MỤC LỤC
Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước cần phải phải tiến hành cho công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Mục tiêu phân tích phải đáp ứng nhu cầu phân tích ở thời điểm phân tích nhưng cũng phải phù hợp với loại hình doanh nghiệp và đặc thù nền kinh tế hiện tại, không xác định những mục tiêu xa rời thực tế, phải gắn chặt với những yêu cầu cấp thiết của doanh.
Nội dung của một bảng BCKQKD thường bao gồm các khoản mục như: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ , doanh thu hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, chi phí thuế thu nhập hiện hành, chi phí thuế thu nhập hoãn lại, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp van thu nhập vốn cổ phần. Đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, đến tính chất của các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất, liên quan đến quy trình công nghệ kỹ thuật mà doanh nghiệp ứng dụng trong quá trình kinh doanh, liên quan đến cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp( ngành công nghiệp nặng hay công nghiệp nhẹ, chính những cơ cấu này lại liên quan đến vòng quay vốn, lợi nhuận hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp). b) Ảnh hưởng của chính sách tới hoạt động của doanh nghiệp.
Những nội dung cần tiến hành khi sử dụng phương pháp phân tích tỷ số tài chính hoàn chỉnh là: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu phân tích; Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức tính; Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán; Đánh giá tỷ số vừa tính(cao, thấp hay phù hợp); Rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng; Nêu các khuyến nghị và cuối cùng là viết báo cáo phân tích. Khi phân tích, các nhà quản trị tài chính thường kết hợp phương pháp so sánh như so sánh theo thời gian(so sánh các tỷ số của kỳ phân tích và các kỳ trước đó), theo không gian(so sánh với tỷ số trung bình ngành, với tỷ số trung bình của các doanh nghiệp tương tự) để đánh giá tình hình thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như vị thế tài chính của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh.
Việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ hữu ích đối với các chủ nợ mà còn hữu dụng đối với các nhà quản lý của doang nghiệp, bởi lẽ nhờ quá trình phân tích này mà các nhà quản trị tài chính biết được khả năng chi trả của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với tình hình tài chính doanh nghiệp. Nếu tỷ số này quá cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì cũng không đánh giá được về tình hình thanh toán của doanh nghiệp vì nếu là doanh nghiệp kinh doanh mùa vụ, và quá trình phân tích đúng vào thời điểm doanh nghiệp đang tích trữ nguyên, nhiên vật liệu thì cũng không thể kết luận doanh nghiệp đang dự trữ quá mức.
Ngoài các chỉ số trên, đối với các công ty cổ phần còn sử dụng thêm một số chỉ số khác để đánh giá khả năng sinh lãi như thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trên thu nhập (P/E), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B). Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phân tích tài chính của doanh nghiệp bởi lẽ nếu không xây dựng được một kế hoạch phân tích khoa học và trình tự sắp xếp các công việc không hợp lý sẽ dẫn đến vướng mắc khi tiến hành phân tích và chậm tiến độ hoàn thành công việc.
Trước tháng 8/2006, công việc phân tích tài chính do cán bộ trực thuộc Ban kiểm soát đảm nhận nhưng sau đó, do cán bộ này lên chức Chủ tịch HĐQT còn cán bộ ban kiểm soát mới được giao nhiệm vụ phân tích tài chính lại là chủ tịch Hội đồng thành viên của một công ty khác nên việc phân tích tài chính của công ty nhiều khi do Chủ tịch HĐQT thực hiện nhằm đánh giá kết quả hoạt động của công ty trong năm vừa qua và tổng kết tình hình tài chính cho để các cổ đông nắm bắt được. Cán bộ phân tích không được đào tạo và rèn luyện chính quy về tài chính doanh nghiệp mà cụ thể là phõn tớch tài chớnh, khụng cú những nghị quyết rừ ràng của cấp trên hướng dẫn thực hiện, do đó kết quả phân tích sẽ không phản ánh đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp mà chỉ nói lên những mặt cơ bản về thực trạng tài chính.
Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu, tức là lợi nhuận tạo ra cho các cổ đông. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết khả năng sinh lợi từ việc sử dụng tổng tài sản của công ty, tỷ số này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả. Khả năng sinh lợi của công ty. Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I. Cả hai chỉ số ROE và chỉ số ROA của công ty đều giảm cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu hay một đồng tài sản đều giảm xuống. Nguyên nhân của sự sụt giảm hai chỉ số này là tốc độ tăng của tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Đó là tất cả nội dung của công tác phân tích tài chính tại công ty và qua đây chúng ta cũng có thể thấy rằng hoạt động phân tích tài chính của công ty chưa thực sự đầy đủ và chưa nhận được sự quan tâm thích đáng do đó công tác phân tích chưa đạt được hiệu quả cao. Đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty. Trước năm 2006, công ty không chú ý đến công tác phân tích tài chính nhưng từ năm 2006, công ty phát hành cổ phiếu giao dịch trong nội bộ công ty và công việc phân tích tài chính đã được công ty quan tâm, giao cho cán bộ phân tích tài chính thực hiện và đã giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách tài chính ngắn và dài hạn. Điều này được thể hiện thông qua các kết quả đạt được. Những kết quả mà công tác phân tích tài chính của công ty đã đạt được là:. • Những đánh giá tổng kết của quá trình phân tích đã giúp Giám đốc có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách cơ bản nhất. Qua việc phân tích các bảng cơ bản của báo cáo tài chính, các nhà quản lý có thể có cái nhìn khái quát về thực trạng tài chính của công ty tại thời điểm cần nghiên cứu. Đặc biệt nghiên cứu khả năng. thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh và dự đoán được tốc độ tăng trưởng của đơn vị mình trong tương lai cũng như vị thế tài chính của công ty trong ngành. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu khả năng hoạt động và cân đối vốn sẽ giúp công ty có thể thấy được cơ cấu vốn hiện tại có hợp lý không, có thực hiện đúng mục tiêu công ty đã đề ra trước đó hay không hoặc quá trình sử dụng vốn có thực sự hiệu quả hay không để có định hướng khắc phục kịp thời, tránh tình trạng không những không đạt được kế hoạch yêu cầu mà còn suy giảm nghiêm trọng. Cũng dựa trên những kết quả phân tích, các nhà quản trị tài chính có thể xác định được những tồn tại, những khó khăn hiện tại của nhiều lĩnh vực khác trong doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo cho tiến độ phát triển của doanh nghiệp. • Hoạt động phân tích tài chính sẽ giúp công ty thấy được những thế mạnh và yếu điểm của mình. Không phải bất cứ công ty nào từ khi thành lập cũng mang trong mình những tiềm năng sẵn có mà phải thông qua cả một quá trình phát triển, hoạt động sản xuất – kinh doanh hiệu quả trong ngành và được các cơ quan cấp trên cũng như người tiêu dùng bình chọn. Đồng thời qua quá trình phân tích, công ty cũng sớm nhận ra điểm yếu của mình trước khi đối thủ cạnh tranh phát hiện, do đó, không có thông tin xấu nào từ bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Có thể nói, nhờ có công cụ phân tích tài chính mà các nhà quản lý lập kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh phát huy tối đa tiềm lực, lợi thế của đơn vị mình, tăng cường mở rộng thị phần và sức cạnh tranh, khẳng định giá trị thương hiệu của mình trong nền kinh tế. • Nhờ có hoạt động phân tích tài chính mà các cổ đông của công ty, những người giao vốn cho công ty kinh doanh luôn mang trong mình những trăn trở không biết công ty có sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình hay không, có thể yên tâm phần nào, có thể biết được thực trạng tài chính của công ty, nắm bắt được những khó khăn mà công ty. đang phải đối mặt. Từ đó, họ có thể đóng góp những biện pháp, những đề xuất khả thi tại các Đại hội cổ đông. Những kết quả trên tuy chưa thực sự xuất sắc nhưng so với các công ty: Công ty cổ phần thú y Xanh, Công ty TNHH Thuốc thú y thủy sản Minh Dũng, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Thuốc thú y thủy sản Mebipha,… thì chất lượng công tác tài chính của công ty được đánh giá là hơn hẳn đa số các công ty khác cùng ngành. Có thể nói, nếu được hoàn thiện hơn nữa thì công tác phân tích tài chính của công ty sẽ còn cho những kết quả đáng khen ngợi hơn nữa. Hạn chế và nguyên nhân. Mặc dù công tác phân tích tài chính của đã đem lại cho các nhà quản trị tài chính của công ty cũng như tất cả những đối tượng