Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc 1954 - 1960: Trường hợp Nông nghiệp

MỤC LỤC

Trong nông nghiệp

Nghị quyết của bộ chính trị Trung ương Đảng tháng 9/1954 đó chỉ rừ:“ sau đỡnh chiến, chỳng ta đứng trước một nhiệm vụ to lớn trong công tác kinh tế là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch và làm từng bước, mở rộng việc giao lưu kinh tế giữa thành thị và thôn quê…trong thời kỳ phục hồi, trước hết cần nắm vững việc phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp. Chính do chủ trương đúng đắn của Đảng mà sản xuất nông nghiệp đã được khôi phục và phát triển nhanh chóng, và do đó đã làm cho trong bản thân người nông dân dần dần có sự chuyển biến sâu sắc, và sự chuyển biến đó trở thành một phong trào rộng rãi trong hàng triệu nông dân lao động ở miền Bắc nước ta, họ từ bỏ lá cờ tư hữu, đã từng được tán dương, mà tiến lên con đường hợp tác hoá XHCN mà hoạt động chủ yếu trong thời gian này là phong trào đổi công hợp tác xã. Trước tình hình mới đó, nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ 16 (tháng 4/1959) vạch ra rằng: “ nhiệm vụ của Đảng ở nông thôn miền Bắc nước ta hiện nay là trên đà chuyển biến mới của tình hình nông thôn, ra sức củng cố những tổ đổi công và hợp tác xã đã có, chuẩn bị về mọi mặt đường lối, chính sách, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, và kế hoạch để phát triển tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp một cách tích cực và vững chắc, chuẩn bị tiến tới cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, phấn đấu để hoàn thành thắng lợi công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở miền Bắc nước ta và bảo đảm hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước.”.

Hợp tác hoá nông nghiệp là tập hợp nông dân lại để tạo ra một sự phân công mới về sản xuất, canh tác, tạo ra một sự phân công mới về lao động và sử dụng lao động hợp lý hơn, do đó mà có thể sản xuất lương thực dồi dào hơn, lại trồng được cây công nghiệp, chăn nuôi…và như thế là cung cấp được nhiều nguyên liệu nông nghiệp, lại tăng thu nhập của nông dân, làm cho nông dân có khả năng đóng góp vào công cuộc công nghiệp hoá XHCN. Căn cứ vào khả năng của chúng ta, năm 1960 có thể đẩy sản lượng lúa lên cao hơn nữa và dự tính chỉ khi nào sản lượng lúa của miền Bắc đạt tới khoảng 9, 10 triệu tấn một năm mới có thể nói vấn đề lương thực của chúng ta căn bản mới được giải quyết và sản suất nông nghiệp mới có những chuyển biến nhanh chóng và to lớn trong việc phát triển toàn diện, nhất là trong phạm vi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi. Tuy vậy, nông nghiệp của miền Bắc cũng đang có sự chuyển biến từ một nền nông nghiệp độc canh với năng suất rất thấp và bấp bênh, trở thành một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, và từng bước chuyển từ tự cấp tự túc, thành một nền nông nghiệp có ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá để cung cấp lương thực và thực phẩm cho thành thị, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xuất khẩu.

Sau thuỷ lợi là phân bón, trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, ở vùng nhiệt đới, đất ít người đông yêu cầu về nông phảm ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, vấn đề cấp thiết đặt ra cho nền nông nghiệp nước ta là, một mặt phải tiến hành thâm canh tăng năng suất cây trồng, mặt khác phải thực hiện tăng vụ, khai hoang để mở rộng dần diện tích gieo trồng cũng như diện tích canh tác, đồng thời tiến hành thâm canh trên toàn bộ diện tích ấy. Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện trong và ngoài nước, Đảng ta đã đề ra chủ trương công nghiệp chủa chúng ta là: “xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”11. Thật vậy, công nghiệp nặng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bởi nếu chúng ta không xây dựng được một nền công nghiệp nặng thì chúng ta không thể có điều kiện để cải tạo nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân theo CNXH, không thể tăng được năng xuất lao động xã hội để tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống nhân dân, do đó không thể bảo đảm được độc lập về chính trị, không thể có CNXH.

Ngay khi bắt tay vào thời kỳ đầu khôi phục kinh tế, Hội nghị Bộ chính trị họp tháng 9/1954 đã chỉ thị như sau: “ Cần hết sức coi trọng công tác phục hồi công thương nghiệp, làm cho các xí nghiệp công và tư hiện có được tiếp tục kinh doanh…Công thương nghiệp tư nhân nhất luật được bảo hộ…Phàm là công thương nghiệp có lợi cho quốc kế dân sinh đều được khuyến khích phục hồi và phát triển”. Trước kia do chính sách của bọn đế quốc thực dân nhằm biến nước ta thành thị trượng tiêu thụ hàng hoá của chúng, tận dụng khả năng của họ vào việc xây dựng công nghiệp, phát triển sản xuất, “tư bản tư doanh được khuyến khích trong việc đàu tư vào công nghiệp”, “giữa công nghiệp và thương nghiệp thì công ngiệp được chiếu cố hơn”.15 Tất nhiên trong khi sử dụng mặt tích cực của công thương nghiệp tư bản tư doanh, chúng ta phải hạn chế mặt tiêu cực của họ và tiến hành cải tạo từng bước. Chính vì vậy mà hội nghị Trung ương lần thứ 14 đã nhấn mạnh: “ Đi đôi với việc phát triển công nghiệp quốc doanh của Trung ương, cần phải đẩy mạnh việc cải tạo và phát triển thủ công nghiệp…phương hướng là dần dần kết hợp chặt chẽ giữa thủ công nghiệp hợp tác hoá với các xí nghiệp quốc doanh địa phương, hình thành một mạng lưới công nghiệp địa phương, chủ yếu nhằm phục phụ nông nghiệp ở địa phương, và bổ xung cho công nghiệp quốc doanh của Trung ương”.

Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế nước ta lúc bầy giờ, Đảng ta đề ra nhiệm vụ cho công tác nội thương là: Điều chỉnh nền thương nghiệp trước đây phục vụ đế quốc, phục vụ chiến tranh xâm lược và một số người ở thành thị, thành thương nghiệp phục vụ dân sinh và sản xuất: khôi phục và phát triển thương nghiệp trên cơ sở tăng cường mậu dịch quốc doanh chiếm ưu thế trên thị trường, đồng thời phát triển một cách vững chắc hợp tác xã mua bán ở những nơi đã cải cách ruộng đất, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong thời gian này là khôi phục kinh tế, chủ yếu là khôi phục nôngnghiệp, nhằm đạt mức sản xuất trước chiến tranh(năm 1939), giảm bớt khó khăn, ổn định và cai thiện đời sống nhân dân. Sang đến thời kì cải tạo và phát triển kinh tế văn hoá(1958-1960) nhiệm vụ cơ bản chung của thời kì này là đẩy mạnh các cuộc cách mạng XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và của cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời ra sức phát triển kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Cùng với đà phát triển mới này ngành nội thương đã tăng cường mọi mặt hoạt động để phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.Đối với sản xuất nông nghiệp ngoài việc đề xuất nhu cầu hàng hoá, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm nần lên một mức cao hơn, mậu dịch quốc doanh đã chú trọng hơn đến đời sống của công nhân làm cho họ yên tâm về đời sống, phấn khởi tăng năng suất lao động đẩy mạnh sản xuất.

Bảng sau đây: (Đơn vị: triệu đồng)
Bảng sau đây: (Đơn vị: triệu đồng)