ chức niêm yết ngay sau khi các sự kiện đó xảy ra như thay đổi thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban giám đốc, thâu tóm và sáp nhập công ty …những thông tin này được công bố nhằm bảo vệ NĐT trên thị trường. Báo cáo năm phải qua kiểm toán, các mẫu báo cáo như báo cáo quý nhưng có thêm báo cáo tổng hợp (đính kèm mẫu 03-CBTT Quy chế thành viên, Niêm yết, Công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ).Trường hợp tổ chức niêm yết sở hữu từ 50 % trở lên vốn cổ phần của tổ chức khác, hoặc 50% trở lên vốn cổ phần của tổ chức niêm yết được nắm giữ bởi một tổ chức thì báo cáo tài chính phải gửi kèm báo cáo tài chính của tổ chức đó.

MÔ HÌNH HỆ THỐNG CÔNG BỐ THÔNG TIN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Mỹ

Cụ thể là các sở giao dịch được khuyến khích áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong giao dịch.Lúc đầu các giao dịch tại sở được thực hiện bằng thủ công nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin mà giao dịch đã chuyển dần sang hình thức bán tự động và tự động hoàn tòan. Thông tin tại các sở giao dịch được thông suốt, xóa đi các chênh lệch về giá và sự lệch pha về thông tin do họ đầu tư hệ thống mạng CORES với cấu hình mạng và phần mềm ổn định, nó còn có thể kết nối được với các TTCK lớn khác trên thế giới.

Hàn quốc

- Cần cú quy định rừ đối với cụng ty niờm yết trong CBTT, trường hợp vi phạm hoặc che dấu thông tin sẽ bị áp dụng các biện pháp kỷ luật như lên ký hiệu cảnh báo, ngừng giao dịch trong một hoặc nhiều phiên …Việc CBTT phải được gắn liền vấn đề bảo mật nhằm phòng tránh thông tin bị tiết lộ, lạm dụng ở tổ chức phát hành, công ty niêm yết và những thể nhân, cá nhân liên quan khác trong quá trình luân chuyển thông tin giữa những thành phần trờn và quy định rừ trường hợp thụng tin được chậm hoặc không công bố. Để tất cả thành phần tham gia vào hoạt động của thị trường quen thuộc với việc cung cấp, sử dụng thông tin đòi hỏi phải có sự đào tạo, tuyên truyền giáo dục để sao cho có thể hiểu và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả nhất thay cho việc ngóng theo tin đồn đặc biệt ở những nước giao dịch chứng khoán còn ở trình độ thấp như các nước mới nổi.

Sơ đồ 1: Mô hình công bố thông tin thị trường của Sở giao dịch chứng  khoán Hàn quốc
Sơ đồ 1: Mô hình công bố thông tin thị trường của Sở giao dịch chứng khoán Hàn quốc

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QLNY

THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

Trong thời gian vừa qua, UBCKNN đã cố gắng trong lĩnh vực này từ việc luật hóa những thông tin bắt buộc các đối tượng tham gia thị trường phải công bố đến những hoạt động khác nhau như đào tạo miễn phí và thu phí, tuyên truyền qua truyền hình, báo chí, xuất bản tạp chí, tổ chức một số buổi đối thoại giữa TTGDCK với công ty chứng khoán, công ty niêm yết, NĐT …Tuy nhiên, thông tin về thị trường trong thời gian qua chưa thực sự thỏa mãn NĐT một. Để phát triển thị trường chứng khoán hiện nay, bên cạnh các biện pháp tăng cung, kích cầu như đã đề cập thì UBCKNN cần tích cực, chủ động hơn trong công tác tuyên truyền, quảng bá về chứng khoán và TTCK, từng bước hoàn thiện hệ thống CBTT để tạo ra một thị trường công khai, công bằng và minh bạch.

THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Đã có một vài công ty chứng khoán( Sài Gòn, Bảo Việt, Á Châu) bước đầu đã cố gắng cung cấp cho khách hàng những bản tin liên quan đến chứng khoán và TTCK do công ty tự xử lý, xây dựng trên cơ sở những thông tin nhận được.Các công ty chứng khoán này đã tập hợp thông tin từ nhiều nguồn tin chính thức khác nhau như từ các tổ chức phát hành chứng khoán, từ các chủ thể tham gia thị trường và từ chính điều tra của bản thân công ty. Hiện nay, một số công ty chứng khoán vẫn chưa thực sự thực hiện được vai trò cầu nối của mình trên TTCK cũng bởi vì những tồn tại thiếu đồng bộ và nhất quán trong các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK và cách thức thực thi vấn đề này như đã nói ở trên.Nhiều công ty chứng khoán có bộ phận tự doanh tham gia mua,bán chứng khoán thì liệu các thông tin cung cấp cho NĐT cú kịp thời và chớnh xỏc?.

