Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam: Một góc nhìn kinh tế vĩ mô

MỤC LỤC

Phương pháp và số liệu nghiên cứu

Theo đó, ở cách tiếp cận của kinh tế vĩ mô, tầng lớp trung lưu sẽ được khảo sát thông qua khối lượng tiêu dùng tư nhân - một thành phần quan trọng trong tổng cầu của nền kinh tế (theo trường phái Keynes). Cách tiếp cận trên cả hai góc độ vi mô và vĩ mô đối với tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đòi hỏi cơ sở số liệu tổng quan của nền kinh tế gồm tổng sản phẩm quốc dân, vốn đầu tư toàn xã hội, lực lượng lao động, khối lượng tiêu dùng tư nhân… đồng thời là những số liệu chi tiết thống kê từng cá nhân trong nền kinh tế trải dài trong hơn 20 năm từ 1986 đến 2009. Các số liệu này được thu thập từ các nguồn thống kê hàng năm của các tổ chức trong và ngoài nước như Tổng cục Thống kê, Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á và tổ chức Lao động thế giới.

Cấu trúc nghiên cứu

Tầng lớp trung lưu được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: xã hội học, kinh tế học, triết học…Với bài nghiên cứu này, tầng lớp trung lưu sẽ được tìm hiểu thuần dưới góc độ của kinh tế học. Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng, với hàm Cobb Douglas, hàm Lorenz toàn phương và phần mềm EVIEW để ước lượng quy mô dân số của tầng lớp trung lưu. Sau đó, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp đa biến với sự trợ giúp của phần mềm STATA, để đi sâu phân tích hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH NGHĨA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM

Tác động của chi tiêu tiêu dùng tư nhân đối với nền kinh tế

Kinh tế vĩ mô thì nhìn nhận chi tiêu tiêu dùng tư nhân (được ký hiệu là C – Consumption expenditure), là một thành phần chủ yếu của tổng cầu nội địa, bên cạnh những nhân tố như vốn đầu tư, chi tiêu của Chính phủ và chênh lệch xuất nhập khẩu. Tóm lại, từ những kết quả trên, ta có thể kết luận yếu tố chi tiêu tiêu dùng tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam khi mà nó chiếm tỷ trọng cao nhất cũng như là yếu tố đóng góp lớn nhất cho quá trình tăng trưởng GDP. Hơn thế nữa, như phần trước đã đề cập, bằng những bằng chứng thực tế khách quan, chúng ta đã chứng minh được rằng: có một sự nổi lên của một nhóm người -mà ta có thể gọi là tầng lớp trung lưu- có khuynh hướng tiêu dùng cao và tác động mạnh đến thị trường.

Hình 2.3. Đóng góp của tiêu dùng tư nhân với tăng trưởng GDP
Hình 2.3. Đóng góp của tiêu dùng tư nhân với tăng trưởng GDP

Định nghĩa, phân chia tầng lớp trung lưu

Như vậy, định nghĩa cổ điển về tầng lớp trung lưu là một định nghĩa rất phức tạp, bao hàm nhiều tiêu chí nhận biết khác nhau, trong đó có cả những tiêu chí khá trừu tượng và khó nhận biết như phong cách sống, trình độ văn hóa, khả năng nhận thức về chính trị. Một điểm còn quan trọng hơn nữa, đó là khả năng áp dụng những quan điểm theo phương pháp luận của phương Tây này vào trường hợp các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng – nơi mà những đặc điểm về cơ cấu xã hội, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, thể chế, tư tưởng và nền tảng giá trị rất khác biệt với phương Tây. Thậm chí, nhà nghiên cứu Hattori còn nhấn mạnh rằng: “tầng lớp trung lưu ở khu vực Đông nam á không thể, vào thời điểm hiện tại, được định nghĩa theo quan điểm về tầng lớp xã hội như ở phương Tây, nơi mà tầng lớp trung lưu được phân biệt với các tầng lớp khác dựa theo giá trị văn hóa và trình độ nhận thức”.

Với cách định nghĩa hiện đại, thông thường người ta chỉ sử dụng một trong hai tiêu chí liên quan đến mức sống là chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người - thể hiện cho khả năng đạt được sự thoả mãn nhu cầu của cá nhân bằng cách tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ hoặc thu nhập bình quân đầu người – thể hiện cho mức thu nhập mà mỗi cá nhân có được trong một khoảng thời gian xác định. Trên cơ sở phân tích tâm lý và quan sát ngẫu nhiên, J.M.Keyenes cho rằng tiêu dùng phản ánh mức thu nhập khả dụng tức là thu nhập sau khi nộp thuế mà người dân có quyền quyết định với một hàm tiêu dùng: C = C0 + MPC*Y với C0 là một hằng số và còn được gọi là tiêu dùng tự định, MPC là khuynh hướng tiêu dùng biên (0<MPC<1) và Y là thu nhập khả dụng (thu nhập sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế). Ngân hàng Thế giới (2007) cũng sử dụng định nghĩa theo mức tuyệt đối, xác định rằng tầng lớp trung lưu là những người mà thu nhập rơi vào khoảng giữa mức thu nhập bình quân đầu người/năm của Brazil và Italy khoảng 4000$- 17000$ theo mức ngang giá sức mua năm 2005.

