Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quảng Ninh, sử dụng mô hình logistic

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

Đối chiếu kiểm soát dữ liệu hàng ngày

Hàng ngày, phòng Quản lý nợ kiểm tra đối chiếu và xác nhận các báo cáo tác nghiệp in từ hệ thống (nếu có phát sinh). Nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện quy định, phải kéo dài thời hạn thử thách/hoặc các khoản nợ phải điều chỉnh nhóm nợ do các nguyên nhân từ phía khách hàng mà các nguyên nhân đó đã được khắc phục thì Phòng Khách hàng lập “thông báo tác nghiệp phân loại nợ” gửi Quản lý nợ để cập nhật hệ thống.

Cập nhật dữ liệu về phân loại nợ

Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nước ta trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng của chi nhánh với những biểu hiện như dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng đều có sự giảm sút. Do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu, thị trường bị thu hẹp, lãi suất tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp đang triển khai các dự án trung dài hạn. Những diễn biến này gây ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của các khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh, một số khách hàng lớn có mức doanh thu sụt giảm đến 50% dẫn đến việc trả nợ vay ngân hàng gặp khó khăn.

- Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN trong thời gian đầu cũng khiến một vài khách hàng lớn bị động trong việc huy động nguồn vốn khi đang triển khai các dự án đầu tư trung dài hạn để mở rộng sản xuất, dẫn đến mất cân đối tài chính, phải dùng nguồn vốn ngắn hạn bù đắp cho các nhu cầu vốn dài hạn, ảnh hưởng đến khả năng thanh. - Chưa thận trọng khi cấp tín dụng cho khách hàng trong các trường hợp tình hình tài chính của khách hàng đang bị mất cân đối, luồng tiền suy giảm, ngân hàng cho vay ngắn hạn để tài trợ bù đắp cho các nhu cầu vốn trung dài hạn. - Chưa khai thác đầy đủ các nguồn thông tin, nhất là các thông tin từ bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng (tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, đầu ra của sản phẩm, khả năng cân đối vốn..) chưa thật sát với thực tế.

- Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế: Chưa thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra sau cho vay, vì vậy không nắm bắt kịp thời tình hình khách hàng, không phát hiện sớm được những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng (như bổ sung tài sản bảo đảm, giảm dần dư nợ..). - Việc định giá tài sản còn thiếu căn cứ và chưa hợp lý, nhất là đối với tài sản bảo đảm là MMTB, khoản phải thu, hàng tồn kho: Chi nhánh chủ yếu căn cứ vào giá trị sổ sách trên cân đối kế toán của doanh nghiệp, ít trường hợp thuê thẩm định giá; việc kiểm tra, giám sát và đánh giá lại giá trị tài sản chưa được thực hiện thường xuyên, việc đánh giá lại giá trị tài sản nhiều khi không được lập thành biên bản và ký phụ lục hợp đồng thế chấp nên việc ghi nhận giá trị tài sản bảo đảm trên ngoại bảng kế toán không được cập nhật kịp thời.

ÁP DỤNH MÔ HÌNH LOGIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN ÁP DỤNH MÔ HÌNH LOGIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN

Được thành lập từ biến định tính kết quả “xếp hạng tín dụng”

Dùng thủ tục compute của phần mềm SPSS để tạo biến “N1” từ biến “XHTD” ta được. - Ý nghĩa biến phụ thuộc N1: gồm những quan sát mà kết quả XHTD của các doanh nghiệp xếp loại tốt rủi ro thấp, khả năng tự chủ tài chính cao, hoạt động có hiệu quả gân hàng ưu tiên cấp tín dụng.

Được thành lập từ biến định tính kết quả “xếp hạng tín dụng”

Dùng thủ tục compute của phần mềm SPSS để tạo biến “N1” từ biến “XHTD” ta được. - Ý nghĩa biến phụ thuộc N1: gồm những quan sát mà kết quả XHTD của các doanh nghiệp xếp loại tốt rủi ro thấp, khả năng tự chủ tài chính cao, hoạt động có hiệu quả gân hàng ưu tiên cấp tín dụng. quả xếp hạng gồm: CCC, CC, C, D), mất khả năng tự chủ tài chính, nguy cơ vỡ nợ cao, nhóm khách hàng không được cấp tín dụng. Trong mẫu nghiên cứu có 376 quan sát gồm thông tin nêu trên của 169 doanh nghiệp là khách hàng pháp nhân của VCB Quảng Ninh trong ba năm từ 2007 đến 2009 và đã được chấm điểm XHTD tại chi nhánh và các kết quả XHTD được mã hoá từ 1 đến 10 và được chia theo các 3 nhóm kết quả xếp được mô tả bởi các biến N1,N2,N3 trong đó số lượng của từng nhóm theo các khoản vay, số lượng doanh nghiệp và các ngành kinh tế được thống kê như sau. Cũng dựa vào tỷ số loglikehood và kiểm đinh khi bình phương cho thấy đây là mô hình khá tốt, và ta lấy với độ tin cậy 90% và căn cứ vào bảng kết quả cho thấy hai biến biểu thị hệ số khả năng trả lãi (HSKN_Tlai) và biến biểu thị vị thế cạnh tranh (VTHE_Ctranh) có sig lớn hơn 0,1, nên xét về ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh tế hai biến nói trên có thể được loại bỏ khỏi mô hình đang xét.

