MỤC LỤC
Phân loại chi phí sản xuất , đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối với kỳ tính giá thành thì hàng tháng mã hàng nào hoàn thành trong tháng thì cuối tháng tính giá thành cho sản phẩm đó luôn.Còn đối với những mã hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo mã hàng đó cuối tháng đều được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ và chuyển sang kỳ sau. Đặc điểm của việc tập hợp chi phí tại Công ty là: toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng mã hàng, không kể số lượng sản phẩm của mã hàng đó nhiều hay ít.
Vì trong Công ty các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu phát sinh tương đối nhiều, nên Công ty sử dụng phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền. Việc hạch toán đúng, đủ CPNCTT có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lượng chính xác, đảm bảo lợi ích của người lao động, đồng thời quản lý tốt thời gian lao động và quỹ tiền lương nhằm quản lý chặt chẽ chi phí này, tạo cơ sở hạ giá thành sản phẩm. Theo hình thức lương này tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình sản xuất , tăng năng suất lao động .Phương thức khoán sản phẩm tạo điền kiện gắn liền lợi ích của người lao động với chất lượng sản phẩm và tiến bộ sản xuất , xỏc định rừ trỏch nhiệm vật chất đối với từng tổ sản xuất trờn cơ sở phỏt huy tính chủ động sáng tạo và khả năng hiện có của người lao động.
Hàng tháng, khi nhận được bảng thanh toán tiền lương do phòng tổng hợp gửi lên, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả cho từng đối tượng sử dụng và tính các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) theo qui định thông qua việc lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. + Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội trưởng, công nhân sửa chữa cơ điện,…) và các khoản đóng góp cho các quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỉ lệ qui định. Sau khi nhận được bảng thanh toán tiền lương do phòng tổng hợp gửi lên, kế toán tiền lương sẽ tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho nhân viên phân xưởng, rồi chuyển cho kế toán chi phí giá thành lên Sổ chi tiết CPSXC.
Chi phí vật liệu bao gồm các khoản chi phí về sản xuất chung cho phân xưởng như xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng như giấy bút, văn phòng phẩm,…. Các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng này cũng được hạch toán tương tự như CPNVLTT, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để tiến hành lên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sau đó vào Sổ chi tiết CPSXC.
Các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong thỏng được theo dừi theo từng nghiệp vụ kinh tế phỏt sinh cho từng loại sản phẩm trên sổ chi tiết chi phí của sản phẩm đó.Từ sổ chi tiết kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục. Tất cả các chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất được tập hợp vào bên nợ của TK 621 sau đó kết chuyển sang TK 154 – giá thành sản xuất .Số NVL trực tiếp tháng 3 được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, giá trị sản phẩm dở dang được xác định như sau: đến cuối kỳ báo cáo mà mã hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được theo mã hàng đó đều được dùng để tính giá.
Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, do sản phẩm làm ra có tính đơn chiếc, giá trị cao và thường được đặt mua trước thông qua các đơn đặt hàng hay các hợp đồng kinh tế, nên Công ty chon đối tượng tính giá thành là theo sản phẩm đơn chiếc đã hoàn thành nhập kho. Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam là doanh nghiệp có quá trình sản xuất thường diễn ra trong thời gian dài, được thực hiện ở nhiều bộ phận khác nhau nên Công ty chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp tổng cộng chi phí. Sau khi tính được tổng giá thành sản phẩm của mã hàng, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành đơn vị sản phẩm của sản phẩm trong mã hàng đó bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của mã hàng chia cho số sản phẩm trong mã hàng đó.
Sau khi tính được tổng giá thành sản phẩm của mã hàng, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành đơn vị sản phẩm của sản phẩm trong mã hàng đó bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của mã hàng chia cho số sản phẩm trong mã hàng đó. Để thực hiện được điều này, Công ty luôn khuyến khích các phòng ban, tổ sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc của mình, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý chi phí thông qua công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Qua ba tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, em xin trình bày một số ý kiến nhận xét về những ưu nhược điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Phương thức khoán sản phẩm đã tạo điều kiện gắn liền lợi ích của người lao động với chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất, xỏc định rừ trỏch nhiệm vật chất đối với từng tổ sản xuất trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng hiện có của người lao động. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Công ty đã thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất theo từng mã hàng, chi tiết theo từng khoản mục phớ.
Với bộ máy kế toán gọn nhẹ, qui trình kế toán hợp lý và đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao, đồng thời với sự phân công, phân nhiệm cho từng người rất rừ ràng, cụ thể đó đúng gúp đắc lực vào cụng tỏc hạch toán và quản lý sản xuất của Công ty. Việc Công ty xác định đối tượng tính giá thành, phương pháp tính giá thành như vậy là hợp lý vì sản phẩm của Công ty có tính đơn chiếc, có giá trị cao và quá trình sản xuất thường diễn ra trong thời gian dài. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên , công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cũng còn những tồn tại nhất định cần phải tiếp tục hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kế toán.
Sản phẩm hỏng trong định mức là những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất do những hạn chế về phương tiện kỹ thuật,… Nếu doanh nghiệp tiến hành đầu tư mới máy móc thiết bị thì họ phải bỏ ra một số vốn tương đối lớn nên các doanh nghiệp chấp nhận một số lượng sản phẩm hỏng nhất định. Còn đối với những sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp do các nguyên nhân chủ quan (do lơ là, thiếu trách nhiệm của công nhân sản xuất ) hoặc khách quan ( máy hỏng, hoả hoạn bất chợt,…) Thiệt hại của những sản phẩm này không được chấp nhận nên chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập ( sau khi trừ đi các khoản thu hồi, bồi thường nếu có). Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, các khoản thiệt hại về ngừng sản xuất cũng không được kế toán phân biệt thành thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch và ngoài kế hoạch, đồng thời kế toán cũng không tiến hành trích trước chi phí cho các khoản thiệt hại về ngừng sản xuất này mà kế toán chỉ tiến hành hạch toán khoản thiệt hại này khi thực tế phát sinh.
Trong một xu thế hội nhập chung giữa các quốc gia và khu vực như hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình nhằm tạo chỗ đứng ngày càng vững chắc trên thị trường khu vực và quốc tế. Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam là một trong những doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tương đối tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời Công ty cũng luôn phấn đấu hết mình nhằm ngày càng hoàn thiện hơn phần hành kế toán quan trọng này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ts: Phan Trọng Phức cùng các cán bộ trong phòng Tài chính kế toán tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã nhiệt tình giup đỡ em trong thời gian thực tập cũng như hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Giới thiệu về tổ chức kế toán của công ty Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán chi tiết chi phí sản xuất tại công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam
Kế toán tổng hợp chi phí vàt tính giá thành sản phẩm