MỤC LỤC
Những kết luận và kiến nghị của luận án về hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội kinh doanh trái phép có tác dụng góp phần làm đổi mới hoạt động quản lý nhà nước theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời bảo đảm các yêu cầu đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với tình hình vi phạm về kinh doanh, tình hình tội kinh doanh trái phép. Vì vậy, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, đào tạo về khoa học pháp lý, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về chống hành vi kinh doanh trái phép, về tội kinh doanh trái phép thuộc các cơ quan quản lý thị trường, công an, kiéni sát, toà án.
Đặc điểm về các dang hành vi ma người phạm tội kinh doanh trái phép đã thực hiện (như kinh doanh không có giấy phép, kinh doanh không đúng với nội dung giấy phép hoặc kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký..) cũng thuộc về nội dung khái niệm cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm. Co cấu và tinh chất của tình hình tội kinh doanh trái phép bị chi phối bởi các đặc điểm cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội như đặc điểm kinh tế trong từng thời kỳ, về trình độ học vấn, truyền thống, đạo đức, thói quen, tâm lý, về thành phần, lứa tuổi.. Do đó, cơ cấu và tính chất của tình hình tội kinh doanh trái phép không giống nhau trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp và thời kỳ thực hiện nền kinh tế thị. trường định hướng XHCN. 16) trên phạm vi toàn quốc, số vụ án phạm tội kinh doanh trái phép bị đưa ra xét xử trung bình hàng. Khi đó, nếu các chủ thể chưa bảo đảm được các điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật đã tham gia thị trường, hay nói cách khác các chủ thể này đã không đăng ký kinh doanh hoặc tuy đăng ký kinh doanh nhưng lại hoạt động không đúng nội dung (ngành, nghề..) đăng ký, hoặc chưa có các giấy phép riêng đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định đã ra nhập thị trường sẽ là tiền đề, nguồn gốc tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh khác cũng như của người tiêu đùng luôn luôn trong nguy cơ bị xâm hại.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 (Điều 13), hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: đơn; điều lệ (đối với công ty); danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn); danh sách thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh); danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần); xác nhận về vốn pháp định (đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định). Đối với lĩnh vực kinh doanh, nếu việc xử lý vi phạm, tội phạm không nghiêm minh sẽ trở thành một trong những nguyên nhân và điều kiện làm cho những người tham gia thị trường vi phạm pháp luật, cho rằng pháp luật không đáng để họ tôn trọng, dẫn tới xử sự như kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã dang ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riéng trong trường hợp pháp luật quy định.
Sắc luật 01-SLt và Sắc luật 03-SL/76 tuy còn có những hạn chế, thiếu sót nhất định, như chưa thể hiện được sỏch lược phõn hoỏ cần thiết; chưa nờu rừ được các đối tượng phạm tội (không chỉ là bọn phạm tội chuyên nghiệp mà gồm những phần tử lợi dụng chức quyền); nội dung quy định đối với tội kinh doanh trái phép cũng như với các tội đầu cơ, buôn bán hàng cấm.. còn quá đơn giản, nhưng điều quan trọng là việc quy định về các tội phạm kinh tế đã. từng bước được hình thành và phát triển, góp phần vào sự hình thành và phát triển của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự ở nước ta nói riêng). Có thể nói việc quy định hình phạt cải tạo không giam giữ tại Điều 6 Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép là một mốc quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, đã làm phong phú thêm hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam và góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới [28, tr.252].
