MỤC LỤC
Lũ lớn nhất hàng năm tập trung xuất hiện vào 2 tháng X, XI với số trận lũ xuất hiện trong 2 tháng này chiếm (81-88)% tổng số các trận lũ lớn nhất năm trên dòng chính và phần lớn các sông nhánh, riêng ở thượng nguồn sông Ia Yun chỉ chiếm 60%; chỉ có 1 trận lũ xuất hiện sớm vào tháng IX và muộn tháng XII, nhưng cũng có năm xuất hiện sớm vào tháng VI (năm 1982) tại các trạm Cheo Reo sông Ba, Krông Hnăng sông Krông H’năng và Pơ Mơ Rê sông Đăk Sơ Con nhưng là lũ nhỏ. Lũ lụt đang có xu thế gia tăng ở khu vực hạ lưu và cho đến này vẫn chưa có khả năng giảm thiểu được đáng kể các thiệt hại còn do trên dòng chính sông Ba, ở trung và thượng lưu lưu vực, mặc dù đã xây dựng được một số hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn, nhưng cho đến nay chưa có hồ nào có khả năng phòng chống lũ đáng kể cho khu vực hạ du do tất cả các hồ chứa này khi xây dựng chỉ ưu tiên cấp nước cho tưới hoặc thủy điện, không hồ nào có dung tích dành riêng cho tích nước phòng chống lũ cho hạ du.
Còn khu vực hạ lưu thuộc đồng bằng Duyên Hải ven biển miền Trung có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội nhất là dịch vụ du lịch, thuỷ hải sản nên mức thu nhập bình quân đầu người có phần cao hơn vùng thượng trung lưu một chút và mức thu nhập đạt khoảng 350 USD/người-năm. Mô hình diễn toán dòng chảy có thể được thiết lập trên cơ sở các mô hình toán khác nhau: mô hình động lực dựa trên hệ phương trình Saint-Venant 1 chiều, mô hình sóng động học, sóng khuếch tán, mô hình Muskingum ..Đối với mô hình động lực p là các tham số đại diện cho từng mặt cắt của hệ thống sông bao gồm các thông số về hình học, hệ số nhám; đối với mô hình Muskingum, p là véc tơ các tham số K, x cho từng đoạn sông.
Tuy trận lũ này không lớn như trận lũ 1993 nhưng đã gây ngập nặng cho thành phố Tuy Hòa. Mưa to xảy ra trên diện rộng gây lũ lớn trên nhánh Ia Ba và nhánh Ayunpa, mực nước trên tại Pơmơrê vượt báo động 3 là 99cm. Mực nước tại trạm Ayunpa vượt báo động 3 là 142cm, tuy nhiên tại An Khê lũ nhỏ hơn báo động 1.
Mưa rất to ở hạ lưu, mưa phần thượng, sông Hinh và hạ lưu của khu giữa kết hợp với mưa trên diện rộng gây lũ lớn ở hạ du, mực nước ở trạm Ayunpa vượt báo động 3 là 74 cm, tại Pơ Mơ Rê chỉ vượt báo động 1 là 20cm.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC SÔNG BA HẠ BỘ CÔNG THƯƠNG. Ban hành Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện sông Ba Hạ BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG.
Trên cơ sở đảm bảo an toàn công trình và an toàn chống lũ cho hạ du, điều hành để cao trình mực nước các hồ An Khê-Ka Nak, Ayun hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng và Sông Ba Hạ nằm trong phạm vi cho phép theo quy định của quy trình này. Trong thời gian làm nhiệm vụ điều tiết lũ, việc vận hành các công trình.
Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo có khả năng. mực nước hồ tới mức quy định như trong bảng 7.1, đảm bảo sẵn sàng đón lũ. • Khi có cảnh báo trong 48 đến 72 giờ tới, mực nước tại trạm thủy văn Yaun Pa sẽ vượt quá mức báo động II, hồ Ayun Hạ phải xả lũ để hạ mực nước hồ tới mức quy định như trong bảng 7.1, đảm bảo sẵn sàng đón lũ. b) Cắt giảm lũ cho hạ du. • Đối với cụm 2 hồ này thì khi lũ bắt đầu về nhánh An Khê – Ka Nak và dự báo mực nước tại An Khê sẽ lên mức báo động 2 thì tiến hành tích nước cắt lũ ngay khi lũ lên bằng 25% lưu lượng đỉnh lũ dự báo đến tuyến công trình. • Khi mực nước trong hồ Ka Nak bằng MNDBT thì tiếp tục xả lũ bằng lưu lượng đến và mở hết các cửa xả để giữ mực nước hồ ở MNDBT. • Khi lũ về nhánh Yaun Hạ và dự báo mực nước tại Yaun Pa sẽ lên mức báo động 2 thì tiến hành tích nước cắt lũ ngay khi lũ lên bằng 25% lưu lượng đỉnh lũ dự báo đến tuyến công trình. • Khi mực nước trong hồ Yaun Hạ bằng MNDBT thì tiếp tục xả lũ bằng lưu lượng đến và mở hết các cửa xả để giữ mực nước hồ ở MNDBT. • Khi đã mở hết cửa xả mà lũ vẫn lên thì vận hành an toàn hồcho cụm hai hồ, sử dụng dung tích ở phần trên và báo cáo cơ quan có trách nhiệm được nêu ở chương 3. Quy trình vận hành với nhóm 3 hồ Krong H’Năng, Sông Hinh và Sông Ba Hạ a) Xả nước đón lũ:. • Khi có cảnh báo trong 48 đến 72 giờ tới, mực nước tại các hồ đang ở mực nước DBT, mực nước tại trạm thủy văn Phú Lâm quá mức báo động II, thì lần lượt các hồ Ka Nak , Sông Ba Hạ, Sông Hinh phải xả lũ để hạ mực nước hồ tới mức quy định như trong bảng 7.1, đảm bảo sẵn sàng đón lũ. b) Cắt giảm lũ cho hạ du. Căn cứ vào dự báo thủy văn xác định một giá trị đỉnh lũ, và nếu lưu lượng đến bằng một lưu lượng Qcắt lũ (quy định ở bảng 7.2) thì chuyển sang điều tiết cắt lũ. • Khi đã mở hết cửa xả mà lũ vẫn lên thì vận hành an toàn hồ, sử dụng dung tích ở phần trên và báo cáo cơ quan có trách nhiệm được nêu ở chương 3.
Tổ chức thường trực, theo dừi diễn biến tỡnh hỡnh mưa lũ, tớnh toỏn cỏc phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ chứa thủy điện An Khê – Ka Nak, Yaun hạ, Krong H’năng, Sông Hinh, Sông Ba Hạ đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du và nâng cao hiệu quả phát điện. Kiểm tra, giám sát việc vận hành các hồ thủy điện cắt lũ cho hạ du theo lệnh, đồng thời chỉ đạo công tác phòng, chống lũ lụt và xử lý các tình huống có ảnh hưởng.
Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.
Lệnh vận hành hồ Ka Nak, Yaun Hạ, Krong H’Năng, Sông Hinh và Sông Ba Hạ điều tiết lũ nếu trái với các quy định trong quy trình này, dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình đê điều, thuỷ lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc thực hiện sai lệnh vận hành dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình đê điều, thuỷ lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì Giám đốc Công ty KTCTTL Gia Lai, Giám đốc Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong quá trình vận hành công trình nếu phát hiện có nguy cơ xẩy ra sự cố công trình đầu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Giám đốc Công ty KTCTTL Gia Lai, Giám đốc Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão LV sông Ba, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh để xử lý.
Nếu phát hiện sự cố đê điều ở hạ du thì Cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão LV sông Ba, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh để chỉ đạo điều chỉnh chế độ vận hành. Giám đốc Công ty KTCTTL Gia Lai, Giám đốc Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình, và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định, đồng thời báo cáo kết quả về Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão LV sông Ba, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh để theo dừi chỉ đạo.
Thời gian ban hành lệnh thao tác các cửa xả phải đảm bảo để Công ty KTCTTL Gia Lai, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh và Công ty cổ phần thuỷ điện Sông Ba Hạ nhận được ít nhất trước 2 giờ tính đến thời điểm thực hiện.