Thực trạng đào tạo nhân lực ở Công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam và giải pháp

MỤC LỤC

Thực trạng công tác đào tạo NNL trong công ty 2.1. Quy mô đào tạo qua các năm

Ta có thể nói rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL, nhưng có bốn yếu tố cơ bản và có tác động mạnh nhất đó là yếu tố về vốn, chất lượng NNL trong công ty, cơ sở vật chất, công tác tổ chức đào tạo và về đội ngũ giáo viên. Mỗi một yếu tố có sự ảnh hưởng nhất định đến kết quả của quá trình đào tạo và các yếu tố này là khác nhau giữa các tổ chức, doanh nghiệp, giữa các thời kỳ giai đoạn khác nhau (các yếu tố được sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần). Kết quả nhận được phân bổ đều ở 4 đáp án như sau: chỉ có 5 người cho rằng những trang thiết bị tại công ty làm họ cảm thấy rất phù hợp, 11 người cảm thấy phù hợp, 12 người cảm thấy tương đối phù hợp và 2 người cho rằng trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo không phù hợp.

Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và đứng trước ngưỡng cửa hội nhập nền kinh tế (bằng việc gia nhập tổ chức thương mai quốc tế WTO), cùng với sự hiện đại hoá trong việc ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào trong sản xuất và đời sống thì chất lượng NNL chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Điều đó được thể hiện bằng việc, ban lãnh đạo đã có các chính sách nghiên cứu và vận dụng khá tốt quan điểm nhìn nhận, đánh giá về con người, đồng thời qua đó quyết định phương hướng xây dựng, tổ chức, sắp xếp nhân sự và cơ cấu lao động hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển (điều này được thể hiện qua quy mô đào tạo NNL ở phần trên). Trong bản kế hoạch phải ghi rừ lý do đào tạo, nhu cầu đào tạo, danh sỏch CVN cần đào tạo, chương trình đào tạo về chuyên môn gì…sau đó phòng TC-HC lập kế hoạch đào tạo cụ thể, dự trù kinh phí và thời gian đào tạo rồi thông qua giám đốc.

Đây là những nguyên tắc chung về đào tạo của công ty cổ phần XNK y tế Việt nam, các chương trình đào tạo qua các năm đều phải thực hiện theo đúng nguyên tắc trên, nhằm đảm bảo thống nhất và ổn định trong toàn công ty và qua các năm. Đồng thời qua bảng kế hoạch đào tạo ta thấy được sự công bằng trong đào tạo và phát triển NNL ở tất cả các phòng ban, kế hoạch đào tạo bao trùm tất cả các phòng ban có nhu cầu đào tạo và cần đào tạo để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.9: Thống kê số lượng CNV được đào tạo ở các phòng
Bảng 2.9: Thống kê số lượng CNV được đào tạo ở các phòng

Chiến lược chung của công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam 1.1. Chiến lược chung của công ty

Trung tâm khám chữa bệnh sẽ kết hợp mời cộng tác viên là các giáo sư đầu ngành về các chuyên khoa như thận nhân tạo, tim mạch, ngoại khoa, xương cơ khớp,… đồng thời với việc khám chữa bệnh, công ty cổ phần sẽ liên doanh với các đơn vị có đủ điều kiện để lập xưởng sửa chữa và phục hồi tân trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh tại chỗ và chuyển giao công nghệ. - Chương trình tái cấu trúc - tổ chức lại doanh nghiệp - hiện đại hoá quản lý: Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 dưới hình thức công ty cổ phần, đa sở hữu, nhà nước không còn chi phối, vì vậy cần phải tái cấu trúc ở cả 2 lĩnh vực tài chính và hoạt động (tức là làm một cuộc cách mạng về chiến lược). Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam tôn trọng cuộc sống và hạnh phúc của con người, tự xem mình có trách nhiệm phải làm tất cả để cung cấp cho mọi người những sản phẩm có chất lượng cao và được sống trong môi trường lành mạnh, đảm bảo an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp CB-CNV Công ty.

Công ty luôn ý thức được rằng chúng tôi phải không ngừng cải tiến công tác quản lý, cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng và giảm tối đa các yếu tố tác động bất lợi cho môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến An toàn & Sức khỏe nghề nghiệp CB-CNV, phong phú hoá mặt hàng, giảm giá thành, đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Triển khai, áp dụng song hành cả hệ thống chất lượng bao hàm cả các tiêu chuẩn chất lượng và công cụ chất lượng phải được đo lường qua chỉ số chất lượng để có đủ hành trang, vượt qua hàng rào kỹ thuật, tạo dựng niềm tin của khách hàng trong nước, ngoài nước đối với VIMEDIMEX VN để mở rộng thị trường và tăng dần tỷ lệ thị phần trên toàn thế giới.Quản lý chất lượng phải được kết nối với quản lý tri thức nhằm kiến tạo kho tri thức của công ty. - Chương trình nghiên cứu - phát triển sản phẩm mới : Thiết lập, kiện toàn trung tâm nghiên cứu và phát triển với đầy đủ các bộ phận (Nghiên cứu đa dạng (thị trường, công thức, kỹ thuật bào chế….), Thiết kế mẫu chuyên nghiệp. Xưởng chuyên sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới mang tính sáng tạo để nâng cao, đa dạng hóa sản phẩm, và tạo ra sức cạnh tranh liên tục nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngang tầm khu vực và quốc tế).

