MỤC LỤC
Tuy nhiên, nếu dỡ bỏ cả một hệ thống trợ cấp quy mô lớn khỏi ngành gạo, Mỹ không thể cạnh tranh được với Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển khác trong ngành này bởi doanh thu nếu chỉ tính trên giá thị trường sẽ không đủ để bù đắp chi phí sản xuất gạo của Mỹ. Một số ví dụ tiêu biểu như Jackie Loewer, chủ tịch hội những nhà sản xuất gạo của Mỹ dự tính rằng trung bình trợ cấp của chính phủ đóng góp 20% – 30% doanh thu của ông ta, thậm chí lên đến trên 50% khi điều kiện thị trường khó khăn; hay trong giai đoạn 1995 – 2005, dù tiền trợ cấp trung bình cho nông dân sản xuất gạo là $166,000 nhưng riêng những nhà sản xuất giàu có nhất (chiếm 1% tổng số nụng dõn Mỹ) đó nhận hơn ẳ tổng số tiền trợ cấp, trong khi những nông dân nghèo (chiếm đến 80% tổng số nông dân Mỹ) chỉ được nhận 15% tổng số tiền trợ cấp. Chẳng những những người nộp thuế đang phải tiêu tốn bỏ ra những đồng mồ hôi nước mắt của mình, mà điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ đang góp phần làm cho những điền chủ giàu có ngày càng giàu hơn trong khi những người nông dân nghèo buộc phải bán và mất đi ruộng đất của mình.
Tùy theo giá gạo thị trường mà chính phủ liên bang có thể chi từ $473 triệu đến $1.774 triệu mỗi năm đối với các khoản trợ cấp như trợ cấp trực tiếp, trợ cấp không theo chu kỳ , trợ cấp các khoản vay nợ…đối với ngành gạo trong các năm tài chính từ 1998-2005, mức trung bình hơn 1tỷ đôla một chút mỗi năm. Nếu không có cái cách, các khoản trợ cấp này được dự tính tăng đến 700 triệu đôla trong năm tài chính 2015- tổng số kinh phí lên tới 7 tỉ đôla trong 1 thập kỷ tới (xem trên biểu đồ 1).Đó sẽ là 7 tỉ đôla mà sẽ không được dùng cho sự giảm bớt thâm hụt, sự giảm nhẹ gánh nặng thuế hay bảo vệ quốc phòng của quốc gia. Theo sự lên xuống của giá gạo trên thị trường, chính phủ Mỹ sử dụng khoảng 473 triệu USD đến 774 triệu USD một năm cho việc trợ cấp trực tiếp, trợ cấp trái chu kì và các khoản cho vay khác đối với ngành sản xuất gạo giữa những năm tài chính 1998 và 2005, trung bình sấp xỉ 1 tỷ USD một năm.
Không chỉ dừng lại ở ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng của các hộ dân, khi gạo là nguyên liệu đầu vào của các quá trình sản xuất khác, các mặt hàng được chế biến từ gạo cũng sẽ tăng giá và người tiêu dùng Mỹ phải chịu một mức giá cao hơn giá thế giới rất nhiều.
Nhiều nước nghèo đã phải hạ thấp hàng rào thuế quan bảo vệ người nông dân trồng lúa của nước họ, xuất phát từ sức ép của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Việc giảm thuế dẫn đến việc luồng gạo nhập khẩu đổ vào nước này tăng gần gấp 3 lần, mà 95% trong số này là gạo có nguồn gốc từ Mỹ, khiến thị phần của 50.000 nông dân trồng lúa ở Haiti giảm đột ngột. Hiện nay, theo ước tính của Oxfam, có tới 75% lượng gạo mà người dân Haiti tiêu thụ là gạo nhập khẩu từ Mỹ. Trên thực tế, thóc gạo của Mỹ sẽ không thể cạnh tranh nổi nếu không có trợ cấp ồ ạt của nhà nước. Các nước nghèo buộc phải cạnh tranh với Mỹ, tệ hại hơn, họ còn không có cơ hội tự bảo vệ trước tình trạng bán phá giá. Nếu các nước giàu ở vào thế thượng phong tại WTO thì các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nicaragua và Ai Cập nằm trong số 13 nước đang phát triển buộc phải cắt thuế đánh vào mặt hàng gạo và sẽ trở nên dễ tổn thương trước hàng nhập khẩu rẻ tiền. Trong lúc đó, ngành sản xuất thóc gạo Mỹ lại được lợi nhờ tiếp cận nhiều hơn thị trường của các nước nghèo. Gạo là một minh chứng hùng hồn về sự phương hại khi một mặt hàng được trợ cấp nặng nề bán phá giá vào một quốc gia đang phát triển. Trợ cấp đã tạo nên một sự khác biệt. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu gạo ở Honduras năm 1991 khiến gạo nhập khẩu từ Mỹ đổ xô vào nước này và giá gạo trong nước giảm đột ngột, việc sản xuất gạo bị tổn hại nghiêm trọng. Hiện nay, Honduras phải dùng những đồng ngoại tệ hiếm hoi của mình để mua gạo, khoảng hơn 20 triệu USD mỗi năm, so với năm 1989 số tiền này là chưa đến 1 triệu USD. Việc trợ cấp gạo của Mỹ sẽ đào hố chôn cho nông dân các nước đang phát triển trong cuộc cạnh tranh với nước Mỹ giàu có mà họ nắm chắc phần thua. Mexico là một trong những nước bị thiệt hại nhiều nhất bởi chính sách trợ giá nông sản của Mỹ. Từ một nước sản xuất đủ gạo cho nhu cầu trong nước cách đây 17 năm, hiện nay 70% số gạo tiêu thụ trong nước là gạo nhập khẩu, chủ yếu là từ Mỹ, vì gạo trong nước không thể cạnh tranh với giá gạo nhập ngoại do được trợ giá. b) Đối với các nước xuất khẩu gạo. Gần đây nhất là cuộc đàm phán ở Potsdam (Đức) giữa đại diện nhóm 4 đối tác buôn bán chính trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) gồm Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Brazil và Ấn Độ (G4) nhằm khai thông vòng đàm phán Doha cũng đã đã thất bại do bất đồng về trợ cấp nông nghiệp. Trong một bản tuyên bố kèm theo ông cho rằng đã đến lúc thực hiện việc cắt giảm: “ Thành thật mà nói, chúng ta đã hết cách và hậu quả là sự thất bại sẽ xảy ra đang đến quá gần đến nỗi mà hầu hết chúng ta đều có thể cảm nhận được”.