ĐÁNH GIÁ CHUNG HỆ THỐNG CBTT TẠI TTGDCK TP.HCM .1 Ưu điểm

    Qua đó góp phần thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một TTCK lớn mạnh sánh vai với các TTCK khu vực.Việc ra đời của Nghị định 144 đồng nghĩa với việc ra đời một khung pháp lý ổn định, thông thoáng hơn chắc chắn điều này sẽ có tác động hết sức tích cực đến các chủ thể tham gia trên TTCK.Cỏc quy định về CBTT theo nghị định 144/CP rừ ràng hơn, ràng buộc trách nhiệm của các công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán… nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho NĐT. Thực tế thời gian qua,công bố thông tin là khâu mà các tổ chức niêm yết gặp phải khó khăn.Hầu hết các tổ chức niêm yết còn có những vi phạm về quy định CBTT tùy theo mức độ.có thể kể ra các vướng mắc nhu cung cấp thông tin không kịp thời(không đúng theo quy định về CBTT định kỳ);không công bố kịp thời về giao dịch cổ phiếu của các thành viên hội đồng quản trị và các cổ đông chủ chốt;đưa ra những đánh giá nhận định không chính xác về thị trường;cung cấp thông tin cho báo chí trước khi công bố cho TTGDCK và không CBTT tức thì trên phương tiện thông tin đại chúng….

    BẢNG ĐIỆN TỬ TẠI SÀN
    BẢNG ĐIỆN TỬ TẠI SÀN

    CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC

      Các chuẩn mực kế toán ban hành phải phản ánh được tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với thể chế kinh tế của Việt nam nhưng cũng phải phù hợp với hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế( ISA) để tạo điều kiện hội nhập giữa nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới. Để người đọc có thể sử dụng thông tin được công bố trong các bản báo cáo tài chính thì chuẩn mực kế toán phải được xây dựng dựa trên sự nhất quán, thận trọng, trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời và dễ hiểu. Đặc biệt khi có sự khác biệt trong phương pháp kế toán và cách báo cáo phải được nêu và hiểu rừ. Hệ thống kế toán Việt nam còn đang trên đường hội nhập với các tiêu chuẩn quốc tế nên còn nhiều bất cập, khó khăn cho cả phía người lập, người sử dụng, người giám sát cũng như còn nhiều nguyên tắc, chuẩn mực kế toán khác cần được quy định và điều chỉnh. So với hệ thống kế toán, hệ thống kiểm toán hiện tại của Việt nam được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và nhìn chung phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng so với 36 chuẩn mực kiểm toán quốc tế thì các chuẩn mực kiểm toán Việt nam còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, chưa được quy định. Để hệ thống kiểm toán hiện hành được hoàn thiện hơn, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế còn thiếu cần được nghiên cứu và bổ sung. Trong số các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được xem là mới lạ đối với Việt nam như chuẩn mực ISA 401: Kiểm toán thực hiện trong môi trường tin học… song để đảm bảo khả năng hội nhập tốt của nền kinh tế với nền kinh tế tòan cầu thì việc nghiên cứu và xây dựng, ban hành các chuẩn mực này là hết sức cần thiết. Bởi khi các chuẩn mực này được ban hành thì thông tin công bố trên thị trường sẽ được đánh giá một cách đầy đủ hơn trước. Ngoài ra, chúng ta phải lựa chọn những tổ chức kiểm toán có uy tín lớn và có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kiểm toán với một đội ngũ kiểm toán viên xuất sắc nắm vững các quy định về kế tóan quốc tế để kiểm toán các tổ chức phát hành chứng khoán và kinh doanh chứng khoán. 3.3.2.3 Phát triển hệ thống thông tin doanh nghiệp. Bên cạnh việc phát triển và hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán phát. toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, …) cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng thông tin và nâng cao chất lượng thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống thông tin doanh nghiệp còn bao gồm thông tin tức thời về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh – thương mại và các thông tin khác như cơ cấu tổ chức và điều hành hoạt động doanh nghiệp, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông lớn, cổ đông sáng lập… Đối với các loại thông tin tức thời về tình hình sản xuất kinh doanh –thương mại thì cần phải được công bố kịp thời ngay khi sự kiện phát sinh.