Khó khăn, thuận lợi cho đào tạo và phát triển NNL của công ty trong thời gian tới

Không những vậy, nền kinh tế mở cửa, nhiều thành phần kinh tế hoạt động, cơ cấu công nghệ thay đổi, sản xuất ngày càng phát triển, trong điều kiện cách mạng kĩ thuật ngày càng sâu sắc, nhiều nghành nghề chuyên môn cũ bị thay đổi, nhiều ngành nghề mới ra. Đó là thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lạng Sơn… đây là những thành phố có sự phát triển kinh tế cao, nhu cầu của người tiêu dùng lớn, nằm ở các vị trí địa lý thuận lợi cho việc buôn bán, nghiên cứu, vận chuyển hàng hóa…Vì vậy càng thúc đẩy cho công ty ngày càng phát triển lớn mạnh và để đáp ứng nhu cầu thúc đẩy sự phát triển đó yêu cầu chất lượng NNL phải được nâng cao và công tác đào tạo và phát triển NNL phải được quan tâm đặc biệt và thường xuyên. - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu của nước ta cung cấp dược, trang thiết bị y tế, nguyên nhiên vật liệu…nên được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là Bộ y tế, Sở y tế, các Viện nghiên cứu TW và cơ quan ban ngành các địa phương đã tạo mọi điều kiện cho đơn vị phát triển vững chắc và không ngừng trưởng thành vì thế công tác đào tạo và phát triển NNL cũng được chú trọng.

Qua kết quả công ty đạt được trong thời gian qua, bên cạnh những thành tích và những thuận lợi mà công ty cổ phần XNK y tế Việt nam đạt được, công ty còn gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại lớn mà công tác đào tạo và phát triển NNL trong thời gian tới cần chú ý. Về mặt công ty, theo thống kê có thể thấy rằng, nguồn vốn của công ty chưa cao đặc biệt là năm 2006 công ty chuyển sang cổ phần hoá, tách khỏi Nhà nước nên trong giai đoạn đầu công ty gặp nhiều khó khăn trong tài chính. Bản thõn người lao động cũng khụng thấy rừ được vai trũ của quỏ trỡnh đạo tạo và phát triển NNL, từ đó họ có những kiến thức sai lệch về quá trình này ( họ coi đây là một công tác ép buộc, vì công ty chứ không phải vì chính bản thân họ…).

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo NNL trong công ty

- Đối với cán bộ lãnh đạo, nhân viên và quản lý yêu cầu các đơn vị cần có kế hoạch cán bộ tạo nguồn, cử đi đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…Với hình thức đào tạo bên trong, trình độ và tinh thần trách nhiệm của những cán bộ phụ trách giảng dạy phải được quan tâm. Tạo dựng được cơ chế hợp lý gắn kết doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, nhà nước có chế độ chính sách động viên trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như cở sở đào tạo trong quá trình liên kết Cần có sự cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời giữa hai bên, có sự liên thông giữa cơ sở đào tạo và tổ chức. Xây dựng một chương trình lien thong giữa các trình độ đào tạo nghề và chuyên môn với các trình độ khác cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người lao động và để sử dụng nguồn lao động hiện có ở công ty được hiệu quả hơn.

Các bài giảng dạy phải luôn hướng tới việc gắn kết chặt chẽ giữa nội dung và thực tế, đưa thực tiễn vào trong bài giảng, nhằm hiện thực hoá bài giảng, giúp cho người học viên có thể hiểu bài một cách nhanh nhất và thấy được tầm quan trọng của bài giảng. Kết thúc khoá học, các học viên nhận được văn bằng chứng nhận tôt nghiệp khoá học và cần phải nộp văn bằng, chứng chỉ, các tài liệu của khoá học và báo cáo kết quả học tập về phòng tổ chức để báo cáo lên lãnh đạo, giúp cán bộ phòng tổ chức sắp xếp công việc phù hợp. Người lao động cần hiểu vai trò quan trọng của việc nâng cao kiến thức cho bản thân mình, và phải hoàn thiện kiến thức chuyên môn, đồng thời tiếp thu những kiến thức, kỹ năng tiên tiến hiện đại, tích luỹ kinh nghiệm để thu được lượng kiến thức rộng hơn đáp ứng nhu cầu của công việc đề ra, và nhằm đưa công ty ngày càng lớn mạnh.

Hình 3.1: Mô hình xây dựng một chương trình đào tạo
Hình 3.1: Mô hình xây dựng một chương trình đào tạo