Hoàn thiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang: Đánh giá thực trạng, giải pháp và khuyến nghị

MỤC LỤC

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

* Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đến mức thấp nhất, tiến tới thoát nghèo bền vững tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Sơn. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; đưa ra nhận định về thành công; tồn tại, hạn chế trong tổ chức, thực thi các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn.

Đối tượng và phạm vi của đề án

- Hệ thống húa và làm rừ một số vấn đề về lý luận về chớnh sỏch giảm nghốo.

Phương pháp nghiên cứu

+ Phỏng vấn các chuyên gia: Tổ chức 05 cuộc phỏng vấn với các chuyên gia về phát triển cộng đồng, quản lý chính sách, và các lĩnh vực liên quan để có cái nhìn sâu sắc hơn về các chính sách giảm nghèo và cách thức cải thiện chúng (cán bộ/lãnh đạo phòng LĐ TB&XH; phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; phòng Y tế;. phòng Dân tộc phòng Giáo dục – Đào tạo; Đài Truyền thanh, phòng Văn hoá và Thông tin). + Phân tích: Phân tích dữ liệu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói, như là mức độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế và xã hội của các gia đình; sự hiệu quả của các chính sách giảm nghèo bằng cách so sánh dữ liệu trước và sau khi triển khai chính sách, hoặc so sánh giữa các khu vực đã triển khai và chưa triển khai chính sách.

Những đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận

Bằng cách áp dụng các phương pháp này, chúng ta có thể đánh giá chính xác tác động của các chính sách giảm nghèo và đề xuất những cải tiến hoặc điều chỉnh để tăng cường hiệu quả của chúng.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Nội dung nghiên cứu về chính sách giảm nghèo của địa phương cấp huyện 1. Xây dựng chính sách giảm nghèo

Đất đai là cố định và khó có thể mở rộng do đó muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai thì cần phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích, đặc biệt trong đất đai còn chứa nhiều tài nguyên quý đối với quá trình giảm nghèo như khoáng sản, nước ngầm, tài nguyên rừng,…. Nhân dân chính là người thụ hưởng những lợi ích của chính sách công, đặc biệt người dân nghèo trong xã hội được thụ hưởng những lợi ích do thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đem lại, nên vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân để họ tham gia nhiệt tình vào công cuộc XĐNG và làm giàu nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và cho xã hội.

Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách giảm nghèo tại một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Yên Sơn

Hàng năm ban hành thực hiện Kế hoạch kiểm tra, giám sát chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại các xã, thị trấn; thông qua kiểm tra, giám sát tại cộng đồng để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc Chỉ đạo Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về thực hiện giảm nghèo bền vững,. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo có hiệu quả cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở; sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác giảm nghèo.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

Thực trạng nghèo của huyện Yên Sơn

Chỉ số đo lường thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo tập trung nhiều nhất ở các chỉ số: Việc làm, giáo dục, nhà ở, sử dụng dịch vụ viễn thông và cũng tập trung chủ yếu ở những xã đặc biệt khó khăn, xã vùng sâu, vùng xa,. Tỷ lệ nghèo cao tập trung chủ yếu ở các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng sâu, vùng xa như xã: Trung Minh, Hùng Lợi, Công đa, Đạo Viện.

Kết quả phân tích thực trạng về chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn Huyện giao chỉ tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các xã, thị trấn; chỉ đạo rà soát các ngành nghề phù hợp với quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã, thị trấn; khảo sát thực trạng lao động, việc làm tại các địa phương và thực trạng sử dụng lao động, nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ chế nghề của các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng lao động để định hướng nghề, hỗ trợ việc đào tạo nghề. Các giải pháp công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ tích cực: xây dựng mô hình trồng chè sạch tại xã Nhữ Hán, Mỹ Bằng; cây ăn quả bưởi xã Xuân Vân, Phúc Ninh; nhãn hiệu miến dong xã Lực Hành… Hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ trên địa bàn huyện đã góp phần giúp người dân, nhất là hộ nghèo, hộ nghèo thiếu kinh nghiệm sản xuất tiếp cận được với phương thức sản xuất, khoa học kỹ thuật mới thuận lợi vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập.

