Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát lạm phát hiệu quả tại Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 1 Các chỉ tiêu, phương thức đo lường lạm phát

Kinh nghiệm trong công tác kiểm soát lạm phát trên thế giới .1 Kinh nghiệm kiểm soát lạm phát của Mỹ

Để chống lạm phát, ông tạo ra một chương trình kiểm soát giá cả và lương tự động nhưng không hiệu quả, nền kinh tế vẫn chịu lạm phát cao minh chứng cho học thuyết của Keynes không còn đúng vì một yếu tố khác đã làm giảm hơn nữa khả năng của chính phủ trong việc sử dụng chính sách tài khóa để quản lý nền kinh tế – đó là thâm hụt ngân sách. - Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ: Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có ba công cụ chính để duy trì kiểm soát việc cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế là: hoạt động thị trường mở - hoặc bán và mua chứng khoán của chính phủ; quy định cụ thể lượng tiền dự trữ mà các tổ chức nhận tiền gửi phải dành riêng ra như là lượng tiền mặt trong két của mình; tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải thanh toán khi vay tiền từ quỹ của các ngân hàng dự trữ.

LẠM PHÁT VÀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 TRỞ VỀ TRƯỚC

    - Giá cả tăng cao trong khi nguồn vốn và nguồn cung cấp nguyên vật liệu lại trở nên khan hiếm, các doanh nghiệp không đủ năng lực để duy trì hoạt động sản xuất và chạy theo sự biến động của giá cả, kết quả là sản xuất bị sụt giảm, thất nghiệp gia tăng, điều này càng làm cho đời sống của người dân càng khó khăn hơn khi phần lớn lao động làm việc trong khu vực nhà nước. Như vậy rừ ràng, nguyờn nhõn chớnh gõy ra lạm phỏt ở Việt Nam thời gian này là do phát hành tiền giấy quá mức để bù đắp thâm hụt ngân sách (hơn 50% khoản thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng nguồn phát hành tiền giấy), làm cho khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên rất nhanh, điều này cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Chức năng của tiền dùng làm phương tiện cất trữ bị biến mất, mọi người chỉ giữ rất ít tiền trong túi để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu tối thiểu hàng ngày, khi có tiền trong tay họ lập tức chi tiêu để mua sắm hàng hoá, vàng, ngoại tệ… Điều này làm cho tốc độ chu chuyển tiền tệ gia tăng nhanh chóng mà không cần thanh toán qua ngân hàng, nhiều loại hàng hoá tiêu dùng không còn mang tính chất để sử dụng mà trở thành một thứ hàng hoá dùng để mua đi bán lại kiếm lời, điều này càng làm giá cả gia tăng nhanh hơn.

    Về chính sách điều hành lãi suất đã có những bước đột phá để chuyển dần theo hướng gắn với thị trường, thể hiện bằng Quyết định số 39/HĐBT ngày 10/04/1989 về việc quy định cơ chế điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường, theo đó: lãi suất tín dụng phải bù đắp được tỷ lệ lạm phát, khuyến khích các tổ chức, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng; lãi suất phải phục vụ cho kinh doanh có hiệu quả. Từ năm 1991 đến 1999, Quốc hội đã ban hành nhiều luật thuế nhằm hình thành nên một hệ thống thuế mới tương đối hoàn chỉnh phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế xuất nhập khẩu thuế nhà đất,… Đặc điểm nổi bật của các loại thuế mới này là có rất nhiều ưu đãi về thuế suất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với mục đích đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam.

    Bảng 2: Tình hình tăng trưởng và lạm phát giai đoạn 1986 -1991
    Bảng 2: Tình hình tăng trưởng và lạm phát giai đoạn 1986 -1991

    LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

      Điều đáng chú ý trong giai đoạn này là sự sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài vào những năm 1998 và 1999 do ảnh hưởng của cuộc khoảng hoảng tài chính trong khu vực đã tác động không nhỏ đến đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, từ 8,2% vào năm 1997 đã giảm xuống 4,8% vào năm 1999, nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng suy thoái và giảm phát. Kết quả là giá cả đã gia tăng trở lại chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 0,8% năm 2001 lên 4% vào năm 2002, điều này lại thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, vốn đầu tư tăng lên, thị trường được mở rộng, việc làm gia tăng, thu nhập của người dân cũng tăng lên làm tăng nhu cầu chi tiêu, do đó, sẽ làm tăng tổng cầu và tiếp tục kích thích kinh tế phát triển. Một minh chứng cụ thể là: để bình ổn thị trường thép thì Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) quyết định ban hành khung giá bán thép xây dựng và quy định về quản lý giá, giá bán này áp dụng cho tất cả các đơn vị trực thuộc VSC, và sử dụng một số biện pháp nhằm bình ổn thị trường thép Việt Nam như giảm tối đa chi phí sản xuất và lưu thông, tăng cường kiểm soát giá tại các cửa hàng đại lý nhằm tránh hiện tượng đầu cơ đẩy giá lên cao và ngừng ngay việc bán hàng cho một số doanh nghiệp tư nhân có khả năng thao túng thị trường, nâng giá tùy tiện… các cửa hàng phải niêm yết công khai giá bán tại nơi bán và nếu phát hiện vi phạm thì sẽ cắt hợp đồng đại lý.