khác quan tâm đến tình hình tài chính của công ty nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Những thiếu sót đó vừa mang tính đặc thù của hoạt động phân tích tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung lại vừa mang những nét riêng, gắn liền với đặc điểm của công ty. Hoạt động phân tích tài chính của công ty bộc lộ những hạn chế sau:. - Về quy trỡnh tổ chức phõn tớch: Cụng ty chưa xỏc định một kế hoạch phõn tớch cụ thể,rừ ràng, chưa lập được một chương trình phân tích đầy đủ các bước cùng những công việc phải làm sau khi được cung cấp báo cáo tài chính. Hơn nữa, công việc phân tích tài chính không tiến hành một cách thường xuyên nên sự nhận thức về tính chất quan trọng của công tác phân tích tài chính chưa được đề cập. Ban lãnh đạo công ty chưa nhận thức được sự cần thiết của việc phân tích tài chính nên không có văn bản yêu cầu cán bộ phân tích thực hiện công việc này một cách liên tục. Mặt khác, cán bộ phân tích chỉ bắt tay vào phân tích khi cấp trên có nhu cầu nên quá trình phân tích trở nên bị động, cán bộ phân tích không chủ động trong thời gian thu thập, xử lý thông tin, do đó, khi kế toán. viên vào nhầm số liệu, cán bộ phân tích cũng không bố trí được thời gian kiểm chứng thông tin. - Về thông tin sử dụng trong phân tích: Công ty chỉ chủ yếu sử dụng thông tin trên hai bảng của báo cáo tài chính mà không để ý đến tầm quan trọng của các thông tin có trong hai bảng còn lại là bảng LCTT và bảng TMBCTC. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty ở một góc độ khác nhau, vì vậy, nếu biết khai thác triệt để nguồn thông tin trong doanh nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng. Tại hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đều phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu của 3 năm tài chính để đưa ra tình hình tài chính của công ty mình. Nếu chuỗi thời gian nghiên cứu dài đến 5 năm thì chắc chắn kết quả phân tích sẽ khách quan và chính xác hơn. Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình phân tích rất đa dạng, bao gồm các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Công ty có sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp như các thông tin về triển vọng kinh doanh của ngành, về tình hình giá cả của các yếu tố đầu vào nhằm theo dừi tỡnh hỡnh quản lý chi phớ của cụng ty, những diễn biến của nền kinh tế. Nhưng trong quá trình phân tích của công ty đã không sử dụng một nguồn tài liệu quan trọng, đó là báo cáo thu nhập. Nó được coi như một báo cáo tài chính tổng hợp, mô tả lại tình hình thu nhập và sử dụng, phân chia nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm. - Về phương pháp phân tích: Hiện nay, khi nền kinh tế thị trường đang phát triển tại Việt Nam, công tác phân tích tài chính được các tập đoàn, công ty lớn đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều công trình nghiên cứu quá trinh phân tích tài chính công ty nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của công tác phân tích tài chính. Ngoài một số phương pháp truyền thống đã nêu ở trên còn có các phương pháp khác như phương pháp chi tiết chỉ tiêu, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp xác định giá trị theo thời gian,…nhưng công ty chỉ sử dụng hai phương pháp truyền thống và tham khảo phương pháp tài chính. Dupont chứ không đi sâu vận dụng phương pháp này, do đó các kết quả phân tích không đầy đủ và không phản ánh xác thực thực trạng tài chính một cách cụ thể hơn nữa. - Về cán bộ thực hiện quá trình phân tích: Mặc dù nhiều lúc Chủ tịch HĐQT thực hiện phân tích tài chính nhưng công tác phân tích tài chính vốn là một quy trình khá phức tạp và yêu cầu đòi hỏi về thời gian, trách nhiệm nên việc để Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm công việc này là không nên. Chủ tịch HĐQT đảm nhiệm rất nhiều công việc trong hội đồng, hơn nữa lại không phải cán bộ chuyên trách nên chất lượng phân tích tài chính chưa cao. a) Nguyên nhân khách quan. Do sự thay đổi trong các quy định về chế độ kế toán trong doanh nghiệp được Bộ tài chính công bố liên tục dẫn đến khó khăn cho kế toán doanh nghiệp trong việc phản ánh những khoản mục trong báo cáo tài chính. Hơn nữa, do thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển, đặc biệt lại đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán đang tụt dốc, khiến cho việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung không nhiều, điều đó làm cho công tác phân tích tài chính càng bị lơ là. Hiện nay, không có một tổ chức nào đứng ra chuyên chịu trách nhiệm về chất lượng của các thông tin cung cấp trên các website, do đó, chất lượng nguồn thông tin mà doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho quá trình phân tích của mình không đảm bảo luôn chính xác tuyệt đối được. Ngoài ra, về cơ sở lý luận phân tích, ngay tại các trường Đại học, Cao đẳng cũng chưa được tiếp cận những quy định hướng dẫn việc vận dụng cụ thể trong phân tích tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, rất kho khăn cho việc ứng dụng lý luận vào thực tiễn, và cùng một chỉ tiêu nhưng những nhận xét, đánh giá nó lại khác nhau từ chính các nhà phân tích. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam và việc áp dụng phương pháp. tỷ số trong phân tích là thường xuyên nhưng việc tìm kiếm những chỉ tiêu chuẩn của ngành chính xác để làm thước đo so sánh lại rất khó khăn.Thậm chí nếu được cung cấp con số trung bình ngành thì cũng không có sự phân chia cụ thể con số trung bình ngành cho từng nhóm doanh nghiệp có quy mô khác nhau trong khi lợi thế so sánh về quy mô là không thể phủ nhận. Đó là chưa kể đến các công ty hoạt động đa ngành nghề bởi lẽ việc đưa ra chỉ số trung bình ngành cho những loại công ty đặc biệt như thế vô cùng khó khăn, các công ty đa dạng không phụ thuộc vào bất cứ ngành đơn lẻ nào. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu sa khiến cho công tác phân tích tài chính không đạt được hiệu quả như mong muốn. b) Nguyên nhân chủ quan. Hơn nữa công việc phân tích tài chính chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực trạng tài chính chứ chưa quan tâm đến phân tích đánh giá các rủi ro mà doanh nghiệp sẽ có thể phải đối mặt, phân tích định giá doanh nghiệp trong khi đây là những nội dung rất quan trọng cho bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là khi khủng hoảng tài chính đang lan rộng với quy mô lớn trên toàn cầu.
Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc thành lập phòng nghiệp vụ chuyên môn về Marketing có đầy đủ năng lực về: Tư vấn chuyển giao kỹ thuật đến người chăn nuôi, tổ chức các buổi hội thảo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thú y từ cấp cơ sở xã đến cấp tỉnh, thành lập một bộ phận mổ khám bệnh súc, kê đơn và tư vấn miễn phí, thành lập một bộ phận giới thiệu sản phẩm mới, tích cực tham gia giảng dạy ngoại khoá và chính khoá cho các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học Nông nghiệp có khoa Chăn nuôi thú y. Biến phí là những khoản chi phí biến đổi theo sản lượng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí điện nước,…Đối với nguyên nhiên vật liệu, công ty có chiến lược giảm bớt tối đa những tổn thất, hao hụt của nguyên vật liệu trên các dây chuyền sản xuất, nỗ lực tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu với giá rẻ hơn hoặc mặt hàng thay thế có giá cung cấp thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng,…Tận dụng tối đa những nguồn nguyên vật liệu được cung cấp trong nước thay vì nhập khẩu nước ngoài.
Sau khi đã chuẩn bị chu đáo các công việc cần thiết cho quá trình phân tích, công ty tiến hành phân tích đảm bảo đầy đủ các bước như thu thập và xử lý thông tin, tiến hành thẩm vấn trực tiếp kế toán trưởng để khẳng định những thông tin trên báo cáo tài chính chính xác trước khi phân tích, phân tích các số liệu, có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia phân tích trong quá trình phân tích, đưa ra những nhận xét đối với từng chỉ tiêu phân tớch. Công ty cần bổ sung nguồn thông tin sử dụng ngoài hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc của Bộ tài chính để phục vụ luồng thông tin đầy đủ cho công tác phân tích tài chính như Báo cáo thu nhập hàng năm của công ty, báo cáo công nợ, báo cáo tình hình mua sắm và sử dụng TSCĐ, báo cáo chi tiết về chi phí,… Đây là những tài liệu rất quan trọng trọng và được sử dụng cho những quyết định về cơ cấu vốn, sử dụng vốn, các quyết định về đầu tư và sử dụng đòn bẩy,….
Để thúc đẩy quá trình phân tích tài chính tại các doanh nghiệp này, Chính phủ cần có những biện pháp phát triển thị trường chứng khoán để thúc đẩy việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch, khi đó có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty; do đó, doanh nghiệp càng phải chú tâm đến công tác phân tích tài chính. • Bộ tài chính cũng cần liên tục mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ phân tích cho các cán bộ chịu trách nhiệm phân tích tài chính trong doanh nghiệp để họ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có thể hoàn thành công việc phân tích của mình ngay cả trong những tình huống phức tạp nhất.