Các nỗ lực của Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Brazil và Ấn Độ tại Geneva (Thụy Sỹ) nhằm cứu vãn vòng đàm phán Doha khỏi sụp đổ đã thất bại hôm qua, sau 2 ngày thương thảo, do các nước không thống nhất được với nhau trong vấn đề trợ cấp. Báo cáo cho biết, một phần quan trọng của vòng đàm phán Doha là nhằm kêu gọi các nước cắt giảm những hình thức trợ cấp có thể làm méo mó hoạt động thương mại lành mạnh, khuyến khích họ sử dụng hình thức hỗ trợ khác có lợi cho phát triển và bảo vệ môi trường chung. Kết quả cho thấy, chính phủ ở một số nước ngày càng mở rộng các hoạt động hỗ trợ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, giúp đỡ các ngành công nghiệp còn kém sức cạnh tranh hoặc bảo vệ môi trường, phân phối lại thu nhập và giúp đỡ người nghèo.
Không có các dữ liệu để so sánh về phạm vi của trợ cấp trong lĩnh vực dịch vụ, song báo cáo cho rằng có bằng chứng cho thấy các biện pháp hỗ trợ được tập trung chủ yếu trong các ngành như giao thông, du lịch, ngân hàng, viễn thông.
Bởi thế, Uruguay đang tìm cách để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang các quốc gia khác nữa, nhưng muốn tìm kiếm được các thì trường khác cũng không phải là việc dễ dàng gì, nhất là khi việc trợ cấp xuất khẩu gạo của Mỹ đang gây quá nhiều khó khăn cho việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo Chủ tịch Liên đoàn quốc gia các nhà sản xuất gạo Mêhicô, Pedro Diaz, các nhà sản xuất gạo của Áchentina, Côlômbia, Pêru, Côxta Rica, Panama, Ônđurát, Urugoay, Braxin, Paragoay, Guyana, Xênêgan, Trung Quốc và Ấn Độ đang cùng với chính phủ nước họ chuẩn bị các bằng chứng để tiến hành vụ kiện. Và có vẻ như cuối cùng, người khổng lồ này cũng đang có những dấu hiệu nhượng bộ nhất định về vấn đề trợ cấp nông sản, để có thể phần nào xua tan được nguy cơ bị kiện ra trước WTO, điều này được thể hiện trong Đạo luật Nông nghiệp của Hoa Kỳ năm 2007 (US Farm Bill 2007).
Đề xuất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ( USDA) được đưa ra giữa lúc ngành nông nghiệp Mỹ đang có những thay đổi mạnh và đó cũng là lúc các bạn hàng châu Âu của Mỹ đang dọa sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa, trừ phi Mỹ cắt giảm bớt các khoản trợ cấp dành cho nông nghiệp. Thứ nhất, những cải cách về nông nghiệp nói chung và trong ngành sản xuất gạo nói riêng sẽ mang lại thức ăn với giá thành rẻ hơn cho hơn 10 triệu hộ gia đình Mỹ, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp mà sư dụng phần lớn thu nhập của mình cho việc mua thức ăn. Rất nhiều nước đã lên tiếng và đã có những động thái thể hiện một số hành động trả đũa việc Mỹ trợ cấp nông sản bằng cách đánh thuế mạnh hơn vào các sản phẩm Mỹ xuất khẩu vào nước này, do đó làm thu hẹp thị trường xuất khẩu các sản phẩm của Mỹ sang các nước khác.
Đứng trên những quan điểm đó, chúng tôi thiết nghĩ việc Mỹ giảm hay tiến tới xoá bỏ đi những trợ cấp phi lý cho ngưòi nông dân ở nước này nói chung và người sản xuất gạo nói riêng sẽ mang lại cho Hoa Kỳ và người dân ở cường quốc này cái lợi nhiều hơn cái thiệt.