Những giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THÔNG TIN TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT SÀI GềN

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đoàn cán bộ từ miền Bắc vào tiếp quản đường sắt Đà Nẵng, Nha Trang, Tháp Chàm, Sài Gòn tham gia chỉ đạo, tham mưu và xây dựng mới các thiết bị thông tin - tín hiệu phục vụ khôi phục nhanh chóng tuyến đường sắt và chỉ huy chạy tàu phía Nam. Từ khi mới thành lập, cơ sở vật chất hầu như không có gì, cùng với việc tận dụng các cột sắt chữ T và cột ray phế thải để xây dựng được một hệ thống đường dây 3 sợi dài 400km từ Sài Gòn tới bắc Bình Định để khôi phục tuyến đường sắt chạy tàu. Thời kỳ xây dựng, củng cố thiết bị TTTH hòa nhập trong ngành Đường sắt Giai đoạn từ 1979 - 1989, Công ty có nhiệm vụ tổ chức xây dựng, duy tu, cải tạo, quản lý các thiết bị thông tin tín hiệu, điện lực trong phạm vi các ga thuộc khu vực Liên Hiệp 3 - tổ chức khai thác điện thoại, điện báo phục vụ chỉ đạo sản xuất và chỉ huy chạy tàu - với hệ thống thiết bị thông tin tín hiệu đã được dùng thông dụng trong ngành Đường saét.

Mục đích của nhiệm vụ là đảm bảo thông suốt từ ga Sài Gòn ra Đà Nẵng, Hà Nội và các ga nằm trên tuyến đường sắt từ Sài Gòn tới giáp ga Diêu Trì, đảm bảo các thiết bị thông tin tín hiệu phục vụ cho công việc chạy tàu được an toàn ở tất cả các ga thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo hệ thống điện chiếu sáng, sinh hoạt và sản xuất ở tất cả các ga, nhằm phục vụ tối đa cho ngành Đường sắt tổ chức chạy tàu chở nhiều hành khách và hàng hóa an toàn tuyệt đối trong suốt lộ trình. Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện là đơn vị trực thuộc được Công ty ủy quyền và phân cấp trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được giao trong phạm vi quản lý nhằm phục vụ sản xuất vận tải, bảo đảm an toàn chạy tàu của ngành Đường sắt, hoàn thành tốt nhiệm vụ công ích và sản xuất kinh doanh ngoài công ích. Xí nghiệp Thiết bị & Công trình Thông tin tín hiệu - Điện là đơn vị trực thuộc, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Công ty và giám sát, quản lý, kiểm tra của các Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

- Quản lý, giám sát, kiểm tra, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác an toàn giao thông Đường sắt thuộc phạm vi quản lý của Công ty TTTH ĐS Sài Gòn theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. - Chú trọng công tác quản lý, triển khai từng bước quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000; chương trình thực hiện chính quy văn hóa; ban hành bổ sung, sửa đổi các quy chế quản lý phù hợp đưa hoạt động Công ty ngày càng vào nề nếp, giảm đáng kể các khâu trung gian, chậm trễ. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, một số CBCNV đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý, vận hành công nghệ mới, chưa thực sự làm chủ được thiết bị.

Bảng 1. Kết quả hoạt động SXKD năm 2006, 2007
Bảng 1. Kết quả hoạt động SXKD năm 2006, 2007

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THễNG TIN TÍN HIỆU TẠI CễNG TY TTTH ĐS SÀI GềN

- Các tồn tại, vi phạm của thiết bị đã được các đoàn kiểm tra phát hiện ghi biên bản hoặc ra thông báo yêu cầu xử lý nhưng phúc tra lại đơn vị chưa thực hiện thì được coi là vi phạm đặc biệt và tính vào nghiệm thu trong quý đó. - Đối với các vụ việc trở ngại chạy tàu hoặc gián đoạn thông tin tín hiệu mà Trung tâm không thực hiện báo cáo theo qui định thì hiệu suất khai thác, hiệu suất quản lý sẽ bị trừ gấp 3 lần so với mức trừ cụ thể qui định (trong cách tính hiệu suất khai thác và quản lý). Với thực trạng hiện nay, khi tốc độ các đoàn tàu không quá 100km/h và ý thức trách nhiệm của CBCNV ngành Đường sắt đã được nâng cao thì chất lượng duy tu, bảo dưỡng thiết bị sẽ đóng vai trò quyết định.

- Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của CB.CNV, đây là nhân tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm vì vậy tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng chính là phương thức đầu tư hiệu quả không chỉ để nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao giá trị của Công ty trong tương lai. Trỡnh độ tay nghề CB.CNV được nõng cao rừ rệt (trong năm 2007 đó tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra sát hạch định kỳ cho gần 300 lượt người, bao gồm các cấp từ cán bộ phòng Kỹ thuật thiết kế đến Giám đốc, Phó Giám đốc các Trung tâm, Xí nghiệp, Giám sát kỹ thuật và công nhân các tổ sản xuất trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu). Thực hiện việc ôn luyện thi và thi nâng bậc công nhân cho 104 người; Tổ trưởng sản xuất giỏi cho toàn bộ các Tổ trưởng (28 người), trong đó 6 người tham gia Hội thi do Tổng Công ty tổ chức (Công ty đạt giải nhất toàn đoàn).

Phát huy phong trào lao động sáng tạo, triển khai có hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học (4 đề tài cấp Công ty, 1 đề tài cấp Tổng Công ty) và nhiều sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất khác (gần 80 sáng kiến). - Về mặt công nghệ: Công ty bước đầu đã có những nghiên cứu và triển khai nhiều ứng dụng trên nền của hệ thống cáp quang (ngoài những tiện ích đã được Tổng Công ty trang bị) phù hợp với đặc thù và yêu cầu công việc, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng sản phẩm như: hệ thống đóng đường tự động giữa 2 ga sử dụng cáp quang, sử dụng đường truyền cáp quang tạo thành mạng LAN kết nối các Trung tâm. Riêng Công ty Đà Nẵng hiện tại mặc dù có tuyến cáp quang đi qua khu vực quản lý nhưng chưa được đầu tư các trang bị để khai thác (thuộc dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu Vinh - Nha Trang đang trong giai đoạn khảo sát thiết kế) nên chủ yếu vẫn sử dụng các trang thiết bị cũ trước đây.

Bảng 2. Hướng dẫn cách tính H1, H2, H3
Bảng 2. Hướng dẫn cách tính H1, H2, H3

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THễNG TIN TÍN HIỆU TẠI CễNG TY TTTH ĐS SÀI GềN

Trước thực tế đó, Ban lãnh đạo Công ty đã có quyết tõm cao và nhận thấy cần phải thực sự đổi mới tư duy và xỏc định rừ hệ thống quản lý phải có hiệu quả khi được áp dụng, cải tiến trong bộ máy tổ chức mà người thực hiện trước tiên phải là ban lãnh đạo sau đó là toàn bộ CBCNV trong Công ty. - Thực hiện nghiêm túc các chế độ thường trực kiểm tra, đặc biệt là tuần tra tuyến cáp quang, đường dây trần, cáp thông tin tín hiệu và chế độ kiểm tra hàng ngày của công nhân trực đối với các thiết bị tổng đài điện tử, tổng đài điều độ, các loại, ghi khóa, tín hiệu, đóng đường, phân cơ, máy điện thoại, thiết bị đường ngang, cầu chung …. Các nội dung công việc trên là quy định của Ngành đường sắt Việt Nam nhưng thực tế việc triển khai thực hiện chưa nghiêm túc, cần có các biện pháp chế tài mạnh mẽ như: tùy theo các vụ việc để xử lý buộc thôi việc, cảnh cáo, hạ bậc lương đối với các cá nhân sai phạm và liên đới trách nhiệm (từ công nhân đến lãnh đạo Công ty); hàng tháng căn cứ hiệu quả công tác để tính lương trên cơ sở hệ số hoàn thành công tác là 0.8, 0.9 hoặc 1.0.

- Trên cơ sở bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các quy trình, quy phạm của ngành, Phòng Tổ chức chất lượng phối hợp cùng Phòng Kỹ thuật thiết kế định kỳ kiểm tra, rà soát hệ thống để loại bỏ, chỉnh sửa hoặc biên soạn mới các quy trình, hướng dẫn, quy tắc, tiêu chuẩn cho phù hợp với tình hình thực tế. - Phòng Kỹ thuật thiết kế cần tham mưu các văn bản để ban hành quy định thống nhất việc trao đổi thông tin, lưu hồ sơ và báo cáo các vụ việc trở ngại (đặc biệt là chậm tàu) nhanh chóng, chính xác, đúng quy trình (cả nội bộ, thanh tra, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam). Tiếp tục mở rộng xây dựng các đường ngang có thiết bị cảnh báo tự động ở các khu vực đông dân cư như Sài Gòn, Sóng Thần, Nha Trang; cần coi trọng chất lượng của cảm biến từ, card âm thanh, bộ giao tiếp, nguồn … Tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ từ các nguồn vốn: ngân sách nhà nước 90%, còn lại là vay tín dụng và huy động nguồn vốn khác.

- Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm tin học vào công tác quản lý, đồng thời hướng công tác nghiên cứu khoa học vào các chương trình như: đóng đường tự động, tín hiệu đầu máy, tự động đóng đường sử dụng đường truyền cáp quang, đường ngang cần chắn tự động, xử lý đường lánh nạn ga Dầu Giây bằng kỹ thuật số.