MỤC LỤC
Nhà Nước Việt Nam xác định: du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Như Thái Lan, trong suốt hàng chục năm qua, tỷ trọng ngành du lịch luôn đứng đầu trong nền kinh tế quốc dân, không những thế, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kinh tế nước này phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực. Nhờ những phát triển trong ngành du lịch mà đã tạo ra được đội ngũ phục vụ có chuyên môn, một cơ sở vật chất về lưu trú đủ khả năng phục vụ và đã phục vụ thành công các sự kiện lớn của Nhà Nước, như phục vụ SeaGame 22, phục vụ hội nghị Thượng Đỉnh Á - Âu và đã để lại ấn tượng.
Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế - văn hoá khác nhau tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế các vùng sâu vùng xa. Với bề dày lịch sử, hàng ngàn năm văn hiến, với biết bao danh lam thắng cảnh, di tích trải dài trên suốt chiều dài của đất nước, tất cả đã trở thành nguồn tài nguyên vô tận để ngành du lịch khai thác phục vụ cho kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và làm bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước cũng như con người Việt Nam. Không những chỉ có tác dụng giao lưu xã hội mà du lịch còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, khảo sát thực tế tiềm năng phát triển,cơ hội đầu tư ở những vùng kinh tế còn khó khăn, từ đó họ có những kế hoạch chiến lược đầu tư vào những khu đó giúp phảt triển kinh tế xã hội và góp phần xoá đói giảm nghèo của các khu vực khó khăn này.
Bên cạnh đó du lịch còn là ngành kinh tế tổng hợp có nội dung văn hoá sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao nên du lịch còn có vai trò giúp cho người đi du lịch muốn được trải nghiệm và thẩm nhận những giá trị văn hoá của cộng đồng khác. Cũng như du lịch đáp ứng được nhu cầu mong muốn được hoàn thiện mình, ai ai cũng muốn nâng cao trình độ hiểu biết của mình dể trở thành những bậc vĩ nhân như trong huyền thoại … Chính những mong muốn được mở mang trình độ hiểu biết, sự tò mò tìm hiểu và khám phá chân trời mới trong tiềm thức mỗi con người đều trỗi dậy những ý tưởng về nền văn minh cổ đại và họ muốn khám phá ra những điều bí mật ấy.
Trong đó làng quê Kinh Bắc- một vùng truyền thống, nơi quần tụ bao đời, cái nôi văn hoá của cả nước, nơi có truyền thống khoa bảng, lưu giữ những huyền thoại đẹp với bao di tích và lễ hội dân gian - một điểm du lịch hấp dẫn, đựơc coi là một ví dụ điển hình của việc phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Cũng như vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc qua hệ thống văn hoá vật thể, mà tiêu biểu là các di tích lịch sử, di sản văn hoá nơi kết tinh mồ hôi và xương máu, trí tuệ và tình cảm, bàn tay tài khéo léo và óc sáng tạo…của các thế hệ dân làng trong thời kỳ lịch sử lao động sản xuất, chiến đấu nhằm xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Du lịch tại các làng nghề giúp cho các làng nghề tiêu thụ được nhiều sản phẩm, kích thích sản xuất sản phẩm và làm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tăng cường khả năng lựa chọn của du khách với sản phẩm du lịch của Việt Nam, tăng cường khả năng xây dựng các sản phẩm du lịch có tính khác biệt lớn giữa các điểm đến trong tour, tăng cường mức độ hấp dẫn và ấn tượng với du khách, thoả mãn nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, muốn tìm hiểu về văn hoá làng, xã, gắn liền với nó là những sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề mang tính độc đáo, nghệ thuật cao.
Bởi vậy trong quá trình phát triển lịch sử, người Việt Nam đã sáng tạo ra rất nhiều nhạc cụ và các thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục con cháu truyền thống của cha ông,đạo lý làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh, để bay lên những ước mơ về cuộc sống tương lai tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. - Phát triển du lịch cần đi đôi với nhận thức đúng đắn và có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người làm kinh doanh du lịch và các cấp đảng uỷ, chính quyền các ngành và các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư làng xã với mỗi người dân trong mọi hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. - Tổ chức các cuộc hội thảo, nghiên cứu các bài tham luận của các chuyên gia Việt Nam và nứơc ngoài về quản lý bảo tồn di sản và các giá trị văn hoá trong xu hướng phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch ở Việt Nam, các vấn đề như quy hoạch, định hướng phát triển du lịch tại các khu vực có giá trị văn hoá phong phú và đa dạng.
Tuy chưa phong phú nhưng đã có một số tài liệu nghiên cứu giới thiệu, cung cấp nhận thức ý nghĩa về các điểm du lịch, các khu du lịch.Mặc dù còn nặng về giới thiệu về lịch sử hình thành và tồn tại của các điểm, các khu mà bỏ qua những giá trị về bản sắc văn hoá, nhân văn chứa đựng trong bản thân nó hoặc chứa đựng trong những truyền thuyết gắn liền với sự tồn tại của di tích đó. Ngoài việc quan tâm duy tu, tôn tạo các tài nguyên vật chất, cần có một đường lối chủ trương nhằm khôi phục các tài nguyên phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như các sinh hoạt dân gian, các lễ hội,cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cấp uỷ, các ngành đoàn thể trong việc tổ chức lễ hội. - Có đường lối kế hoạch nhằm tuyên truyền rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân trong xã hôị thấy được du lịch không chỉ là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà nó còn có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, góp phần bảo vệ duy tu các di tích, tôn tạo và bảo vệ môi trường, góp phần tạo ra quy mô to lớn của các lễ hội.
- Phải có cơ quan chuyên trách đủ khả năng tập hợp thông tin tư liệu về các tài nguyên du lịch của đất nước, nghiên cứu các giá trị nhân văn truyền thống và các giá trị khác của nó để biên tập, giới thiệu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhu cầu du lịch và nhận thức đúng đắn về vai trò của du lịch trong các tầng lớp dân cư xã hội. Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định rằng việc phát triển ngành du lịch và một số ngành dịch vụ khác sẽ từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch , thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực.Tuy nhiên việc phát triển du lịch phải gắn liền với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững. Giúp cho mọi người hiểu được sản phẩm du lịch bao giờ cũng có hai giá trị kết tinh trong đó là giá trị vật thể và giá trị phi vật thể, có như vậy ta mới giữ gìn được bản sắc của dân tộc và vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phỏt huy giỏ trị văn hoỏ truyền thống mới được thể hiện rừ nột.