MỤC LỤC
Nếu NLĐ có trình độ nhận thức cao họ sẽ dễ dàng nắm bắt và thông hiểu các chế độ chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị, các mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp, hiểu về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp, dễ dàng nhận biết lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Ở doanh nghiệp nào người lãnh đạo quan tâm đến việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp thường cũng sẽ nhận thức đúng đắn vai trò của TLTT, có thái độ thiện chí, hợp tác với tổ chức đại diện NLĐ để thương lượng đạt hiệu quả cao, góp phần mang lại nhiều lợi ích hơn cho NLĐ và xây dựng QHLĐ lành mạnh trong doanh nghiệp.
Theo mô hình này, công ty con được tổ chức dưới các hình thức: Các công ty do công ty mẹ sở hữu vốn 100%, các công ty do công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn, các công ty do công ty mẹ sở hữu vốn dưới 50% và các công ty liên doanh với nước ngoài có vốn góp của tập đoàn trên nguyên tắc tự nguyện. - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đặng ký, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn về kết quả hoạt động, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị cung cấp, trình Tập đoàn về phương án giá cước liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp. (Nguồn: BCH CĐ VNPT Lạng Sơn) Cũng trong năm 2021, Công đoàn VNPT Lạng Sơn đã kiện toàn chức danh 02 đồng chí tổ trưởng công đoàn trực thuộc do sát hập Trung tâm viễn thông Lộc Bình và Đình Lập (phù hợp với chuyên môn và cơ cấu sản xuất kinh doanh), 01 uỷ viên ban chấp hành nghỉ việc, 01 uỷ viên BCH luân chuyển Vinaphone, còn lại đội ngũ BCH Công đoàn VNPT Lạng Sơn giữ nguyên từ đầu nhiệm kỳ nên việc thực hiện nhiệm vụ cps phần thuận lợi, đồng thời hướng dẫn đoàn viên công đoàn thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của người đoàn viên.
Về thời điểm thương lượng tại VNPT Lạng Sơn: Thời điểm tốt nhất, phù hợp nhất để thương lượng: vào mùa mát mẻ để tránh không khí ngột ngạt, oi bức; dịp sinh nhật của NSDLĐ để tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái; dịp đánh giá của khách hàng để gia tăng áp lực; khi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên đà phát triển, DN ký kết được hợp đồng có giá trị lớn để tăng tính thuận lợi,. (Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát NLĐ) Từ biểu đồ 2.2 cho thấy, 80% người lao động hài với chế độ phúc lợi của doanh nghiệp, điều này cho thấy rằng doanh nghiệp quan tâm đến cán bộ nhân viên với mục đích tăng cường an ninh kinh tế của NLĐ đồng thời cải thiện và giữ chân nhân viên tiếp tục làm việc với doanh nghiệp. Tóm lại, mức độ hài lòng của NLĐ với phúc lợi hiện có công ty điều này cũng phản ảnh rằng doanh nghiệp đặt ưu tiên NLĐ lên trên hết đồng thời cũng có những tỷ trọng rất nhỏ nhưng NLĐ chưa thực sự hài lòng với phúc lợi, doanh nghiệp nên có những tìm hiểu và đánh giá để cải thiện tốt hơn những phúc lợi hiện có doanh nghiệp, góp phần thu hút thêm nhân tài cũng như giữ chân những NLĐ có năng suất lao động tốt.
- Trong năm 2021 đã tập huấn An toàn vệ sinh lao động do Trung tâm Bồi Dưỡng nghiệp vụ 3 thực hiện, Tập huấn cho nhân viên leo cột cao, Tập huấn phòng cháy chữa cháy do phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn - Công an tỉnh Lạng Sơn tập huấn vẫn còn hiệu lực theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy. Như vậy có thể thấy rằng, VNPT Lạng Sơn nên có thêm những buổi phỏng vấn, trao đổi với NLĐ để tìm ra nguyên nhân vì sao NLĐ không hài lòng với những chính sách mà công ty đang có, điều này giúp NSDLĐ có cái nhìn đánh giá khách quan, cải thiện chính sách, cũng như có thể thấu hiểu và đồng cảm nhận với NLĐ để từ đó giúp NLĐ có tinh thần thoải mái làm việc để cống hiến và phát huy vai trò, năng lực làm việc.