Nhưng theo kết quả sau khi chạy mô hình thì chỉ số luân chuyển hàng tồn kho (LCHT_Kho) có quan hệ ngược chiều với xác suất để thứ hạng tín dụng của doanh nghiệp rơi vào nhóm 1, nếu doanh nghiệp nào có chỉ số này càng cao thì khả năng được xếp hạng rơi vào nhóm 1 càng thấp và tức làm giảm thứ hạng tín dụng của mình điều này mâu thuẫn với cách tính của chỉ số luân chuyển hàng tồn kho vừa lý giải ở trên. Sự ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp tới thứ hạng tín dụng trong mô hình này được thể hiện thông qua sự tác động của biến QMO_DNNho đây là biến nhị nguyên ta thấy hệ số của biến này là ²4 = -0.1089 <0 ứng với giá trị < 1 do vậy, nếu các yếu tố khác không đổi thì các khách hàng pháp nhân của VCB Quảng Ninh có quy mô vừa và nhỏ sẽ có xác suất xếp hạng rơi vào nhóm N1 thấp hơn so với những doanh nghiệp có quy mô lớn. Những khách hàng pháp nhân của VCB Quảng Ninh có quy mô lớn hầu hết là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mỏ và ngành thương mại dịch vụ, các ngành này ở Quảng Ninh khá phát triển, nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh lớn, và đây là các khách hàng lâu năm rất có uy tín với ngân hàng chiếm ưu thế hơn so với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này khả năng tự chủ tài chính thấp hơn.

Đối với Quảng Ninh các ngành công nghiệp mỏ, ngànhh thương mại dịch vụ, phát triển rất mạnh nhu cầu về vốn đầu tư để sản xuất kinh doanh của hai ngành này khá lớn và tốc độ thu hồi vốn của hai ngành này rất nhanh và rủi ro thấp hơn so với các ngành khác, còn đối với ngành nông lâm thuỷ sản, chịu nhiều rủi ro do thiên tai đem lai, tốc độ thu hồi vốn chậm hơn theo vụ mùa, vv, do vậy đối với ngành nông lâm thuỷ sản có tốc độ thu hồi vốn châm hơn hai ngành kia do vây những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành ngành nông lâm thuỷ sản thì năng lực tự chủ tài chính thường thấp hơn đối với các ngành còn lại. Theo kết quả thu được trong mô hình chỉ có biến biểu thị ngànhh thương mại dịch vụ (NGANH_TMDV) có mặt trong mô hình, đây là biến nhị nguyên với hệ số β4 = 0.065 > 0 ứng với >1 nghĩa là nếu các yếu tố khác không thay đổi các doanh nghiệp là khách hàng của VCB Quảng Ninh có ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ sẽ có xác suất xếp hạng rơi vào nhóm N2 cao hơn so với những doanh nghiệp có các ngành nghề kinh doanh còn lại. Doanh nghiệp nào có các chỉ số này càng cao thì thứ hạng tín dụng tốt, đồng thời cũng cần chú ý đến các chỉ số ảnh hưởng ngược chiều thứ hạng tin dụng của doanh nghiêp và cán bộ tín dung có thể dựa vào kết quả này phỏng đoán thứ hạng tín dụng của doanh nghiêp một cách nhanh nhằm rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ tín dụng từ dó nâng cao năng lực cạnh tranh dich vụ tín dụng so với ngân hàng khác.

- Nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dung, trong quá trình thẩm định, nếu biết được chiều hướng tác động của các yếu tố tới thứ hạng tín dung cho trong bảng ..,.Cán bộ thẩm định thay vì quan tâm đến quá nhiều yếu tố như đã được trình bày trong quá trình chấm điểm XHTD ở phần chương 2, mà quan tâm đặc biệt tới 14 yếu tố trong bảng .., Phải xác định tính minh bạch, độ chính xác 14 thông tin đó của doanh nghiệp.để loại trừ khách hàng đưa các chỉ số ảo, thiếu chính xác gây sai lệch thứ hạng, đưa đến rủi ro cao trong quá trình xếp hạng.

Bảng 3.2a Danh sách các biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 3.2a Danh sách các biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu