MỤC LỤC
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lí ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lí ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Việc trích khấu hao TSCĐ giúp cho doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Hoặc khi chưa có nhu cầu đầu tư tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao lũy kế phục vụ yêu cầu kinh doanh của mình.
- Trường hợp 1: Thanh lí, nhượng bán TSCĐ hữu hình - Trường hợp 2: Góp vốn liên doanh, liên kết. Trong tất cả các trường hợp trên khi chuyển giao TSCĐ của đơn vị mình cho đơn vị khác, trường hợp nếu các bên không thống nhất về giá trị ghi sổ của tài sản trước khi chuyển giao thì phải tiến hành đánh giá lại giá trị hiện còn của TSCĐ, thực chất của việc làm này là xác định giá trị còn lại cảu TSCĐ theo mặt bằng giá cả hiện tại.
Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng: theo dừi cỏc TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận của mỡnh cũng để theo dừi tỡnh hỡnh tăng giảm cả về mặt số lượng giỏ trị của tài sản.
Bút toán 1: Phản ánh nguyên giá của tài sản theo giá mua trả tiền ngay (không bao gồm VAT được khấu trừ), số tiền trả người bán lúc đầu, số tiền trả dần và lãi trả góp. Trong trường hợp này, cần phõn định rừ giỏ trị quyền sử dụng đất để ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình và giá trị nhà cửa vật kiến trúc để ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình. - Trong trường hợp mua sắm TSCĐ phải qua thời gian lắp đặt dài kế toán phải tập hợp toàn bộ chi phí mua sắm, lắp đặt tài sản theo từng đối tượng tài sản trên TK 2411.
- Trong trường hợp khi lắp đặt tài sản phát sinh các khoản chi phí không hợp lí (vật tư lãng phí, lao động và các khoản khác vượt mức bình thường) không được tính vào nguyên giá TSCĐ mà xem xét nguyên nhân để có quyết định xử lí. - Tùy thuộc vào tổ chức quản lý và tổ chức kế toán, trong trường hợp quá trình đầu tư xây dựng cơ bản được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp, thiết bị quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được kế toán tập hợp trên TK 241(2412) chi tiết từng công trình. Trong trường hợp công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư, doanh nghiệp căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản thực tế, tạm ghi tăng nguyên giá TSCĐ để có cơ sở trích khấu hao TSCĐ.
Có TK 154: sản phẩm từ bộ phận sản xuất chuyển thành TSCĐ hoặc Có TK 155: xuất kho thành phẩm để chuyển thành TSCĐ Bút toán 2: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá thành sản xuất thực tế và ghi tăng doanh thu tiêu thụ nội bộ theo giá thành sản xuất thực tế. - Nếu tài sản thừa do để ngoài sổ sách chưa ghi sổ thì căn cứ vào hồ sơ của TSCĐ kế toán sẽ ghi tăng nguyên giá của TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể như những trường hợp đã kể trên. TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do: thanh lý, nhượng bán, góp vốn liên doanh, liên kết bằng TSCĐ, do trả lại vốn góp, do chuyển thành công cụ, dụng cụ … Tùy theo từng trường hợp cụ thể kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp.
- Khi TSCĐ trong đơn vị bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc việc khôi phục lại nguồn lực của tài sản không có hiệu quả kinh tế hoặc là những tài sản lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu của đơn vị thì doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục để thanh lí tài sản. - TSCĐ trong các đơn vị được nhượng bán khi TSCĐ sử dụng không có hiệu quả hoặc tài sản không dùng đến hoặc là người ta muốn đầu tư mới TSCĐ, hoặc là nhượng bán để kiếm lời. Khi nhượng bán doanh nghiệp cần phải làm thủ tục, chứng từ liên quan như: thành lập hợp đồng xác định giá, tổ chức đấu giá, lập hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ.
Đối với trường hợp góp vốn tham gia vào cơ sở kinh doanh kiểm soát, nếu giá trị tài sản góp vốn được ghi nhận thấp hơn giá trị thực tế hay giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn thì phần chênh lệch nhỏ hơn do đánh giá được ghi vào chi phí khác. Ngược lại nếu giá trị vốn góp được liên doanh ghi nhận cao hơn giá trị còn lại cuat TSCĐ góp vốn phần chênh lệch lớn hơn do đánh giá một phần sẽ được ghi tăng thu nhập khác (tương ứng với lợi ích của các bên khác trong liên doanh), phần còn lại tương ứng với lợi ích của doanh nghiệp trong liên doanh sẽ được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. - Đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào giá trị thỏa thuận được công ty liên kết ghi nhận, phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp được công ty liên kết ghi nhận với giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình sẽ được đưa vào thu nhận khác hoặc chi phí khác.
Nợ TK 811: phần chênh lệch giữa giá trị đầu tư được công ty liên kết ghi nhận nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn, hoặc Có TK 711: phần chênh lệch giữa giá trị đầu tư được ghi nhận lớn.
Trờn thực tế thỡ rừ ràng bất kì một TSCĐ nào được mua về đã qua sử dụng tại một doanh nghiệp nhất định thì không thể có một TSCĐ tương tự như nó ở một doanh nghiệp khác về cả mặt giá trị. - Tồn tại tiếp theo mà em muốn đề cập đến đó là việc đánh giá lại TSCĐ khi đem đi góp vốn liên doanh thì phần chênh lệch nên đưa vào tài khoản nào thì hợp lí. Theo chế độ kế toán trong trường hợp doanh nghiệp tài sản đi góp vốn liên doanh thì phần chênh lệch trong đánh giá lại tài sản được quyết định hạch toán vào TK 412.
Trong khi đó phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản và giá trị vốn góp được ghi nhận khi góp vốn liên doanh, liên kết lại được đưa vào TK 711 hoặc TK 811. Sự không thống nhất cũng là không ổn trong quyết toán hạch toán và ghi nhận các nhiệm vụ phát sinh. Nếu số tiền đó được ghi vào TK 711, thì trong kì kế toán phải tập hợp nó như là một khoản thu nhận khác và nó sẽ được tính vào phần thu nhận chịu thuế.
Nhưng khi hạch toán khoản này vào TK 412, thì số tiền này không được tính vào phần thu nhận chịu thuế doanh nghiệp. - Theo quy định hiện nay, khi nhượng bán TSCĐ thì khoản tiền thu được do nhượng bán đuợc hạch toán kết quả kinh doanh chung trong kì. Đối với một số doanh nghiệp việc phản ánh nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại mặc dù qua nhiều đợt đánh giá lại nhưng vẫn chưa phản ánh đúng giá trị hiện có của tài sản.
Chính vì vậy mà kết quả của nghiệp vụ này không phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong việc hạch toán TSCĐ cũng vậy khoảng cách ấy chính là sự không thống nhất giữa những quy định và thực tế trong cách hạch toán TSCĐ tại các đơn vị kế toán. Khoảng cách của sự không thống nhất ấy càng rút ngắn bao nhiêu thì bộ máy kế toán tại các đơn vị sẽ vận hành nhịp nhàng, ăn khớp, chính xác bấy nhiêu.
Chính vì vậy mà đòi hỏi đặt ra là những quy định trong hạch toán TSCĐ nói riêng và hạch toán kế toán nói chung phải sát với thực tế nhất, dễ áp dụng, hợp lí nhất. Có như vậy thì công tác kế toán mới thực sự minh bạch, không còn tồn tại những khe hở, mà qua đó cơ quan thuế không kiểm soát hiệu quả nguồn thu ngân sách.