Nay hoàn toàn khác, tự do kinh doanh đã trở thành một quyền hiến định (Điều 57, Hiến pháp năm 1992) nên chỉ trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn đối với mọi ngành nghề không bị Nhà nước cấm kinh doanh, cá nhân, tổ chức không phải xin phép bất cứ một cơ quan nào mà chỉ việc tiến hành làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh còn cơ quan Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký (Điều 12, Luật Doanh nghiệp năm 1999). Do đó, đối với dấu hiệu thứ nhất của tội kinh doanh trái phép chỉ quy định các hành vi kinh doanh trái phép là kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định, thay vì trước đây quy định là kinh doanh không có giấy phép, kinh doanh không đúng với nội dung giấy phép. a) Kinh doanh không có đăng ky kinh doanh. Day là trường hợp cá nhân,. tổ chức tiến hành kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh. Về trường hợp này trong thực tiễn còa có những cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất cho rằng: tổ chức, cá nhân khi tiến thành kinh doanh đã không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cách hiểu thứ hai cho rằng: tổ chức, cá nhân khi. tiến hành kinh doanh đã không thực hiện việc đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân khi kinh doanh đã không đăng. ký tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; hộ kinh doanh cá thể khi kinh doanh đã không đăng ký tai Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện [93, tr.101- 140]. Tác giả luận án không đồng tính với cách hiểu thứ hai về trường hợp có đăng ký kinh doanh. Vì tổ chức, cá nhân sau khi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh phải sau một thời gian nhất định và cũng phải bảo đảm các điều kiện nhất định thì mới được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ví dụ: doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp này có đủ các điều kiện theo quy định [93, tr.107-110]. Tổ chức, cá nhân chỉ có quyền kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề phải có điều kiện. Việc tổ chức, cá nhân tiến hành kinh doanh khi chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho dù đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hồ sơ ấy đã thoả mãn các điều kiện đặt ra thì vẫn là kinh doanh trái phép. Do đó, trường hợp kinh doanh không có đăng ký kinh doanh cần được hiểu theo cách thứ nhất mới đúng với tinh thần của điều luật. b) Kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, để cho chính xác, thống nhất với các văn bản xử lý vi phạm hành chính hiện hành, trong cấu thành của tội kinh doanh trái phép và của nhiều tội phạm khác như tội trốn thuế (Điều 161), tội lừa đối khách hàng (Điều 162).. “dấu hiệu đã bị xử lý hành chính” được chỉnh sửa thành “đã bị xử phạt hành chính”. Nhưng từ khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 có hiệu lực thì khái nệm “xử lý hành chính” và “xử phạt hành chính” đã có sự phân biệt. Trong khi đó, tại Bộ luật hình sự năm 1985, quy định dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính” của tội kinh doanh trái phép và nhiều tội phạm khác chưa được sửa đổi, bổ sung cho thống nhất. Các văn bản hướng dẫn về vấn đề này lại chưa có, nên trên thực tế đã có những cách hiểu và áp dụng khác nhau, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả đấu tranh với tình hình tội kinh doanh trái phép. Theo tác giả luận án, khái niệm “xử lý hành chính” rộng hơn, ngoài các biện pháp xử phạt hành chính còn bao gồm các biện pháp khác. Ví dụ: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính. Do đó, tại Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 về tội kinh doanh trái phép cũng như với nhiều tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác quy định dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm” mới chính xác. Với quy định này sẽ tránh được những cách hiểu khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất các quy định về tội kinh doanh trái phép và cũng có nghĩa là góp phần tích cực vào đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm này. Đây là trường hợp quy định về hai loại án tích khác nhau. Loại thứ nhất, đã bị kết án về tội kinh doanh trái phép, chưa được xoá án tích, nay lại có hành vi kinh doanh trái phép, nghĩa là chưa quá một năm nếu họ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; là 3 năm nếu họ bị phạt tù tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời. Hanh vi “còn vi phạm” này không đòi hỏi phải cùng dạng với hành vi đã bị Tòa án kết tội bằng một bản án. Tức là hành vi kinh doanh trái phép xảy ra sau có thể là dạng hành vi kinh doanh không có đăng ký hoặc dạng hành vi kinh. doanh không đúng với nội dung đã đăng ký.. mà hoàn toàn không phụ thuộc vào dạng hành vi trước đây đã thực hiện và bị kết án. trường hợp đã bị toà án kết án bằng một bản án về một trong các tội này nhưng chưa được xoá án tích mà lại có hành vị kinh doanh trái phép nghĩa là tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án chưa quá các thời hạn sau đây : “a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm; c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lam năm; d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm” (Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999). Tuỳ thuộc vào từng bản án cũng như tội danh đã được tòa án kết tội bằng một bản án mà có thời hạn bị coi là chưa được xoá án tích đối với mỗi người. bị kết án khác nhau. c) Hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Sự tác động của nền kinh tế thị trường: Tình hình tội kinh doanh trái phép cũng như các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác tiếp tục bị tác động bởi những đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (được đề cập tại mục 1.1.1, tr 8 - 9), đồng thời còn bị chi phối bởi. Trong khi đó, lực lượng cán bộ, công chức này phần lớn chưa ngang tầm với các nhiệm vụ mới, một bộ phận lại non kém về chuyên môn, yếu về phẩm chất đạo đức, còn nặng phong cách làm việc thời bao cấp với cơ chế “xin - cho” đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả của công tác đăng ký kinh doanh.
