MỤC LỤC
Theo đề án, từ thời điểm thực hiện cho đến năm 2010, tỉnh sẽ dành khoảng 87 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, mua sắm, hiện đại hóa máy móc thiết bị; hỗ trợ học phí cho 14.000 lao động nông thôn (chủ yếu là thanh niên); phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm… Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 45% vào năm 2010. Để nâng cao hơn nữa số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo nghề cũng như được nhận vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ như: các hộ gia đình dành đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ nếu tham gia các khóa đào tạo nghề dài hạn sẽ được hỗ trợ 10 tháng/khóa học; tham gia học bổ túc văn hóa và nghề sẽ được hỗ trợ 15 tháng/khóa học (mức hỗ trợ 200.000 đồng/học viên/tháng).
Đó là do có những hộ bị mất hết đất sản xuất chuyển sang nghề mới, cũng do khu trung tâm giao lưu kinh tế là Ngã tư Gia Lễ ngày càng phát triển kết hợp với việc KCN xây ngay cạnh đó dẫn đến nhiều hộ chuyển sang những ngành nghề phi nông nghiệp như buôn bán. Các quán Internet này hầu hết được đặt ở khu vực ngã tư Gia Lễ - đây là nơi kinh tế phát triển, buôn bán hàng hóa và giao thông rất thuận tiện, là trung tâm của các xã lân cận.
Nguồn: Chọn mẫu điều tra của tác giả Chọn 3 nhóm hộ trên để xem xét bối cảnh dễ gây tổn thương đối với hộ, tình trạng và sự dịch chuyển các nguồn lực sinh kế của hộ, sự thay đổi chiến lược và mô hình sinh kế của hộ, kết quả sinh kế của từng nhóm hộ, những khó khăn về sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn chủ hộ trực tiếp dựa trên phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn, các câu hỏi xung quanh chủ đề kinh tế hộ, sinh kế và thay đổi sinh kế của người dân và của vùng. Được sử dụng để mô tả lại thực trạng sinh kế và thay đổi sinh kế của người dân trong xã, cũng như các hoạt động trong đời sống kinh tế của người dân trong xã thông qua thu thập tài liệu, thông qua điều tra chọn mẫu.
Nhằm thấy rừ được điểm mạnh (Strenghs), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) đối với địa bàn nghiên cứu, đối với từng nhóm hộ nhằm đề ra những giải pháp tác động tích cực.
Trước khi tiến hành thu hồi đất các cấp có thẩm quyền đã họp bàn với dân, đưa ra những chủ trương kế hoạch của nhà nước, của tỉnh, của huyện, kế hoạch bố trí việc làm mới, kế hoạch tái định canh, kế hoạch hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, kế hoạch đền bù đúng với quy định của nhà nước…cho người dân biết. Chính việc làm này đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi đất và giải quyết đền bù cho người dân và người dân cũng không gây khó khăn gì cho công tác thu hồi đất, không có hiện tượng tranh chấp hay khiếu nại về việc đền bù chưa thoả đáng. + Thứ nhất, người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi nhà nước thu hồi đất được đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng để thay thế hoặc đền bù bằng tiền theo giá đất của mục đích sử dụng.
+ Thứ hai, trường hợp Nhà nước không thể đền bù bằng cách giao đất thay thế hoặc người bị thu hồi đất không yêu cầu đền bù bằng đất thì đền bù bằng tiền theo giá đất cùng hạng hoặc cùng loại đất bị thu hồi.
Như vậy qua nghiên cứu tình hình lao động và việc làm của các hộ điều tra ta thấy cả 3 nhóm hộ đều phải thuê thêm lao động, có hộ phải thuê lao động vào lúc thời vụ, có hộ phải thuê lao động cho ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của gia đình. Sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ (đặc biệt là trong sản xuất trồng trọt) vì thế nhu cầu lao động trong nông nghiệp rất khác nhau trong từng giai đoạn sản xuất, có giai đoạn cần nhiều lao động nhưng cũng có những thời điểm nông nhàn. Biểu đồ 4.11: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của hộ điều tra theo độ tuổi Phân tích sự lựa chọn của các hộ trong việc sử dụng tiền đền bù cho thấy đây chính là hình thức chuyển đổi vốn tài chính thành các dạng vốn khác: thành nhà cửa, thành đồ dùng… Đối với các hộ nuôi con ăn học đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh khó khăn thì số tiền đền bù được coi là nguồn tài chính lớn chi trả cho chi phí giáo dục.
Nhưng nhìn chung phương thức sử dụng tiền đền bù sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN của hộ chưa thể hiện xu hướng tích cực, đa số chưa đảm bảo cho một sinh kế bền vững khi không còn đất hoặc còn ít đất để sản xuất nông nghiệp. Điều này cho thấy nhìn chung đời sống của các hộ dân ở đây ở mức khá, tuy vậy cũng còn rất nhiều hộ còn khá nghèo, tài sản trong gia đình không có nhiều (đây thường là những gia đình tuổi cao lại neo người hoặc những gia đình mới tách hộ được vài năm chưa có điều kiện mua sắm đồ dùng). CSHT tốt sẽ phục vụ tốt cho kinh tế xã hội của địa phương cũng như đời sống của nhân dân Nghiên cứu cảm nhận về sự thay đổi CSHT của người dân ta thấy sau khi có KCN hệ thống đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, công trình phúc lợi có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên.
• Ngành nghề trong các hộ sau khi bị thu hồi đất phát triển hoàn toàn mang tính tự phát tuy đã tạo việc làm và thu nhập nhưng có những ngành nghề tạo sinh kế không bền vững. Sau khi bị thu hồi đất các lao động chuyển đổi nghề nghiệp nhiều dẫn đến có nhiều mô hình sinh kế khác nhau, đặc biệt là ở nhóm hộ I (nhóm hộ bị mất trên 70%. đất nông nghiệp). Cũng có hộ không lựa chọn cách tìm kiếm sinh kế mới mà lựa chọn cách đầu tư theo chiều sâu vào sinh kế cũ của gia đình mình như mở rộng việc kinh doanh buôn bán, đầu tư phát triển ngành nghề….
Đáng lý ra khi bị thu hồi đất để xây dựng KCN thì các hộ còn ít đất nên tận dụng nguồn đất đai để canh tác thêm cây vụ đông nhưng do họ đã tìm được công việc bên ngoài có thu nhập cao hơn nên họ không đầu tư nhiều vào sản xuất nông nghiệp nữa.
+ Hộ nông dân cần phải tự trau dồi thêm thông tin, kiến thức, tích cực chuyển đổi nghề nghiệp thông qua các tổ chức kinh tế - xã hội mà mình tham gia cũng như các thông tin trên đài, báo… Việc trau dồi kiến thức sẽ giúp hộ biết cách sử dụng nguồn lực sinh kế hợp lý để tạo sinh kế bền vững cho gia đình mình. + Tăng cường khuyến nông viên cấp cơ sở, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, tổ chức tuyên truyền tham quan mô hình kinh tế giỏi (VD: mô hình chăn nuôi…), tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân vùng đã bị thu hồi đất trước đó để biết họ đã thành công với những mô hình sinh kế như thế nào, những mô hình nào còn gặp khó khăn và lý do của nó. - Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia các buổi họp, buổi trao đổi ý kiến trong thôn, xóm… Khuyến khích hộ dân tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội để nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng và kiến thức trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Ở nhóm hộ này do không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất, nguồn sinh kế lớn trước đây là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp gần như mất hẳn, vì thế với số tiền đền bù lớn hộ cần phải tính toán làm sao để sử dụng có hiệu quả nhất, lâu dài nhất.