Vai trò của Hệ thống thông tin trong việc thực hiện chiến lược cạnh tranh tại chuỗi cửa hàng Jollibee ở Việt Nam

MỤC LỤC

Đề xuất chiến lược cạnh tranh cho Jollibee

Hiện nay, nước ta có hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 22,5% dân số cả nước cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vòng 5 năm trở lại đây đang là thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh doanh fastfood. Điều đó đồng nghĩa với việc, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ ăn nhanh đang gia tăng, do đó doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một chiến lược để phát triển thương hiệu một cách khác biệt hơn, độc đáo hơn so với đối thủ. Dựa vào việc phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, ta có thể thấy rằng những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn tại của công ty là đối thủ cạnh tranh, quyền thương lượng của khách hàng và các sản phẩm thay thế.

Hầu hết, khách hàng tìm đến dịch vụ của Jollibee nói riêng và các thương hiệu đồ ăn nhanh nói chung đều do nguyên nhân họ quá bận rộn, không có thời gian dành cho các bữa ăn nên khi tìm đến fastfood họ luôn có nhu cầu được phục vụ trong thời gian ngắn nhất, ít phải chờ đợi. Vì vậy Jollibee cần có chiến lược khác biệt hóa, sử dụng chiến lược khác biệt hoá: ứng dụng công nghệ vào việc mua hàng là hoàn toàn hợp lý và có hiệu quả cao. Việc sử dụng chiến lược khác biệt hoá bằng ứng dụng công nghệ vào quy trình mua hàng giúp cho Jollibee cũng như khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua đồ so với quy trình cũ.

Khách hàng sử dụng dịch vụ tại Jollibee đa số là đối tượng trẻ tuổi, những người luôn ưa thích và trải nghiệm công nghệ, sự nhanh chóng và tiện lợi của việc order món tự động này hứa hẹn sẽ chinh phục được khách hàng. Dựa vào chiến lược cạnh tranh này, Jollibee sẽ tăng lượng khách hàng, số lượng tiêu thụ mặt hàng, đạt được hiệu quả kinh doanh và tăng tính cạnh tranh với đối thủ.

Mô hình chuỗi giá trị của Jollibee

Mô hình chuỗi giá trị là gì?

 Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): là việc tiếp nhận, lưu trữ và phân phối nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất.  Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales): liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức bán hàng, kênh phân phối, định giá và quản lý sản phẩm cuối cùng để đảm bảo nhắm được mục tiêu đến các nhóm người tiêu dùng thích hợp.  Dịch vụ (Service): là các hoạt động cần thiết để duy trì hiệu suất của sản phẩm sau khi sản phẩm được sản xuất và bao gồm những yếu tố như cài đặt, đào tạo, bảo trì, sửa chữa, bảo hành và dịch vụ sau bán hàng.

 Phát triển công nghệ (Technology development): có thể được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, trong quá trình các sản phẩm mới được phát triển, thiết kế, và trong quá trình tự động hóa.  Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management): bao gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng và giữ chân nhân viên phù hợp để giúp thiết kế, xây dựng và tiếp thị sản phẩm.  Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure): là liên quan đến việc cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, lập kế hoạch, kế toán, tài chính và kiểm soát chất lượng của tổ chức.

 Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): Jollibee lấy gà và những nguyên liệu đầu vào khác từ những nông trại lớn trên toàn thế giới.  Chế tạo (Operations): Nhà máy Jollibee được đầu tư dây chuyền hiện đại, hoạt động theo quy trình khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Nhờ vậy, Jollibee đảm bảo tất cả sản phẩm khi phục vụ tại cửa hàng đều được đồng nhất về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực phẩm đã qua chế biến được phân loại theo từng khu riêng biệt để bảo quản kỹ lưỡng trước khi chuyển đến các cửa hàng trên toàn quốc. Thực phẩm chế biến phân phối đến Jollibee hơn 150 cửa hàng tại khắp các chi nhánh tại Việt Nam. Hãng khuyến khích đảm bảo 30 phút vận chuyển trong thành phố cung cấp một dịch vụ tuyệt vời nhất.

Hãng luôn duy trì những hình thức quảng cáo như trên MXH, quảng cáo TV, … Hãng luôn tung ra rất nhiều khuyến mãi như “Gà sốt cay chỉ với 35k”, “Combo cặp đôi ăn ý chỉ 139K”,. Jollibee sử dụng chiến lược về giá để dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên, công sở,.  Dịch vụ (Service): Jollibee luôn yêu cầu chất lượng cao và dịch vụ khách hàng nhanh chóng bởi vì đây chính là một chiến lược cạnh tranh.

