MỤC LỤC
Tuy khu vực nông nghiệp không có thất nghiệp nhưng vẫn có biểu hiện trì trệ tương đối so với công nghiệp tức là với một số lượng lao động bổ sung cho nông nghiệp bằng nhau nhưng mức tổng sản phẩm gia tăng có xu hướng ngày càng giảm, vì vậy các nhà tân cổ điển cho rằng, mặc dù phải quan tâm đến đầu tư cho cả hai khu vực ngay từ đầu nhưng tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng giảm đi và ưu tiên tăng dần tỷ trọng đầu tư cho khu vực công nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả các loại hình phát triển trên đòi hỏi phải có sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất vận chuyển, bán hàng đến các dịch vụ hỗ trợ tài chính tín dụng và các ngành có liên quan khác.Cần thiết phải hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mang tính liên kết sản xuất giữa công nghiệp, nông nghiệp và cả dịch vụ dưới dạng các trang trại các tổ hợp sản xuất công – nông nghiệp, nông – công nghiệp – thương mại,….
Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Sự khác biệt giữa nội ô và còn huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục. Toàn thành phố hiện nay còn khoảng 2,5 triệu cư dân sinh sống nhờ sản xuất nông nghiệp.
Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động.Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Với giá từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn hộ chung cư, một người dân có thu nhập trung bình chỉ có thể mua được sau nhiều năm tích lũy tài chính.
- Ngành nụng nghiệp : Xu hướng giảm nhanh tỷ trọng là đặc điểm rừ nột của nông nghiệp trong giai đoạn này, từ 1,6% năm 2005 giảm xuống còn 1.3% năm 2007 .Nguyên nhân chính là tỷ trọng ngành trống trọt giảm nhanh.Tuy nhiên nhìn vào bảng 2 ta thấy quy mô của ngành này lại có xu hướng tăng lên. - Ngành dịch vụ: Trong giai đoạn này ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối ổn định ,có xu hướng tăng nhưng chậm từ 57,6% năm 2006 lên 57,7% năm 2007.Cùng với xu hướng đó thì quy mô của ngành dịch vụ cũng tăng lên nhưng ở mức chậm .Lý do chính là do ngành này chủ yếu phục vụ sự phát triển của hai ngành trên ,sự gia tăng của ngành này phụ thuộc vào sự gia tăng của hai ngành trên. Dưới góc độ đóng góp vào GDP của các ngành cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội trong giai đoạn này phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế cả nước hiện nay, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.
+ Ngành công nghiệp hoá chất -phân bón :Giai đoạn này ,ngành có xu hướng tăng tỷ trọng .Các ngành tăng nhanh trong nhóm này là ngành sản xuất hoá chất ,sản xuất phân bón; mặc dù như ở trên đã thấy ngành khai khoáng có xu hướng giảm tỷ trọng (nguyên nhân chủ yếu là do các khoáng chất chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp không còn được khai thác ồ ạt như trước, đồng thời một số mỏ cạn trữ lượng hoặc phải đóng cửa vì các lý do xã hội khác). Đặc biệt,trong nhóm ngành này,ngành công nghiệp sản xuất phân bón với việc tận dụng các lợi thế cho ra đời hàng loạt các sản phẩm hoá chất mới như sản phẩm chất tẩy rửa,các loại hoá chất xử lý môi trường, các loại thuốc trừ sâu,trừ cỏ,kích thích sinh trưởng của cây trồng…càng ngày càng làm tăng tỷ trọng cũng như vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế của Hà Nội. - Công nghiệp Hà Nội đang đứng trước sức ép và sự cạnh tranh gay gắt của công nghiệp các tỉnh, các vùng trong cả nước trong tiến trình chung CNH-HĐH đất nước ,đòi hỏi phải cạnh tranh để vươn lên …Việc giải quyết vấn đề này trên cơ sở những gì đã đạtđược chính là những nhân tố cơ bản để tạo nên một cơ cấu công nghiệp hoàn thiện hơn trong tổng thể nền kinh tế cuả thành phố trong giai đoạn mới.
Vì vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính, cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi, sáng tạo không ngừng, là quá trình nhận thức liên tục và thống nhất trong suốt tiến trình đổi mới. Các mặt hang xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ,..Thị trường tiêu thụ phần lớn ở trong nước và mọt số mặt hàng tham gia xuất khẩu.Các mặt hàng cung cấp cho Hà Nội chủ yếu là xăng dầu, sắt, thép, phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên liệu giấy, than… và các hàng hoá tiêu dùng cùng một số tỉnh lân cận một phần nhỏ được nhập từ nước ngoài.
Do có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách hợp lý nên kinh tế -xã hội của tỉnh trong những năm qua,nhìn chung ổn định và phát triển .Đời sống của nhõn dõn được cải thiện rừ nột, tỷ lệ hộ nghốo giảm đ ỏng k ể, kinh tế hộ gia đỡnh, kinh tế trang trại phát triển khá.Nhiều vùng dân cư ,thị trấn, các khu công nghiệp,các vùng nguyên liệu,trung tâm của xã,hình thành ổn định và phát triển. - Nhiều ngành kinh tế trên địa bàn thành phố xác định cơ cấu ngành kinh tế chưa hợp lý .Họ thường chạy theo phong chào mà không tự tính đến khả năng của ngành mình như thế nào,không xem xét kỹ xem họ có thực sự làm được như vậy không. - Nhiều ngành trong tỉnh tìm được hướng chuyển dịch cơ cấu khá đúng đắn,song họ chưa tận dụng được nguyên liệu thừa của các ngành khác tức là khả năng liên kết của các ngành còn kém,việc xác định các ngành sản xuất phụ để tận dụng những năng lực thừa của các ngành kinh tế khác rất đáng được quan tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Do đó, kim ngạch xuất khẩu hiện nay và trong thời gian tới chắc chắn sẽ còn bị hạn chế do các yêu cầu an toàn thực phẩm của các nước, nếu ta không chủ động có biện pháp quản lý và tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng. Nếu không cố gắng đi cùng nhịp với các nước trong khu vực thì Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung có nguy cơ bị tụt hậu và chịu những thua thiệt của người đi sau. - Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý, đặc biệt là pháp luật về kinh tế - thương mại cũn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, chưa đủ rừ ràng và thụng thoỏng để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực, cạnh tranh lành mạnh.
Để xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, trong 10 năm tới, gắn với chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố phải đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tích cực chuẩn bị tiền đề của kinh tế tri thức; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu "Thủ đô Anh hùng". Xây dựng nền thể dục thể thao tiên tiến; đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng và xây dựng lực lượng TDTT thành tích cao dẫn đầu cả nước; phát triển TDTT đạt trình độ cao trong khu vực và một số môn đạt trình độ thế giới. Đảm bảo để Hà Nội là một thành phố ổn định về chính trị, an ninh trong đời sống, trật tự và an toàn xã hội.