MỤC LỤC
- Quy hoạch đất đai cho các mục đích khác nhau + Quy hoạch đất nông nghiệp.
Theo hướng của địa hình, các khe, suối từ phía Bắc, phía Nam chảy dồn về trung tâm xã, theo sông Rào Nậy chảy về hướng Tây rồi Tây Bắc tạo điều kiện để xây dựng các công trình thuỷ lợi như khe nước Sạt, hồ Eo Hụ, hồ Khe Cái,… luôn đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất. Trên địa bàn xã có 29 hộ kinh doanh hàng tạp hóa thực hiện bán tận, mua tại, có 12 máy xay xát lớn nhỏ chế biến nông sản, có 07 ô tô, 01 máy xúc mi ni, có 04 chủ sửa chữa nhỏ xe đạp và xe máy, 03 máy cưa, 07 tổ mộc có máy liên hoàn và 13 tổ nề hoạt động có hiệu quả và thu nhập cao.Nhìn chung các hộ kinh doanh dịch vụ đều cho thu nhập khá, có chiều hướng phát triển tương đối ổn định tạo việc làm và giải quyết việc làm cho một số lao động ngày càng nhiều.
Diện tích đất phi nông nghiệp của xã có 286,52 ha nhưng diện tích chiếm phần lớn là đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn các loại đất khác thì chỉ có một phần diện tích nhỏ.
Diện tích đất này giảm mạnh trong những năm qua do xã đã quy hoạch và tận dụng được chúng vào các mục đích sử dụng khác nhau.
Xã Minh Hóa là xã miền núi của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình có địa hình tương đối phức tạp, địa hình dốc, nhiều sông suối, đồi núi nên rất khó khăn trong việc giao lưu với các xã lân cận. Đặc biệt là xã hiện nay việc quản lý đất đai đã được xã quản lý và quy hoạch nên đất đai được khai hoang và tận dụng hết tiềm năng vốn có. Xã vốn có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp nên chỉ cần chú trọng tới các yếu tố đầu vào như: giống, kỹ thuật, phân bón, … thì sẽ mang lại năng suất cao hơn.
Nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như trồng xen các loại cây bảo vệ đất bảo vệ nguồn nước, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tiết kiệm đất và phân bón để tiến tới sản xuất bền vững. Đất sản xuất cây nông nghiệp cũng không nhiều do vậy cần chú ý đến việc thâm canh tăng vụ để không bỏ phí đất bên cạnh đó không để đất hoang phí bởi hiện nay một số hộ không làm ruộng nên bỏ đất hoang không giao trả lại cho xã nên đất cũng bỏ hoang do vậy xã cần thiết lập ban quản lý điều tra đất tránh tình trạng này gây lãng phí đất. Trong địa bàn chỉ xuất hiện những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên trong tương lai các ngành này cũng sẽ phát triển và nhu cầu đất cũng sẽ đáp ứng đủ bởi nhóm đất chưa sử dụng của xã cùng còn tương đối nhiều.
+ Tham gia thực hiện và quản lý tốt các dự án đầu tư trên địa bàn, xây dựng phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi theo hướng từng bước bê tông hóa, nhựa hóa. + Hình thành các tụ điểm kinh tế tạo ra những điểm phân phối hàng háo và vật tư thúc đẩy quá trình sản xuất đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nông thôn trong tương lai. Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, từng bước giảm nhịp độ tăng trưởng dân số tự nhiên và ổn định vào năm 2020.
Chú trọng phát triển Y tế, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phong trào văn hóa thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho người dân. + Mục tiêu xã hội: Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm tốt các chính sách xã hội, đặc biệt đối với gia đình có công với cách mạng, thực hiện tốt chính sách dân tộc miền núi, công tác định canh định cư. Giai đoạn tới cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.