Bảng 2.4. Kết quả thực hiện cho vay vốn trên địa bàn huyện Yên Sơn
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện cho vay vốn trên địa bàn huyện Yên Sơn

Nhận xét chung về thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn

Cơ chế chính sỏch cũn chồng chộo, bất cập, chưa phõn định rừ từng loại đối tượng hỗ trợ và mang tính đồng đều, không tập trung dẫn đến hiệu quả giảm nghèo so với đầu tư, hỗ trợ đạt ở mức độ trung bình, làm nảy sinh tư tưởng ỷ lại của người dân. Cơ chế của chính sách có nhiều điểm chưa sát với thực tế, nhiều qui định trong các chính sách được đưa ra chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế ở địa phương do đó khi triển khai chính sách đã bộc lộ nhiều bất cấp.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN

    Tổ chức đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử huyện Yên Sơn (http://yenson.tuyen quang.gov.vn) đảm bảo thuận tiện cho người lao động trong việc tra cứu thông tin tuyển dụng, tuyển sinh. - Đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc trong nước, đi làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong và ngoài tỉnh, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động góp phần giảm nghèo bền vững, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương;. nâng cao chất lượng nguồn lao động; đặc biệt là về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương. Hỗ trợ, tư vấn định hướng đầu tư và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cho lao động đi làm việc ở nước ngoài hết thời hạn hợp đồng về nước. Tạo cơ hội, môi trường cho đoàn viên, thanh niên, người lao động trên địa bàn huyện được tiếp cận đầy đủ thông tin về thị trường lao động, giúp người lao động tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ. Hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo và chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống cho hộ nghèo. Cải thiện sinh kế, tạo việc làm cho Nhân dân thông qua việc sử dụng các nguồn lực từ các Chương trình hỗ trợ Nhà nước như Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ Nhân dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững… thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo ổn định sinh kế, sửa chữa và làm nhà ở, phát triển sản xuất, tạo việc làm. Hướng dẫn Nhân dân ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất; tuyên truyền vận động các hộ gia đình, tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ vừa phát triển hợp tác xã, tạo việc làm cho các hộ thoát nghèo. Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Tuyên truyền người dân thay đổi tập quán canh tác, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng nâng cao mẫu mã, chất lượng an toàn, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Chủ động đầu tư hoặc liên kết với các doanh nghiệp về sản xuất, chế biến sâu, bảo quản, đóng gói, quảng bá, tiêu thụ nông sản. Xây dựng các dự án về chuyển giao khoa học công nghệ cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện:. Dự án Đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo nhằm hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Gắn việc đào tạo chuyển giao khoa học tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với xây dựng phương án vay vốn tín dụng ưu đãi để sản xuất; tăng cường các loại hình, mô hình phát triển hợp tác liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo với doanh nghiệp thông qua hợp tác xã. Hoàn thiện các chương trình, dự án, mô hình kinh tế. Hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho hộ nghèo do thiếu đất sản xuất. Huy động nguồn lực thực hiện có hiệu quả Dự án hỗ trợ đất sản xuất và quy hoạch, bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục duy trì các biện pháp ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho hộ phải di chuyển, tái định cư phục vụ cho xây dựng các công trình hạ tầng, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Các giải pháp khác. Thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu và bàn ghế học sinh, trang thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp, khu nội trú;. sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số. Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đến trường; giảm tối đa tỷ lệ trẻ em không được đến trường. Triển khai có hiệu quả tiểu Dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng thuộc Dự án 3 hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ y tế, khám chữa bệnh cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Tích cực triển khai các giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo hiểm y tế vận động các tổ chức, cá nhân hướng về công tác thiện nguyện trao tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Chủ động, tập trung huy động và phân bổ nguồn lực; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục đích ý nghĩa của Đề án Đề án 308 về xóa nhà ở tạm dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025 đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân để cùng chung tay giúp các hộ nghèo an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng với Quỹ "Vì người nghèo" các cấp hỗ trợ xây dựng nhà, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo đang ở nhà đơn sơ, nhà dột nát. Ưu tiên đối tượng hộ nghèo là hộ chính sách. người có công, chủ hộ là người cao tuổi, người khuyết tật, hộ nghèo tại các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới. Triển khai hỗ trợ kịp thời các hộ gia đình bị thiệt hại về nhà ở do thiên tai, hỏa hoạn. Chú trọng thực hiện hỗ trợ di dời nhà ở của người dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, khu vực rừng phòng hộ. d) Hỗ trợ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường. Tích cực truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức các phong trào vệ sinh môi trường gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; thực hiện Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, hỗ trợ và vận động Nhân dân xây dựng 03 công trình vệ sinh ở nông thôn (nhà tắm, nhà tiêu, xử lý chất thải chăn nuôi) gắn với thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới về môi trường. đ) Hỗ trợ giảm nghèo về thông tin. Thực hiện Tiểu dự án 1 giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhằm xây dựng và củng cố hệ thống thông tin- truyền thông cơ sở bao gồm hỗ trợ thông tin, đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở và nội dung thông tin tuyên truyền nhằm đảm bảo thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật được đưa đến phục vụ người dân, vùng sâu, vùng xa. Đầu tư nâng cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện, các điểm Bưu điện văn hóa xã, hạ tầng về viễn. thông ở vùng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tiếp cận thông tin qua hệ thống internet, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại, được tiếp cận thông tin và xem truyền hình thường xuyên. e) Trợ giúp pháp lý.