Thực trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Tập đoàn MV

MỤC LỤC

Chiến lược marketing hỗn hợp nhằm tạo dựng thương hiệu

Một thương hiệu có quá nhiều đặc tính, doanh nghiệp không thể và cũng không nên tối ưu hóa tất cả các thuộc tính đó mà cần dựa trên kết quả phân tích thị trường và định vị để lựa chọn được một hoặc một số thuộc tính mà mình có lợi thế cao hơn đối thủ cạnh tranh để cụ thể hóa trong sản phẩm cũng như các chương trình truyền thông và quảng bá cho thương hiệu đó. Trong việc lựa chọn hoạt động xúc tiến hỗn hợp, nhà quản trị Marketing cần phải dựa trên các căn cứ sau: đặt các công cụ truyền thông trong chiến lược giao tiếp Marketing tổng thể và nhất quán để lựa chọn; căn cứ vào nguồn ngân sách dành cho hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp và hiệu quả mà từng công cụ xúc tiến đem lại; căn cứ vào việc so sánh chi phí và hiệu quả khi thực hiện từng hoạt động riêng lẻ với hiệu quả của việc kết hợp một số công cụ nhất định trong cùng một chiến lược truyền thông; căn cứ đặc điểm của sản phẩm được gắn thương hiệu đó và mục tiêu xây dựng, phát triển thương hiệu của công ty trong từng thời kỳ, cùng với các đặc tính cần thiết phải tạo dựng cho thương hiệu; căn cứ vào trình độ, nhận thức của khách hàng mục tiêu; căn cứ vào chiến lược truyền thông của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh đối đầu trực diện; căn cứ vào cách thức tìm kiếm, thu nhận thông tin của người tiêu dùng ở các khu vực khác nhau; căn cứ vào sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các chương trình truyền thông.

Vai trò của thương hiệu

Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Chẳng hạn, khi nói đến Sony, Toyota, Toshiba,… không ai không biết đây là những sản phẩm nổi tiếng của Nhật, mặc dù ngày nay nó được sản xuất thông qua rất nhiều quốc gia dưới hình thức phân công lao động quốc tế hoặc dưới hình thức liên doanh, liên kết thông qua đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ.

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MV

Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn MV

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tư duy sáng tạo và trách nhiệm, luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong từng chi tiết nhỏ nhất, Công ty Cổ phần Tập đoàn MV đã, đang và sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu, phát triển để mang lại những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng. - Xây dựng các Trạm thông tin chỉ huy tại các đơn vị trực thuộc và các tàu CSB trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu kết nối, thu thập, xử lý các thông tin dữ liệu, ảnh, video bảo mật; phục vụ chỉ huy, điều hành, kết nối, chia sẻ thông tin về chống tội phạm, giảm thiên tai, ứng phó xử lý sự cố, tìm kiếm cứu nạn,…. - Đào tạo, chuyển giao công nghệ cho đội ngũ cán bộ của Cục CSB Dự án áp dụng các công nghệ mới hiện đang ứng dụng hiệu quả trên thế giới và có triển vọng trong nhiều năm tiếp theo gồm: Công nghệ IP, điện thoại VoIP đối, chuyển mạch IP đối với với hệ thống kết nối mạng, công nghệ tự động thiết lập kết nối ALE, nhẩy tầy FH, truyền số liệu, email, fax đối với hệ thống thông tin sóng ngắn,….

Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu ở công ty cổ phần tập đoàn MV

    Phân tích thành công SWOT, các nhà quản trị MVCorp còn tìm ra cho mình các cơ hội, những thời cơ trong kinh doanh mà công ty có thể sử dụng nguồn lực của mình để tận dụng như thời gian đầu thành lập để quảng bá hình ảnh của mình và tạo lập mối quan hệ, công ty đã mạnh dạn tiến hành nhiều dự án truyền thông và event lớn như tổ chức và truyền thông cho cuộc thi hoa hậu VN năm 2010, tổ chức tuần lễ du lịch Hạ Long và nhiều sự kiện khác nữa..Mặc dù truyền thông và sự kiện không phải là hướng phát triển mũi nhọn của công ty, nhưng nhờ vào đó MV đã có được nhiều đối tác khách hàng quan trọng như VTC, Vietle. Về Lĩnh vực an ninh – an toàn thông tin (MVS) cung cấp các Bộ giải pháp lọc nội dung truy cập Internet – phù hợp cho các đối tượng đặc biệt như trường học, bố mẹ cần kiểm soát con cái, các doanh nghiệp quy mô từ nhỏ tới lớn, bộ giải pháp tường lửa đa chức năng UTM, bộ giải pháp phòng chống tấn công từ chối dịch DoS/DDoS, bộ giải pháp bảo mật dữ liệu cho các thiết bị lưu trữ USB. Website nội bộ không chỉ là nơi cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động của công ty, các chương trình, sự kiện, các hoạt động văn hóa thể thao, tấm gương người tốt việc tốt trong công ty mà còn là nơi để gửi gắm những tâm sự của cán bộ nhân viên trong công việc cũng như đời sống thường ngày, là “đứa con tinh thần của người MV”, là một phần trong công việc của họ.

    Để tạo ra sự giao lưu, chia sẻ và gắn kết giữa các thành viên trong gia đình chung MV, ban truyền thông của công ty còn thường xuyên lên kế hoạch tổ chức các sự kiện gắn với các ngày lễ kỷ niệm trong năm, các hoạt động gặp mặt, giao lưu nội bộ như gặp mặt các thành viên mới, gặp mặt chúc mừng sinh nhật, gặp mặt của lãnh đạo với nhân viên nhân dịp lễ, tết… Hàng tháng ban truyền thông của công ty đều lên danh sách những nhân viên sinh nhật trong tháng, lên kế hoạch tổ chức gặp mặt vào ngày cuối cùng của tháng để chúc mừng sinh nhật và có những phần quà ý nghĩa và bất ngờ. Được đánh giá là một công cụ PR hữu hiệu, có tác dụng lan truyền rộng rãi nhất và công cụ này cũng đã được khai thác triệt để tại MV, bao gồm: Những bài viết về công ty, sản phẩm, dịch vụ cung cấp, về hoạt động phân phối, các chương trình, sự kiện của công ty.., những bài phát biểu hay lời cam kết của ban lãnh đạo, những tuyên bố của MV đối với công chúng..Những tài liệu này được công bố đến các báo và tạp chí mà MV đang có mối quan hệ.

    NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

    Tiềm năng, xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin trong tương lai

    Chính phủ Việt Nam luôn giành ưu tiên cho phát triển viễn thông để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và tạo lập môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư, kinh doanh hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư quốc tế đặc biệt là các tập đoàn viễn thông và Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Đây là một thị trường được đánh giá là vô cùng mới mẻ và có khả năng tăng trưởng đột biến trong vòng 1 - 5 năm tới và sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam từ nay đến năm 2015. Với nguồn lực và những giá trị quý báu mà MV đang nắm giữ nếu biết nắm bắt cơ hội và có một chiến lược kinh doanh đúng đắn chắc chắn công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công trên lĩnh vực mà MV đang hoạt động.

    Cơ sở cho kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu ở công ty Cổ phần tập đoàn MV

    - Phát huy thế mạnh và chủ động tạo sự khác biệt bằng việc chủ động đầu tư nghiên cứu, xây dựng phần mềm mang thương hiệu MV giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của mình. Dựa trên các đánh giá về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu ở công ty Cổ phần cổ phần tập đoàn MV, làm căn cứ cho kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty trong những năm sắp tới. Tóm lược lại nó được cô đọng thành các điểm chính sau : sức sống MV – nền tảng dấn đến thành công, sáng tạo MV – đam mê để khác biệt, thử thách MV – thất bại đổi trưởng thành, gắn kết MV – chung tay làm nên sức mạnh, tầm nhìn MV – bền vững tạo giá trị lâu dài.

    Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu MV trong thời gian tới

    Trong quyết định về chiến lược đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, Công ty cần có một chiến lược đầu tư đúng định hướng, không đầu tư tràn lan sang các lĩnh vực khác để giúp công ty tránh được những rủi ro, chi phí lớn, cần tập trung vào thế mạnh của công ty là cung cấp các giải pháp công nghệ viễn thông – công nghệ thông tin và an ninh quốc phòng. Phát triển sản phẩm mới chứa đựng nhiều rủi ro nên công ty cần triển khai thận trọng, có định hướng, không nóng vội mà bỏ qua các giai đoạn cần thiết, cần đầu tư nhân lực, vật lực cho quyết định này, từ khâu hình thành ý tưởng, thẩm định dự án, xây dựng chiến lược Marketing, sản xuất và thử nghiệm sản phẩm cho đến khi tung ra sản phẩm mới ra thị trường một cách hợp lý nhất. Công ty cần tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động PR nội bộ, đặc biệt là công tác truyền thông nội bộ với 4 công cụ chính là: hệ thống thông tin, hệ thống phát thanh, sự kiện nội bộ và các phong trào để tạo ra sự chia sẻ thông tin, tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, văn minh để xây dựng một tập thể đoàn kết, cùng chung sức cho mục tiêu của công ty.