Hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ

MỤC LỤC

Tổ chức Kiểm toán nội bộ .1 Quy trình kiểm toán nội bộ

Để có được các thông tin trên, KTV nội bộ có thể khai thác và thu thập qua các văn bản pháp lý, các quy định, các kế hoạch và báo cáo có liên quan đến bộ phận được KTNB, hoặc thông qua việc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và cán bộ trong bộ phận, quan sát quá trình làm việc thực tế của bộ phận hoặc sử dụng bảng câu hỏi…. - Đánh giá mức độ thực hiện kiến nghị của bộ phận được KTNB: bộ phận được KTNB đã thực hiện được bao nhiêu kiến nghị, chưa thực hiện được bao nhiêu kiến nghị, nguyên nhân chưa thực hiện được là do hệ thống kiểm soát nội bộ ở bộ phận được KTNB hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến bộ phận chưa thực hiện được ngay các kiến nghị hay do cố tình không thực hiện kiến nghị của KTNB, hay do kiến nghị của KTNB nêu ra không phù hợp với tình hình thực tế của bộ phận….

Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ ở Việt Nam và trên thế giới .1 Lịch sử hình thành và phát triển KTNB

Năm 1965, Pháp thành lập Hội KTV nội bộ, đến năm 1973 trở thành Viện nghiên cứu của KTV và KTV nội bộ của Pháp; chính phủ Pháp cũng không có bất cứ can thiệp nào vào việc xây dựng bộ máy KTNB của DN, trong các DN, bộ phận KTNB chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của lãnh đạo DN. Hiện nay, bộ phận KTNB của TCT được tổ chức thành một phòng KTNB độc lập, tổ chức theo mô hình hỗn hợp, vừa có phòng KTNB tại TCT vừa có bộ phận KTNB tại các đơn vị thành viên, các KTV nội bộ đều là những người có trình độ, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm nên công tác KTNB được thực hiện tốt và phát huy đựoc hiệu quả cao.

Thực trạng tổ chức KTNB tại TCTKhoáng sản – TKV

Sự hình thành và phát triển KTNB tại TCTKhoáng sản- TKV

Có thể thấy, với một hệ thống kế toán tài chính còn nhiều bất cập và đội ngũ làm công tác kế toán trình độ chênh lệch, không chuyên nghiệp và già cỗi như vậy thì sẽ là một cản trở cho công tác quản lý chung của TCT và các đơn vị thành viên, không phát huy được vai trò là trợ lý đắc lực cho ban lãnh đạo công ty, một khía cạnh nào đó còn làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý cũng như kết quả kinh doanh của đơn vị. Nó đặt ra nhiệm vụ phải tăng cường kiểm tra, giám sát và giúp cải tiến chất lượng hoạt động của hệ thống kế toán tài chính đảm bảo các hoạt động trong lĩnh vực tài chính kế toán luôn tuân thủ các quy định chuẩn mực kế toán, tuân thủ các quy định của TCT và đơn vị, các thông tin, các số liệu kế toán được phản ánh chính xác và đáng tin cậy.

Tình hình thực hiện công tác KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV

Bên cạnh đó, tổ KTNB còn kết hợp với với các phòng ban khác thực hiện các công việc: Kiểm tra hiệu quả các dự án đầu tư máy móc thiết bị, công trình XDCB của các đơn vị thành viên phục vụ cho việc ra quyết định phê duyệt đầu tư của lãnh đạo TCT và Giám đốc đơn vị thành viên; Tham gia xác định giá trị DN của các đơn vị chuẩn bị chuyển đổi sang CP hóa. Trong năm 2006, bộ phận KTNBđã thực hiện KTNB 04 công trình đầu tư XDCB tại Công ty CP khoáng sản và luyện kim Cao Bằng, kiểm toán 04 hạng mục công trình do Công ty TNHH NN một thành viên KLM Nghệ Tĩnh quyết định đầu tư;thực hiện kiểm toán BCTC giai đoạn 2 tại Công ty khoáng sản 5 để bàn giao sang Công ty CP;KTNB phần hành Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại cơ quan Văn phòng TCT. Và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được giao như: tham gia đoàn kiểm kê sản phẩm tồn kho tại Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền; tham gia đoàn kiểm tra tình hình SXKD năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 để phục vụ cho công tác quyết toán CP hóa tại Công ty khoáng sản và luyện kim Cao Bằng; tiến hành kiểm toán quá trình xuất nhập than cốc tại Công ty CP khoáng sản &luyện kim Cao Bằng từ năm 2000 đến hết Quý 1/2007, xác định hao hụt thực tế để TCT có phương án xử lý.

Các KTVnội bộ của TCT đều chỉ có chuyên môn chủ yếu trong lĩnh vực kế toán, không có ai xuất phát từ các công việc chuyên môn khác nên trong các cuộc KTNB, nếu cần thiết, KTVtrưởng có đề nghị thì TGĐTCT sẽ cử các cán bộ thuộc các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ khác trong TCT hoặc thuê chuyên gia bên ngoài tham gia vào một số nội dung hoặc toàn bộ cuộc kiểm toán để giúp đỡ bộ phận KTNB trong các lĩnh vực riêng đó nhằm đảm bảo quy trình và chất lượng kiểm toán.

Thực trạng tổ chức công tác KTNB tại TCT Khoáng sản – TKV .1 Phạm vi KTNB tại TCTKhoáng sản - TKV

    Đối với các hoạt động kiểm toán khác như kiểm toán phần hành kế toán, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì thông qua các kết quả phân tích, đánh giá những thay đổi, biến động bất thường trongcác báo cáo, các kế hoạch, tình hình tổ chức SXKD, công tác tổ chức sắp xếp lại DN của TCT và của các đơn vị thành viên gửi lên, hoặc từ các nguồn thông tin chính thức và không chính thức mà Tổ kiểm toán thu thập được, tổ trưởng Tổ kiểm toán sẽ xác định những vấn đề có chứa đựng rủi ro cần phải thực hiện kiểm toánđể đưa vào kế hoạch kiểm toán. Nếu những bất thường này tại một đơn vị không nhiều thì tổ KTNB sẽ lưu ý hơn trong quá trình tiến hành kiểm toán kết hợp với kiểm toán độc lập, còn nếu có nhiều vấn đề bất thường và nghiêm trọng thì tổ kiểm toán sẽ lập kế hoạch KTNB cụ thể vào một thời gian khác.Trong trường hợp này, ban đầu tổ trưởng tổ kiểm toán sẽ chỉ dự kiến được khoảng thời gian sẽ thực hiện, còn thời điểm tiến hành cụ thể sẽ phụ thuộc vào tiến độ công việc và các cuộc kiểm toán đột xuất. Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của TGĐTCT, tổ KTNB tiến hành lập kế hoạch kiểm toán.Trước hết, Tổ kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin về công trình; các văn bản pháp luật quy định về quản lý đầu tư XDCB vàxác định đây là một dự án xây dựngcó quy mô nhỏ, độ phức tạp không cao, nguồn vốn đầu tư được sử dụng từ quỹ đầu tư phát triển của Công ty CP khoáng sản và luyện kim Cao Bằng được sự chấp thuận của TCT.

    Do các thành viên trong tổ kiểm toán không có người thông thạo về lĩnh vực đầu tưXDCB, để đảm bảo việc kiểm toán được thực hiện đúng quy trình và đạt chất lượng cao, tổ trưởng tổ KTNB đã đề nghị TGĐ điều động một chuyên viên của Phòng đầu tư và phát triển sang cùng phối hợp thực hiện.Tổ KTNB xem xét thời gian và quyết định tiến hành kiểm toán toàn bộ công trình trụ sở Công ty CP khoáng sản. Có thể thấy rằng, khối lượng công việc kiểm toán nội bộ tại TCT Khoáng sản – TKV là rất lớn, song bộ phận KTNB đến giờ vẫn chỉ có 03 người, hoạt động theo mô hình tập trung tại văn phòng TCT còn tại các đơn vị thành viên chưa hình thành bộ phận KTNB, mà trình độ, khả năng và kinh nghiệm của các KTVnày lại có sự chênh lệch nên không thể hoạt động được nhiều và đạt hiệu quả cao được. Đối với việc Kiểm toán BCTC thì chỉ thực hiện kết hợp với Kiểm toán độc lập, chưa tự thực hiện cuộc kiểm toán nào do vậy bị phụ thuộc thời gian vào đơn vị được kiểm toán, cứ đầu năm khi các đơn vị mời kiểm toán độc lập để kiểm toán BCTC năm thì công việc của tổ kiểm toán lại bị rơi vào tình trạng quá tải, căng thẳng, khối lượng công việc nhiều, dồn dập mà các đơn vị được kiểm toán lại phân bố không đồng đều, khắp nơi trên cả nước.

    KTNB khi thực hiện kiểm toán các Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành thì lại chỉ lựa chọn những dự án, công trình có quy mô nhỏ, độ phức tạp không cao, trong khi đó tại TCT có rất nhiều công trình hoàn thành cần phải được kiểm toán để hoàn thành hồ sơ quyết toán có giá trị lớn và có rủi ro cao thì lại chưa được KTNB quan tâm Chẳng hạn, dự án mở rộng kẽm chì giai đoạn 2 của Công ty KLM Thái Nguyên đã hoàn thành đưa vào hoạt động 5 năm nay nhưng vẫn chưa quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; hoặc dự án khu mỏ tuyển đồng Sin Quyền trị giá hơn 20 tỷ đồng đã hoàn thành đi vào hoạt động. KTV nội bộ của đơn vị nào thì sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đánh giá và tư vấn các hoạt động SXKD trực tiếp tại đơn vị đó, đảm bảo cho các hoạt động tại đơn vị mình luôn tuân thủ tốt các quy định của Nhà nước, của TCT và quy định của đơn vị mình, đảm bảo sự chính xác trung thực của các số liệu tài chính kế toán mà đơn vị báo cáo, giảm thiểu các rủi ro và kém hiệu quả trong công tác quản lý.

    Bảng 2.5: Kế hoạch KTNB năm 2007
    Bảng 2.5: Kế hoạch KTNB năm 2007