MỤC LỤC
- Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất chất lượng và tính ổn định của giống lê VH6 tại một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc. - Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) nâng cao năng suất và chất lượng cho giống lê VH6.
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) nâng cao năng suất và chất lượng cho giống lê VH6.
Tuy nhiên, ở những nơi có độ cao so với mặt nước biển quá cao thì sẽ gặp hiện tượng vận tốc gió ở trên cao mạnh, làm cho sự hoạt động của ong mật sẽ kém và ảnh hưởng trực tiếp tới sự thụ phấn cho hoa lê, vì vậy nên tránh trồng lê ở những nơi quá cao so với mặt nước biển. Nếu ánh sáng quá yếu không đủ cho cây quang hợp thì sẽ có hiện tượng cây mọc vống, thân cây không chắc, ảnh hưởng đến phân hoá mầm hoa và phát dục kém, ảnh hưởng đến màu sắc quả vì sắc tố quả sẽ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, nếu quá thiếu thì dẫn đến cây bị chết.
Ngoài ra một số nơi như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ cũng đã nhập nội một số giống như: Hoàng Hoa, Thương Khê để trồng thử nghiệm, nhưng kết quả thu được chưa như mong muốn, có thể tại những nơi này chưa đủ độ lạnh cho sự phát triển của lê, sau đó tập đoàn các giống lê này đã được chuyển lên Trung tâm Nghiên cứu và Phỏt triển Cõy ụn đới để tiếp tục theo dừi đỏnh giỏ, kết quả cho thấy cỏc giống lê này phù hợp với điều kiện thời tiết trên khu vực khí hậu lạnh như Sa Pa. Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao, có địa hình phức tạp, độ chia cắt mạnh, có núi đá xen với núi đất, độ dốc lớn bình quân: 26 - 30 độ, một số vùng có độ cao từ 700 đến trên 1.000 m so với mặt biển nên mang đặc điểm khí hậu ôn đới, những khu vực này có thể trồng được một số loại cây ăn quả ôn đới như lê, hồng, mận, đào… Ở địa bàn vùng cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nguồn thu nhập chính của các hộ dân nơi đây là từ sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn.
Bốn loại túi được đánh giá bao gồm (A) túi ngăn ánh sáng xuyên qua, (B) túi hai lớp màu xám vàng, (C) túi một lớp màu trắng và (D) túi màu trắng hai lớp. Kết quả cho thấy: quả được bao 2 lần sáng và đẹp hơn, ít có màu nâu đỏ và ít chấm hơn so với quả được bao 1 lần hoặc bao đối chứng. Đối chứng và trái cây được đóng túi hai lần có chất rắn hòa tan cao hơn so với trái cây được đóng túi một lần và không có sự khác biệt về độ axit có thể chuẩn độ. Độ cứng của quả không khác nhau giữa các phương pháp xử lý, nhưng việc đóng bao dẫn đến tỷ lệ tế bào đá thấp hơn. Tỷ lệ mất nước và tỷ lệ thối ở quả được đóng túi hai lần thấp hơn so với quả được đóng túi một lần trong thời gian bảo quản 13 ngày ở 25°C, nhưng độ cứng của quả không khác nhau giữa chúng. Kết quả chỉ ra rằng đối với lê 'Cuiguan', việc đóng túi hai lần sẽ hữu ích hơn để sản xuất trái cây chất lượng cao hơn so với đóng túi một lần. Shi Chun-hui et al. Pr/Pfr = 0,78), màu nâu đỏ xuất hiện muộn hơn và bao phủ một khu vực nhỏ hơn so với những gì xảy ra với các màu khác của túi; hơn nữa, với túi màu xanh lá cây, thời gian hình thành màu nâu đỏ muộn hơn 40 ngày so với nhóm đối chứng. Jones et al.,(1998) [63] đặc biệt khuyến nghị rằng, để tránh lãng phí nguồn carbohydrate và thu được lợi ích tối đa về kích thước và chất lượng quả, nên thực hiện các biện pháp điều tiết cây trồng vào đầu mùa trước khi hoàn thành quá trình phân chia tế bào; Sự chậm trễ trong việc loại bỏ hoa/quả thừa càng lâu thì khả năng mất kích thước và độ chắc của quả càng lớn.
Tuy nhiên, đến nay chưa có những đánh giá khả năng thích nghi và cho sản phẩm thu hoạch (năng suất, chất lượng, tính ổn định) của cây lê VH6 khi trồng lâu năm tại các vùng khí hậu lạnh khác nhau đó. Do vậy rất cần có các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá khả năng thích ứng của giống, kĩ thuật canh tác phù hợp cho cây lê VH6 nhằm khuyến cáo, mở rộng sản xuất cây lê tại các vùng khí hậu ôn đới phía Bắc, thúc đẩy phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, tạo sinh kế, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc nơi đây.