Thiết kế quy trình nghiệp vụ

Quy trình nghiệp vụ bán hàng tại quầy hiện tại của Jollibee

Khi chọn xong hình thức, nhân viên chốt đơn và khách hàng chọn hình thức thanh toán, chuyển qua tác vụ 4. + Kết thúc khi khách hàng chọn xong hình thức sử dụng món và bắt đầu thanh toán.  Nhà bếp tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện đơn, mang đồ cho khách và kết thúc.

+ Bắt đầu khi nhà bếp tiếp nhận đơn + Kết thúc khi khách hàng nhận được đồ.  Cổng G04: Tỷ lệ khách hàng chọn thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ ngân hàng là như nhau.

Bảng 1. Quy trình mua hàng tại quầy của Jollibee
Bảng 1. Quy trình mua hàng tại quầy của Jollibee

Cải tiến quy trình mua hàng bằng sử dụng Kiosk Cải tiến quy trình mua hàng bằng cách sử dụng các kiosk

Hoàn tất lựa hình thức sử dụng món chuyển qua phương thức thanh toán và thực hiện tác vụ 3. Nhà bếp tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện đơn, sau đó mang đồ cho khách, kết thúc.

Hình 15. Quy trình bán hàng cải tiến
Hình 15. Quy trình bán hàng cải tiến

So sánh hiệu quả giữa quy trình cải tiến và quy trình hiện tại

Với chiến lược khác biệt hoá: ứng dụng công nghệ vào việc mua hàng bằng cách lắp đặt các ki ốt gọi món tự động, quy trình cải tiến mang lại hiệu quả tiềm năng cho Jollibee. Thay vì trao đổi trực tiếp với nhân viên order, khách hàng có thể xem thực đơn, đặt hàng trực tiếp trên ki ốt của Jollibee, điều này giúp khách hàng có những trải nghiệm mới mẻ về dịch vụ và công nghệ đặt hàng. Tự động hoá ki ốt đem lại rút ngắn thời gian đặt hàng, giúp khách hàng không phải chờ lâu đặc biệt là trong giờ cao điểm, cuối tuần hay ngày lễ.

Ki ốt sẽ thu thập được thông tin, dữ liệu về xu hướng đặt món (hành vi tiêu dùng) của khách từ đó đưa ra chiến dịch tiếp thị xúc tiến bán hàng. Một khách hàng khi mua ở Jollibee sẽ sử dụng thẻ ngân hàng hoặc tiền mặt cho ki ốt để thanh toán cho các món ăn. Khi khách hàng chọn món xong, ki ốt sẽ đưa ngay ra tổng số tiền phải trả.

Nếu khách hàng quẹt thẻ ngân hàng, hệ thống máy quẹt thẻ sẽ tra cứu thông tin trên hệ thống dữ liệu và thông tin thẻ. Sau đó chấp nhận thanh toán hoặc báo lỗi dựa vào số dư tài khoản ngân hàng. Hệ thống xử lý giao dịch sẽ giúp tăng tốc giao dịch, không khiến khách hàng phải chờ đợi thanh toán trong một thời gian dài, tối ưu chi phí về việc thuê rất nhiều nhân viên thu ngân.

Việc sử dụng ki ốt còn làm tăng độ chính xác khi khách hàng thanh toán.

THÔNG TIN SILO 7.1. Khái niệm

Ứng dụng hệ thống ERP trong việc cải tiến quy trình của công ty 1. Tổng quát về ERP

ERP quản lý được các quy trình kinh doanh, lấy quy trỡnh làm trung tõm giỳp thụng tin rừ ràng, minh bạch và cú cỏi nhỡn đầy đủ, logic, chính xác. - Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ - Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án. Khi sử dụng hệ thống ERP thì các quy trình và hệ thống thông tin của Jollibee được tích hợp, thống nhất chặt chẽ với nhau.

Do hầu hết hoạt động của các bộ phận và mọi nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp đều liên quan mật thiết đến bộ phận kế toán nên phân hệ quản lý tài chính kế toán trong hệ thống giải pháp ERP tổng thể cực kỳ quan trọng. Với tính liên kết dữ liệu đồng nhất toàn hệ thống ERP, phân hệ kế toán ERP sẽ có sự kế thừa dữ liệu chặt chẽ, chính xác và tức thời từ các bộ phận khác trong doanh nghiệp như quản lý kho, bán hàng… giúp tối đa hóa năng suất làm việc của cán bộ nhân viên hay giúp nhà quản trị, ban lãnh đạo luôn có được những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ban đầu muốn có số liệu để làm kế toán thì cần các chứng từ có liên quan còn sau khi sử dụng hệ thống giải pháp ERP thì các chứng từ được số hóa ngay trên phần mềm, đem lại dữ liệu chính xác khi cần truy xuất.

Ngoài ra, giải pháp ERP kiểm soát số liệu trên phiếu xuất vật tư theo một quy trình hoặc quy tắc nhất định, còn phần mềm kế toán truyền thống không có khả năng.