Cũng như đã nói ở phần trên, chúng tôi quan tâm và muốn đi tìm lời giải đáp trong việc xác định qui mô, hành vi tiêu dùng cùng với vai trò của tầng lớp trung lưu đối với nền kinh tế, với sự phân tích theo diễn biến thời gian từ những năm 1986, tức là năm Việt Nam bắt đầu công cuộc mở cửa đến nay. Do trình độ văn hóa là biến khó xác định nên chúng tôi thay thế bằng trình độ giáo dục (trình độ giáo dục thể hiện qua bằng cấp cao nhất mà cá nhân đó có được; còn trình độ học vấn thì nhấn mạnh đến tri thức, khả năng chuyên môn được cá nhân tích lũy (có thể là tự học) trong cả cuộc đời. Thực chất, dùng “trình độ học vấn” thì hợp lý hơn nhưng tiêu chí về trình độ học vấn là khó đánh giá và không được các cuộc điều tra gần đây khảo sát, nên không có số liệu). Cách thức phân tích là thống kê đa biến, lọc ra những quan sát đáp ứng đủ ba tiêu chí: mức sống (chi tiêu trung bình đạt ngưỡng trung lưu từ 3-10$/ngày), trình độ giáo dục (bằng cấp cao nhất đã đạt được) và độ tuổi 18 trở lên (đảm bảo có khả năng đạt được trình độ học vấn THPT trở lên).

Qua hai cách định nghĩa nêu trên nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn cách định nghĩa hiện đại về tầng lớp trung lưu để làm cơ sở cho những phân tích về vai trò của tầng lớp trung lưu với tăng trưởng kinh tế dưới góc độ đóng góp trực tiếp vào hàm tổng cầu của nền kinh tế thông qua thành phần tiêu dùng C 20.

Bảng  2.2:  Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 1
Bảng 2.2: Phân chia tầng lớp trung lưu theo phương án 1

HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU

Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu

    Người dân ở thành thị cũng thường có mức chi cho lương thực thấp hơn người dân ở nông thôn.Ví dụ như năm 2002, cùng là người dân thuộc nhóm trung lưu dưới, nhưng người ở thành thị chỉ chi có 38.33% cho ăn uống, trong khi người ở nông thôn chi mất 42.21%. Khi so sánh với tỷ trọng chi của một số nước trong khu vực khác (Indonesia) hoặc các nước đang phát triển tương đương (Pakistan), trung lưu Việt Nam có tỷ trọng chi tương đối nhỏ hơn. Với một ngưỡng trung lưu cũng dựa trên chi tiêu tiêu dùng từ 2-10$, nghiên cứu của Banerjee & Dufflo (2007) chỉ ra rằng trung lưu Indonesia và Pakistan phải chi từ 50.7 đến 66.6% cho tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong cùng giai đoạn.

    Nguyên nhân có thể là do dân cư khu vực thành thị có thuận lợi hơn và nhiều cơ hội hơn so với dân cư nông thôn trong việc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục ví dụ như học thêm ngoại ngữ, tin học, học nghề và học tại chức. Thật vậy, xét tỷ lệ chi cho giáo dục trên tổng chi tiêu bình quân đầu người của cả nước ở cả 2 nhóm trung lưu dưới và trung lưu trên, qua tất cả các năm, ta đều thấy cao hơn tỷ lệ chi của người giàu. Bên cạnh tăng ngân sách Nhà nước cho giáo dục, Nhà nước thực hiện chế độ miễn giảm học phí (đã có 53% số HS, SV được miễn giảm học phí), chế độ cấp học bổng chính sách; chế độ chính sách tín dụng SV (đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập với số tiền 18.000 tỷ đồng)36.

    Đõy hẳn là một tín hiệu tốt cho chúng ta vì với một nền kinh tế tri thức như hiện tại, đầu tư vào giáo dục, vốn nhân lực hẳn sẽ mang lại những hiệu quả và tác động lan toả rất lớn. Tình trạng “bệnh thành tích”, “gian lận trong thi cử”, “chảy máu chất xám”, “thừa thầy thiếu thợ”, sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội … vẫn còn là bài toán khó giải đối với nền giáo dục nước nhà. Hơn nữa theo như thống kê trong mục y tế, chăm sóc sức khỏe của VLSS cũng đã chỉ ra rằng người dân nông thôn có tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh nghề nghiệp - do điều kiện lao động kém và do ô nhiễm môi trường- cao hơn người dân ở thành thị.

    Tỷ trọng chi các mục này của người dân thành phố của cả nước cao gấp đôi so với người ở nông thôn phản ánh rằng người thành phố dễ tiếp cận với điện, nước sạch, dịch vụ vệ sinh hơn đồng thời giá cả điện, nước và tiền thuê nhà ở thành thị cũng cao hơn.

    Bảng  4.2:  Tỷ trọng chi giáo dục trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân, phân theo mức  sống và khu vực
    Bảng 4.2: Tỷ trọng chi giáo dục trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân, phân theo mức sống và khu vực