- Chỉ tiờu theo dừi: Đường kớnh tỏn, đường kớnh thõn, số đợt lộc/năm, chiều dài lộc xuân, đường kính lộc xuân, thời gian rụng lá, thời gian ra hoa, thời gian thu hoạch, đường kính quả, chiều cao quả, khối lượng quả, số quả/cây, năng suất, mức nhiễm sâu hại (ruồi đục quả, rệp mềm, sâu đục thân), bệnh hại (thối thân, thối rễ; bệnh đốm đen) (Phương pháp đánh giá được trình bày tại mục 2.3.4). - Chỉ tiờu theo dừi: Theo dừi năng suất của giống lờ VH6 trong 4 năm liên tục ở các độ tuổi thu hoạch khác nhau (mỗi độ tuổi được coi là 1 giống) để đánh giá khả năng thích ứng và độ ổn định về năng suất quả của giống lê VH6 tại một số tiểu vùng sinh thái mô phỏng theo mô hình tương tác giữa kiểu gen và môi trường của Eberhart và Russell (1966) (Phương pháp đánh giá được trình bày tại mục 2.4).
Số liệu ở bảng 3.6 trình bày kết quả phân tích phương sai tổng hợp năng suất của giống lê VH6 thí nghiệm ở 8 tuổi thu hoạch qua 4 địa điểm: Sa Pa, Bắc Hà, Ngân Sơn và Sìn Hồ cho thấy hầu hết năng suất của giống lê VH6 ở cùng một tuổi thu hoạch ở các điểm thí nghiệm khác nhau đều tương đương nhau (sai khác không có ý nghĩa thống kê) (Bảng 3.6). Do vậy thông qua đánh giá năng suất ở các tuổi thu hoạch giống lê VH6 tại 4 địa điểm nghiên cứu có thể kết luận giống lê VH6 thích nghi với điều kiện thâm canh (điều kiện thuận lợi) và có năng suất ổn định tại các địa điểm nghiên cứu (Sa Pa - Lào Cai, Bắc Hà - Lào Cai, Ngân Sơn - Bắc Cạn và Sìn Hồ - Lai Châu) của các tỉnh phía Bắc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: các công thức tỉa cành và vít cành khác nhau cho đường kính tán cây lê VH6 khác nhau dao đông từ 1,56 đến 2,78 m, trong đó, công thức cắt tỉa 2 lần khi đợt lộc xuân thành thục và sau thu hoạch kết hợp vít cành với góc nghiêng 65 - 700 giống lê VH6 tạo điều kiện cho cây lê sinh trưởng phát triển tốt nhất và tạo đường kính tán lớn nhất (2,78 m), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công thức khác ở độ tin cậy 95%. Đánh giá ảnh hưởng đồng thời hai nhân tố cắt tỉa cành và vít cành đến số lượng quả/cây của giống lê VH6 cho thấy số lượng quả/cây dao động từ 19,5 – 36,6 quả/cây, trong đó công thức (CT3VC3) cắt tỉa 2 lần khi đợt lộc xuân thành thục và sau thu hoạch kết hợp vít cành với góc nghiêng 65 - 700, giống lê VH6 có số lượng quả lớn nhất 36,6 quả/cây cao hơn công thức đối chứng và công thức còn lại.
Kết quả cho thấy, việc tỉa thưa quả làm giảm mật độ quả/cây, từ đó có thể làm tăng độ thông thoáng trong tán, giảm sự va chạm cơ giới giữa các quả do lê thường mọc thành chùm nhiều quả, giảm sự tổn thương cơ giới và tránh được sự hoạt động, xâm nhập và gây hại do sâu bệnh đối với quả lê. Việc tỉa thưa quả tuy không làm tăng năng suất quả nhiều ở năm sai quả (năm thứ nhất), nhưng lại giúp cây có thể duy trì năng suất ổn định ở ít quả (năm thứ 2); trong đó công thức cắt tỉa để lại 2 quả/chùm đạt năng suất cao 45,2 kg/cây, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 448,09 - 451,33 triệu đồng/ha so với việc không thực hiện kỹ thuật tỉa quả.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lê theo hướng hàng hóa, việc nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm là rất quan trọng bên cạnh các yếu tố giống, biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp,. Kết quả ở bảng 3.37 cho thấy khi thực hiện biện pháp bao quả ở các thời điểm dù khác nhau nhưng tổng chi giống nhau của công thức 2 và công thức 3 là 135,2 triệu đồng/ha, ở công thức không bao quả tổng chi thấp 106.775 triệu đồng/ha do không tốn công bao quả và chi phí vật tư bao quả.
ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG TRẠM KHÍ TƯỢNG SÌN HỒ Đơn vị tính: % Năm I II III IV V VI VII VII. BIỂU SỐ LIỆU NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG TRẠM KHÍ TƯỢNG NGÂN SƠN.