Thứ hai, về những quy định có lợi hơn so với pháp luật: Nội dung của bản TƯLĐTT được ký kết tại VNPT Lạng Sơn tương đối đầy đủ với những vấn đề liên quan đến lợi ích của NLĐ đã được các bên ký kết thoả thuận, thống nhất như: Việc làm và đảm bảo việc làm, đào tạo bồi dưỡng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp; An toàn vệ sinh lao động, đảm bảo chính sách xã hội. Ở đây thì phần lớn những buổi thương lượng tập thể tại doanh nghiệp mang hình thức tính chất diễn ra cho có, những buổi lấy ý kiến của NLĐ không thấy được những cải thiện sau đó mà chỉ mang tính chất rằng làm cho có, điều đó thể hiện qua những việc có những nhân viên thực sự không hài lòng với những chính sách hay phúc lợi mà họ được nhận. Như vậy, để TLTT tại doanh nghiệp diễn ra “thực chất”, hiệu quả, đòi hỏi sự nỗ lực của các chủ thể QHLĐ tại doanh nghiệp trong thực hiện TLTT; sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương và những thay đổi về luật pháp đặc biệt là pháp luật về TLTT khi Việt Nam đã phê chuẩn công ước số 98 về quyền tổ chức và TLTT của ILO để TLTT thể hiện đúng vai trò trong việc góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu và xây dựng QHLĐ lành mạnh tại doanh nghiệp.
Thứ năm, tiếp tục quan tâm và thực hiện hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động, phấn đấu giữ vững tình trạng an toàn như hiện nay, không để xảy ra tai nạn lao động, giảm thiểu mắc bệnh nghề nghiệp.
Cán bộ CĐCS phải xác định cần có những thông tin liên quan, hỗ trợ cho việc thương lượng; Kỹ năng xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần thoả thuận khi thương lượng, đây là vấn đề mà các bên cần thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm được lợi ích cơ bản cho người lao động với mức cao hơn hoặc bằng mức quy định của pháp luật; Kỹ năng tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động, theo đó người chủ tọa phải biết cách tổ chức lấy ý kiến, biết cách thuyết phục, dẫn dắt dư luận, thái độ của tập thể người lao động để tạo được sự đồng thuận; Kỹ năng tổ chức cuộc thương lượng, đây là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi các bên phải chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung cho cuộc thương lượng, nghệ thuật thương lượng, những tác động đến đối tác trong quá tŕnh thương lượng, đồng thời phải xử lư nhanh những bế tắc đối với các nội dung trong khi thương lượng. Hai là, đổi mới về phương pháp, hình thức tập huấn, bồi dưỡng theo hướng phù hợp với đặc điểm, điều kiện đơn vị; phù hợp với đối tượng cán bộ công đoàn các cấp, tập trung bồi dưỡng về kĩ năng và phương pháp tổ chức hoạt động công đoàn như: kỹ năng tuyên truyền miệng, kỹ năng đối thoại, kỹ năng vận động, thuyết phục, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tổ chức các sự kiện văn hóa trong công nhân, kỹ năng nắm bắt tâm trạng, tư tưởng của CNLĐ, kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công…. Các giải pháp trên đã được tổng kết đánh giá từ thực tiễn và những bài học kinh nghiệm; khi vận dụng thực hiện cần chú trọng công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ công đoàn và người sử dụng lao động về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thương lượng tập thể và ký TƯLĐTT, đảm bảo quyền lợi tập thể và trách nhiệm giữa hai bên, góp phần điều hoà lợi ích, ngăn ngừa mâu thuẫn xung đột trong quan hệ lao động, là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động.
Đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu tình hình mới; tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để thực hiện hiệu quả các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng NLĐ, thu hút NLĐ và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp tham gia Công đoàn Việt Nam. Đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức của công đoàn các cấp, nâng cao năng lực, hỗ trợ, tham vấn cho CĐCS hoạt động, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS nhằm phát huy lợi thế của mình trong việc tập hợp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn; giữ vững vai trò, vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức chính trị Việt Nam. Tăng cường tổ chức tập huấn cho cán bộ CĐCS về kỹ năng xây dựng, thương lượng Thỏa ước lao động tập thể, chỉ nên lựa chọn nội dung thương lượng thực chất và phải xuất phát nhu cầu của người lao động để tạo được sức mạnh tập thể trong quá trình đàm phán, thương lượng; Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cần tổ chức hội thảo, tọa đàm bàn các giải pháp nâng cao chất lượng Thỏa ước lao động tập thể, kịp thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị, doanh nghiệp có mô hình thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể hay, hiệu quả.