      Đồng thời, Nhà nước còn sử dụng chính sách tài khóa với công cụ là thuế nhập khẩu nhằm thay đổi tỷ lệ đánh thuế vào một số mặt hàng theo diễn biến bất định của thị trường quốc tế, kêu gọi tiết kiệm trong nhân dân, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước, hạn chế điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, trì hoãn điều chỉnh tiền lương… với mục đích làm giảm mức cung tiền tệ và giảm thấp chi phí cho nền kinh tế nhằm kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu đề ra. Cùng với chính sách tài khóa, việc điều hành của chính sách tiền tệ đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện, các công cụ chính sách tiền tệ đã được thành lập và không ngừng hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, đã dần lọai bỏ các công cụ trực tiếp như hạn mức tín dụng, ấn định lãi suất… và được thực hiện bằng hệ thống các công cụ gián tiếp như công cụ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái chiết khấu, nghiệp vụ tái cấp vốn, nghiệp vụ swap… chẳng hạn khi thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng cường khả năng điều tiết tiền tệ của ngân hàng Nhà nước, tăng khả năng sử dụng linh họat nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế.

      Bảng 7: Tình hình lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 2000 – T9/2005
      Bảng 7: Tình hình lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 2000 – T9/2005

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

      BÀN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẠM PHÁT 1 Quan điểm và mục tiêu về kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

        Đây là một tỷ lệ lạm phát chấp nhận được đối với điều kiện phát triển kinh tế ở Việt Nam, vì với tỷ lệ lạm phát như vậy thì tốc độ tăng trưởng và lãi suất thực sẽ là con số dương, điều này sẽ hạn chế những tác động xấu do lạm phát gây ra đồng thời củng cố thêm niềm tin của dân chúng, của nhà đầu tư vào chính sách kiểm soát lạm phát của Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để duy trì sự ổn định phát triển kinh teá. Như vậy để đảm bảo thực hiện mục tiêu lạm phát đã đề ra, Nhà nước cần phải thực thi đồng bộ và linh hoạt những chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát, đồng thời phải tạo ra được những phương tiện cần thiết để doanh nghiệp, người dân có thể chủ động sử dụng chúng đối phó với tình huống bất ổn có thể xảy ra, làm giảm bớt gánh nặng lên các chính sách kinh tế của Nhà nước. Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam được tính từ tập hợp của 300 mặt hàng, phân thành 10 nhóm hàng hoá (bao gồm: lương thực, thực phẩm;. thiết bị và đồ dùng gia đình; dược phẩm và y tế; phương tiện đi lại, bưu điện;. giáo dục; văn hóa, thể thao, giải trí; các loại hàng hóa, dịch vụ khác) và có trọng số cố định, do đó rổ hàng hoá tiêu dùng không thể thường xuyên thay đổi và nhanh chóng bị lạc hậu trong nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta hiện nay.

        MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

          Dần dần tiến tới thống nhất mức dự trữ bất buộc đối với mọi tổ chức tín dụng có chức năng huy động vốn và cho vay, tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt Ngân hàng Nhà nước cũng có thể qui định riêng mức dự trữ bắt buộc đối với một số tổ chức tín dụng cần khuyến khích hỗ trợ như các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ở vùng sâu, vùng xa …. Những thay đổi về thời gian giao dịch và thanh toán đối với hoạt động thị trường mở, từ 10 ngày một phiên giao dịch lên một tuần hai phiên giao dịch, thời gian thanh toán được thực hiện ngay trong ngày giao dịch, đã có tác động tích cực đến hoạt động của thị trường tiền tệ, làm cho khối lượng giao dịch tăng mạnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các thành viên. Từ năm 1998, Chính phủ đã giao cho Thống đốc ngân hàng Nhà nước chủ động hơn trong việc kiểm soát cung ứng tiền tệ, theo đó, trên cơ sở kế hoạch cung ứng tiền cả năm đó được Chớnh phủ phờ duyệt, ngõn hàng Nhà nước theo dừi sỏt sao những diễn biến của thị trường để điều hành kế hoạch cung ứng tiền phù hợp với việc thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định giá cả.

          Bảng 15: Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát
          Bảng 15: Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát