Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch bền vững tại Bình Thuận

MỤC LỤC

Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng

Tuy nhiên, chỉ trừ một vài khu du lịch có quy mô rộng 100 – 200 ha nhƣ khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh), khu du lịch sinh thái Linh Trường (Thanh Hóa)… còn lại hầu hết các khu du lịch, resort khác đều đƣợc đầu tƣ xây dựng với quy mô chỉ từ 3 – 20 ha, chủ yếu phục vụ loại hình cụm nhà nghỉ, khách sạn có tính chất du lịch nghỉ dƣỡng là chính; các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ du lịch cần thiết khác hầu nhƣ vắng bóng. Để xây dựng và phát triển các khu du lịch chất lượng cao, tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có theo đúng mục tiêu và yêu cầu đặt ra, cần có những giải pháp đồng bộ, lồng ghép và phối hợp đa ngành từ quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, quản lý đất đai, kiến trúc, bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý kinh doanh và an toàn trật tự xã hội, trong đó vốn và huy động vốn đầu tƣ nắm giữ vai trò chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình quy hoạch, đầu tƣ, xây dựng phát triển ngành kinh tế du lịch.

Quá trình phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua

Do chịu ảnh hưởng văn hoá, phong tục của nhiều dân tộc sống trên địa bàn, nên ngoài các lễ hội chung của cả nước, Bình Thuận còn có các lễ hội mang tính chất vùng và đặc thù của địa phương như: Lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm, Lễ hội Nghinh ông của người Hoa, Lễ Nghinh Ông Nam Hải của cư dân các vạn chài ven biển, Lễ hội dinh Thầy Thím… diễn ra hàng năm thu hút rất đông khách tham dự. Bên cạnh các khách sạn, nhà nghỉ, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí phục vụ du khách cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ sân golf 18 lỗ, các điểm du lịch có trò chơi trên biển, nhà hàng, vũ trường, các dịch vụ vận chuyển, vui chơ giải trí ngày càng phát triển, đáp ứng nhƣ cầu, thị hiếu của khách du lịch… tuy nhiên các dịch vụ nhìn chung vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chƣa đƣợc quy hoạch phát triển và đầu tư tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh. + Hệ thống cấp, thoát nước: Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000m3/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất; nhiều hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt và phục vụ du lịch như: Hệ thống cấp nước Lầu Ông Hoàng – Đá Ông Địa – Hàm Tiến – Mũi né; hệ thống cấp nước khu vực Hòn Lan – Hàm Thuận Nam, cấp nước khu vực Bình Thạnh – Tuy Phong… đang được đầu tư xây dựng.

Thực trạng huy động vốn đầu tư để phát triển du lịch

Tuy nhiên, quy mô huy động vốn tín dụng còn nhỏ bé so với yêu cầu đầu tƣ, và các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp tƣ nhân ở ngoài tỉnh vào đầu tƣ phát triển du lịch ở tỉnh nhà, cho nên tín dụng trong thời gian qua chƣa đóng vai trò là một trong những kênh chủ yếu để huy động vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch tại Bình Thuận. Tuy nhiên, thực trạng đầu tƣ của các doanh nghiệp cũng còn những hạn chế cần khắc phục, đó là các dự án chỉ tập trung ở thành phố Phan Thiết và các khu vực lân cận, chƣa đầu tƣ để khai thác tiềm năng còn rất lớn ở các khu du lịch đã đƣợc quy hoạch ở các huyện; Chƣa có các dự án đầu tƣ các cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô lớn, kết hợp giữa du lịch nghỉ dƣỡng với các loại hình vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại để hấp dẫn du khách, tăng thời gian lưu trú và tăng doanh thu cho ngành du lịch địa phương; chưa quan tâm đến việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch dã ngoại có suất đầu tƣ thấp, phù hợp với các nhà đầu tư địa phương để góp phần giải quyết hài hòa lợi ích của cư dân bản địa trong quá trình phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch theo quy mô đầu tƣ. Qua việc thu hút du khách nước ngoài và các doanh nhân đến câu lạc bộ Golf và các resort ven biển, các khu du lịch này đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu tiềm năng du lịch dồi dào của Bình Thuận với các nhà đầu tƣ, từ đó tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ trong việc huy động vốn trong nước để đầu tư phát triển du lịch một cách nhanh chóng, nhất là phát triển các khu du lịch nghỉ dƣỡng theo mô hình của các dự án đầu tư nước ngoài đã làm thành công như các khu Victoria, Cocobeach….

Bảng 2.2:          CHI NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN
Bảng 2.2: CHI NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN

Một số ý kiến nhận xét

Các dự án đầu tƣ chủ yếu tập trung vào các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng, do đó chưa khai thác tốt tiềm năng nhiều mặt của du lịch địa phương như du lịch tham quan văn hoá, lễ hội, du lịch giải trí, du lịch sinh thái rừng…. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt thấp và không liên tục, công tác thu hút FDI chƣa tốt, chƣa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch cần vốn lớn, sản phẩm đa dạng, có sức hấp dẫn với du khách nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít hạn chế, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục để trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện cho ngành dịch vụ quan trọng này có bước phát triển mới, nhanh và bền vững, thực hiện tốt những định hướng chiến lược phát triển đã đề ra.

NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006– 2010

Định hướng đầu tư cho du lịch Bình Thuận đến năm 2010

- Đầu tƣ phát triển các công trình vui chơi giải trí: Để khắc phục tình trạng các khu vui chơi giải trí còn thiếu thốn và đơn điệu hiện nay, nhằm thu hút du khách đến và lưu trú dài ngày hơn tại Bình Thuận, cần tập trung đầu tư phát triển các khu vui chơi giải trí cho du khách nhƣ: Khu vui chơi giải trí khu vực thành phố.Phan Thiết, Khu vực lặn biển tham quan hệ động thực vật dưới biển tại khu vực Cù lao Câu huyện Tuy Phong, Khu vui chơi giải trí khu vực Suối Nhum - huyện Hàm Thuận Nam và các điểm vui chơi giải trí tại các khu du lịch tập trung khác. Các hạng mục cần ưu tiên đầu tư là: Đầu tư hoàn thiện hệ thống đường giao thông ven biển từ Hàm Tân đi Phan Rí (Tuy Phong); đầu tư tuyến đường Hàm Thuận – Đông Giang – Đa My và các trục giao thông chính trong các khu du lịch đã đƣợc quy hoạch; đầu tư hệ thống cấp nước tập trung cho một số khu du lịch trọng điểm như Khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né, khu du lịch Tiến Thành – Thuận Quý – Khe Gà, Khu du lịch Bắc Bình; Khu du lịch Cà Ná – Vĩnh Hảo; đầu tư hoàn thiện hệ thống lưới điện trung thế và thông tin liên lạc tới các khu du lịch đã đƣợc quy hoạch. - Đầu tƣ nhằm nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch gồm: Tiến hành điều tra khảo sát, phân loại cán bộ, nhân viên ngành du lịch, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2010; thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ và lao động chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài với nhiều hình thức đào tạo đa dang, chú trọng công tác giáo dục du lịch cho người dân.

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010

Đầu tƣ cho việc thu gom rác thải và xây dựng hệ thông nhà vệ sinh công công tại các điểm du lịch, tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao ý thức văn minh của người dân tại các khu du lịch. Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra là phát triển du lịch Bình Thuận nhanh và bền vững, đƣa du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, cần tập trung huy động và sử dụng hiệu quả một lƣợng vốn đầu tƣ lớn từ nhiều nguồn khác nhau với những phương thức đa dạng và linh hoạt. Điều này đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ từ các giải pháp mang tính vĩ mô của Chính phủ, đến các giải pháp của địa phương nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn phục vụ cho sự phát triển của du lịch theo định hướng đã đề ra.

Bảng 3.3:  CHỈ TIÊU NHU CẦU ĐẦU TƢ
Bảng 3.3: CHỈ TIÊU NHU CẦU ĐẦU TƢ

Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận 1. Các giải pháp vĩ mô

Du lịch Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng cần xây dựng một hình ảnh về ngành du lịch an toàn, hiệu quả: giữ vững ổn định chính trị, kinh tế và xã hội; Bảo đảm an ninh cho du khách và các nhà đầu tƣ, các nhà kinh doanh du lịch; chống khủng bố và khống chế dịch bệnh; giảm giá cung cấp hàng hoá và các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, bưu chính viễn thông… xóa bỏ cơ chế hai giá đối với người trong nước và khách nước ngoài. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nên thực hiện những bước đi thích hợp cho việc tiến tới tự do hoá lãi suất như: tách tín dụng chính sách ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại, xây dựng cấu trúc các loại lãi suất chủ yếu trên thị trường tiền tệ, từng bước xoá bỏ cơ chế công bố lãi suất cơ bản đối với cho vay ngắn hạn và sau đó là đối với cho vay trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, do chính sách tỷ giá có tác động rất nhạy cảm đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, cho nên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện và có bước đi thích hợp cho quá trình tự do hoá tỷ giá như củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nâng cao tiềm lực dự trữ ngoại tệ quốc gia và xác lập cơ cấu ngoại tệ hợp lý, giảm dần sự can thiệp hành chính vào quá trình hình thành tỷ giá, nới lỏng các biện pháp quản lý ngoại hối tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán quốc tế và chuyển vốn đầu tƣ.