MỤC LỤC
Chẳng hạn, trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu phá sản thì Ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty đó phát hành, điều này dẫn đến bảo lãnh thư đã trở thành một bộ phận trong bảng cân đối tài sản nội bảng, nghĩa là Ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình để trang trải những gì cam kết trong thư bảo lãnh. Hoạt động cho vay sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các Ngân hàng thương mại nếu các khoản tín dụng được cấp ra không gặp phải rủi ro, ngược lại các khoản tín dụng được cấp ra cũng có thể gây nên nhiều phiền toái, tổn thất cho Ngân hàng nếu các khoản tín dụng đó không được thu hồi cả gốc và lãi.
Đó là những rủi ro do biến động của thiên nhiên gây ra như thiên tai, hoả hoạn, động đất… hoặc các rủi ro như lừa đảo, trộm cắp, tham nhũng…. Rủi ro tín dụng thường được biểu hiện bằng các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ khoanh… hay ở dạng tiềm ẩn như các khoản nợ gia hạn, nợ đảo….
Như vậy, các kế hoạch chi trả của Ngân hàng đều bị đảo lộn.Trong trường hợp đến hạn trả tiền mà Ngân hàng chưa có đủ tiền trả cho người gửi thì Ngân hàng còn phải mất các chi phí cho việc bán chứng khoán, vay Ngân hàng trung ương hay vay các Ngân hàng thương mại khác… Ngoài ra, rủi ro còn làm giảm uy tín của Ngân hàng trên thị trường, ảnh hưởng đến việc huy động vốn cũng như tác động xấu đến quan hệ với các Ngân hàng khác. Qua đánh giá hoạt động của Ngân hàng, người ta có thể biết được tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tình hình thu nhập của dân cư… Khi Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đến một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội.
Theo luật Ngân hàng Đức quy định thì tổng mức bảo lãnh tối đa bằng 36 lần vốn tự có của Ngân hàng, không được bảo lãnh cho doanh nghiệp quá 1 triệu ĐM, thời hạn bảo lãnh đối với các công trình xây dựng là 23 năm, các trường hợp khác tối đa là 15 năm. Cụ thể, nợ khó đòi của hệ thống Ngân hàng Trung Quốc lên tới 2,5 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 300 tỷ USD, Nhật Bản là 250 tỷ USD, Hàn Quốc 100 tỷ USD, Thán Lan 70 tỷ USD, Malaisia 10 tỷ USD… Số nợ khó đòi này nếu không được nhanh chóng tháo gỡ, hệ thống Ngân hàng sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và sự sụp đổ hệ thống là khó tránh khỏi.
Theo quyết định số 458/QĐ – NHNo ngày 1/9/1995 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức với hoạt động thí điểm quản lý theo mô hình hai cấp tại Thành phố HCM và Hà Nội, thì Hà Nội chỉ còn làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trong nội thành Hà Nội và chịu sự chỉ đạo điều hành của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là : Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development-HaNoi Branch. Khi mới thành lập, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội chỉ có 16,5 tỷ đồng, trong đó 53,3% là tiền gửi của Ngân sách Nhà nước và đơn vị dự toán, vốn huy động của dân chỉ có 1,8 tỷ đồng, chiếm khoảng 11% nguồn vốn, vì lúc này nền kinh tế đang nằm trong cơ chế bao cấp nặng nề, tốc độ trượt giá lớn vả lại Ngân hàng không có chính sách phù lợp để huy động nguồn vốn ngắn hạn bằng nội tệ. Khi Nhà nước có chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất thì quan hệ kinh tế với nước ngoài ngày càng tăng lên và nhu cầu vay ngoại tệ để nhập máy móc thiết bị và nguyên vật liệu tăng dần, NHNo & PTNT Hà Nội đã nhanh chóng tìm giải pháp để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngoại tệ nên mặc dù mới mở ra cho vay ngoại tệ nhưng dư nợ cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng dư nợ.
NHNo & PTNT Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt, cán bộ công nhân viên được tập trung từ nhiều nơ khác nhau, trình độ còn yếu kém và không đồng đều, Ngân hàng phải vừa vận hành, vừa rút kinh nghiệm để định hình,cộng với tình hình kinh tế biến động trong nhiều năm, do đó không tránh khỏi những hạn chế dẫn đến tín dụng. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh không lường trước được một số yếu tố biến động như thuế VAT của nhà nước, tỷ giá ngoại tệ tăng, nghị định của Chính phủ như NĐ 36 CP về đảm bảo trực tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, nghị định xe chở quá khổ, quá tải do một số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu lốp ô tô bị lỗ, hàng không bán được và phải nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT(chỉ cho nộp chậm một tháng). Một số doanh nghiệp làm hàng thủ công mỹ nghệ, liên quan đến gỗ và những sản phẩm liên quan đến gỗ dẫn đến tồn kho không bán được, không tiêu thụ trong nước được, hơn nữa một số doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu như tinh dầu… thì bị nước ngoài ép giá do không đạt chất lượng cao, nếu để tồn kho thì lại càng mất giá hơn nữa.
Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn có xu hướng gia tăng cũng như nợ khó đòi trong nợ quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao cho thấy các biện pháp đó chưa thật sự có hiệu quả hoặc chưa có đủ môi trường thuận lợi cho chúng phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa rủi ro. Thực trạng này đòi hỏi Ngân hàng cần phải tiếp tục hoàn thiện các biện pháp cũ, tìm ra các giải pháp mới cho phù hợp với thực trạng của mình hiện nay.
-Động viên và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chuyên môn, Đảng và Đoàn thể… trong việc giáo dục, bồi dưỡng và quan tâm đến cán bộ công nhân viên về mặt vật chất và tinh thần, đồng thời đòi hỏ mọi người phải có nghĩe vụ và trách nhiệm làm tốt công việc được giao và trách nhiệm bảo vệ, nâng cao uy tính của NHNo & PTNT Hà Nội. Bằng cách đó, Ngân hàng cũng sẽ tự phân tán rủi ro với các Ngân hàng khác, trong liên kết đầu tư, các Ngân hàng cũnh cần xem xét, đánh giá khách hàng cũng như phương án sản xuất hay dự án đầu tư của khách hàng một cách kỹ lưỡng nhằm tối thiểu hoá rủi ro trước khi tiến hàng tài trợ. -Đối với cán bộ quản lý, điều hành hoạt động tín dụng cần nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế nói chung, và hoạt động tín dụng nói riêng, giỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môn Ngân hàng cũng như có kiến thức cơ bản về pháp luật, về khoa học tâm lý, có kinh nghiệm tổ chức, chỉ đạo điều hành Ngân hàng.
Với các khách hàng hoàn toàn không có thiện chí trả nợ hoặc cố tình lừa đảo, tẩu tán tài sản, mưu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ thì Ngân hàng nhờ các cơ quan chức năng như Viện kiềm soát, Công an kinh tế… hỗ trợ trong việc thu hồi nợ. -Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính quốc gia (đặc biệt là thủ tục công chứng, thủ tục đăng ký tài sản thế chấp, thủ tục chuyển quyền sử dụng nhà và đất…), giáo dục về pháp luật cho cán bộ các ngành, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, coi đây là những biện pháp có lợi cho việc hạn chế rủi ro trong kinh doanh. -Cần ban hành những chính sách có tính chất bắt buộc doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, vì đây là căn cứ quan trọng để Ngân hàng xem xét, đánh giá khách hàng cũng như tăng cường công tác quản lý giám xác việc chấp hành các chính xác đó.