Xuất phát từ hiện trạng sử dụng đất đai, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất đai kết hợp với những căn cứ, mục tiêu, định hướng phát triển các quỹ đất, phương án sử dụng đất cho xã Minh Hóa được đề xuất trong biểu 3.6 sau:. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong kỳ quy hoạch cần tập trung vào thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Quy hoạch đất nông nghiệp. Trong giai đoạn năm 2010 – 2020 do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng, nhưng tăng về đất lâm nghiệp chứ đất trồng cây hằng năm không tăng mà có xu hướng giảm. Căn cứ vào thực tế của tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất và định hướng phát triển các ngành kinh tế để quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp như sau:. Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp a) Đất trồng cây hằng năm. Trong tương lai do dân số gia tăng nên nhu cầu đất ở cũng tăng, để tránh tình trạng các làng xóm tự hình thành cần quy hoạch các khu dân cư mới. Bởi xã đã quy hoạch hai xóm ở mới đó là xóm Cây Trôi và xóm Cây Thị.
Hai xóm này trước đây trồng các loại cây hoa màu và cây nông nghiệp ngắn ngày. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp diện tích là 0,26 cuối kỳ quy hoạch tăng thêm 0,45 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác. Nhận thấy xã có nhiều ao hồ có thế mạnh nuôi trồng thủy sản nhưng chưa khai thác triệt để nên nhiều HGĐ đã chuyển 8,25 ha diện tích đất này sang nuôi trồng thủy sản.
Trong phương án quy hoạch, sản xuất nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo, do vậy hiệu quả của ngành nông nghiệp mang lại sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của ngành nông nghiệp mang lại sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của cả phương án quy hoạch. Hiệu quả kinh tế của phương án QHSDĐ được thể hiện qua sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đem lại sự phát triển kinh tế, tăng nguồn thu, tạo ra hướng đi phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu thị trường trong tương lai. Cây sắn trồng ở đất lâm nghiệp ở những vùng đất bằng độ dốc thấp nên diện tích trồng sắn được quy hoạch là 22 ha.
Vốn đầu tư được xác định dựa vào khối lượng công việc của các hạng mục đầu tư tương ứng trong cả chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở kết quả phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng đất chủ yếu.
Phương án QHSDĐ này là cơ sở để triển khai thực hiện các chương trình dự án nói chung và các mục tiêu phát triển KTXH nói riêng đồng thời là cơ sở quan trọng để xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và sử dung đất đai ở cấp độ vi mô (các thôn, HGĐ) cũng như cấp vi mô của nhà nước. Trong những năm đầu việc trồng, chăm sóc cây đặc sản, cây ăn quả, cây công nghiệp sẽ góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi, nguồn lao động chủ yếu của xã vẫn được thu hút cho sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi. - Diện tích sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày được quy hoạch và lập kế hoạch mở mang hợp lý có đến quy hoạch phát triển các công trình hỗ trợ như giao thông, thủy lợi, phương thức nông lâm kết hợp, xen canh, luân canh với cây họ đậu, các loại cây trồng được lựa chọn và đề xuất đảm bảo hiệu quả KTXH, nâng cao hệ số sử dụng đất, cải tạo bồi bổ và bảo vệ đất đai.
- Tính toán được hiệu quả một số cây trồng chính trong ky quy hoạch - Về kế hoạch sử dụng đất, đề tài đã xác định được các căn cứ để lập kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, đồng thời đề xuất được các biện pháp thực hiện kế hoạch. - Các chế độ chính sách đất đai còn chưa thực hiện đồng bộ và ổn định, vẫn còn nhiều chỗ chắp vá, chỉnh sửa hơn nữa, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ thất học cao, trình độ chuyên môn lực lượng chủ chốt của xã chưa cao nên hiệu quả công tác QHSDĐ chưa cao. - Cần xây dựng các chính sách tín dụng hợp lý, ưu đãi đối với các HGĐ vay vốn để phát triển SXNLN đồng thời phát triển, mở rộng thị trường sản phẩm để người dân có thể yên tâm đầu tư vào sản xuất, làm chủ các sản phẩm của mình và đem lại hiệu quả cao.