(1992) khi được ban hành là chưa thể hiện sự bình đẳng của các thành phần kinh tế gia nhập thị trường. Các quy định thiếu công bằng này đã trở thành những nguyên nhân và điều kiện dẫn tới việc các cá nhân, tổ chức kinh. doanh vi phạm pháp luật. Bên cạnh những mặt tích cực như thúc đẩy sản xuất phát triển, khơi dậy mọi tiềm năng phát triển kinh tế., thì ngay trong bản thân nền kinh tế thị trường đã hàm chứa những vấn đề tiêu cực như nạn thất nghiệp, phân hoá sâu sắc các tầng lớp xã hội, kinh doanh trái phép gia tăng.. Chính vì vậy, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng với việc phát triển kinh tế phải giải quyết phù hợp các vấn đề xã hội, thống nhất giữa tăng trưởng. kinh tế với công bằng xã hội. Do đó, pháp luật phải vừa bảo đảm mọi người. được tự do kinh doanh, vừa phải bảo đảm được lợi ích xã hội, của người lao động.. Nếu quá dé cao mục tiêu công bằng xã hội, nhân dao và tiến bộ xã. hội sẽ làm hạn chế hoạt động kinh doanh, hạn chế tăng trưởng kinh tế. Đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta cùng với những mặt tích cực như thúc đẩy kinh tế, kinh doanh phát triển thì đồng thời cũng hàm chứa những mặt tiêu cực như phát sinh, tồn tại và phát triển vi phạm pháp luật và tội phạm nói chung, kinh doanh trái phép. b) Đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Đường lối đổi mới kinh tế đã được Đảng đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) và tiếp tục được hoàn thiện qua các Đại hội VỊI, VIH và IX. Việc dựa vào cơ sở này là bảo đảm vững chắc cho tính định hướng XHCN khi đưa ra những định hướng, quan điểm và giải pháp đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Thời gian tới, đường lối phát triển kinh tế được thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, với những nội dung chủ yếu sau đây :. - Nhiệm vụ bao trùm và trọng yếu nhất là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại [25, tr.89]. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này là sự nghiệp. chung của toàn dân tộc, của mọi thành phần kinh tế, là sự phát huy mạnh mẽ nội lực, cũng như các nguồn lực từ bên ngoài. “Tập trung tháo gỡ mọi vướng. mắc, xoá bỏ mọi trở ngại để khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân, cổ vũ các. nhà kinh doanh va mọi người dan ra sức làm giàu cho minh và cho đất nước”. - Đảng thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cùng hợp tác, phát triển, cạnh tranh lành mạnh, đồng hành xây dựng đất nước [25, tr.95-96]. - Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường, đặc biệt các loại thị trường quan trọng hiện chưa có hoặc còn sơ khai, như thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường khoa học va công nghệ.. Đường lối phát triển kinh tế mà Đảng đề ra đã tạo cơ hội phát triển cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh phần lớn các cá nhân, tổ chức chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động kinh doanh thì không ít những cá nhân, tổ chức đã lợi dụng để kinh doanh trái pháp luật. Vì đây là vấn đề mới, nhiều lĩnh vực pháp luật chưa có quy định, những lĩnh vực pháp luật đã quy định cũng không tránh khỏi thiếu sót, sơ hở do còn thiếu kinh nghiệm. Do đó, có thể nói cơ hội kinh doanh càng nhiều cũng có nghĩa là khả năng nảy sinh những hành vi kinh doanh bất hợp pháp càng lớn. Điều đó đặt ra vấn đề, pháp luật về kinh tế nói chung về kinh doanh nói riêng phải không ngừng được tổng kết, đánh giá để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cũng như không ngừng nâng cao vai trò, khả năng quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, của các cán bộ, công chức nhà nước. c) Thực tiên đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm và những thành tựu nghiên cứu khoa học pháp lý.
Tác giả luận án cho rằng, các cơ quan công an, kiểm sát, toà án có thể vẫn tiến hành thống kê theo đặc thù của ngành mình nhưng đối với một số tiêu chí nhất định cần phải thống nhất như về thời gian thống kê (bắt đầu và kết thúc); số dia phương gửi báo cáo..Hiện nay, có tình hình số liệu thống kê của các ngành rất khác nhau, như một số năm, số liệu về bị cáo đưa ra xét xử lại lớn hơn số liệu bị can bị truy tố hoặc số bị can bị truy tố lại lớn hơn số bị can bị khởi tố. Bên cạnh việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đăng ký kinh doanh có tính phổ cập tới mọi đối tượng như cán bộ trong các cơ quan nhà nước, các cơ quan báo chí và các tầng lớp nhân dân nhưng đặc biệt cần chú ý vai trò của cán bộ, công chức nhà nước có liên quan trực tiếp về đăng ký kinh doanh, về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm trong kinh doanh.