MỤC LỤC
Từ đó, vận dụng lý thuyết liên quan để đưa ra những phân tích và đánh giá thực trạng của công ty, kèm theo là các giải pháp được đề xuất để hoàn thiện quản trị quy trình và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thứ ba, từ nghiên cứu nêu ra những định hướng phát triển hoạt động của công ty trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tương ứng các hạn chế của công ty.
Phạm vị không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về quản trị quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Vận Tải Và Tiếp Vận Toàn Cầu từ các thị trường xuất khẩu nước ngoài. Phạm vi nội dung: Khóa luận đi sâu vào tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Vận Tải Và Tiếp Vận Toàn Cầu.
Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các số liệu thống kê được từ tài liệu hoạt động của công ty, từ đó đánh giá thực trạng quản trị quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty, góp phần đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của các dữ liệu này. Là việc tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng quản trị quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty.
Cuối cùng, đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
Tìm hiểu từ tài liệu “ Bài giảng Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế” Bộ môn Quản trị tác nghiệp TMQT, Trường Đại học Thương mại: Quy trình giao hàng xuất khẩu bao gồm các công việc như nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải; giao hàng hóa tại địa điểm quy định, lập và bàn giao chứng từ vận tải; quyết toán chi phí. Theo “ Bài giảng Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế- Đại học Thương mại 2017” đưa ra khái niệm như sau: “ Quản trị quy trình giao nhận vận chuyển quốc tế là việc lập kế hoạch, tổ chức và giám sát điều hành quá trình giao nhận vận chuyển hàng hóa giữa hai địa điểm (một địa điểm bốc hàng và một địa điểm dỡ hàng) tại hai quốc gia khác nhau, có xem xét đến an toàn, hiệu quả và chi phí”.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận như Glotrans cũng chịu ảnh hưởng bởi các nghị định, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ, có thể kể đến như: Nghị định số 87/2009/NĐ- CP về vận tải đa phương thức và Nghị định số 144/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về vận tải đa phương thức, do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức hay Nghị định 163/2017/NĐ-CP liên quan về quy định kinh doanh dịch vụ logistics,…. Tuy nhiên xét nguồn vốn chủ sở hữu hiện tại của công ty chưa thể đảm bảo để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh, bởi Glotrans đang tập trung phát triển thị trường các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất ở khu công nghiệp – đối tượng khách hàng có yêu cầu cao về thời gian công nợ, trong khi việc mở rộng hệ thống đại lý nước ngoài mới lại thường yêu cầu thanh toán ngay, vì thế thực tế yêu cầu nguồn vốn lớn hơn để Glotrans có thể đáp ứng được định hướng phát triển thị trường của mình.
Như đã phân tích, vận tải biển với quy trình phức tạp yêu cầu xử lý một lượng lớn các thông tin, vì vậy đội ngũ quản lý của Glotrans nhận định cần quản trị tốt yếu tố thông tin nhằm phối hợp cung cấp cho các bộ phận phòng ban kịp thời, chính xác để lên kế hoạch, thực thi và điều chỉnh các tác nghiệp của logistics đường biển. Rủi ro khi booking và nhận vỏ container từ hãng tàu: chủ hàng phải kiểm tra xem vỏ container có phù hợp với yêu cầu cho việc đóng hàng hoá không (chẳng hạn các vấn đề như lấy nhầm container, container không sạch, container bị hư hỏng hay hết container tại bãi chỉ định) nếu gặp phải những trường hợp này việc đóng hàng hoá vào sẽ chậm trễ dẫn đến trễ thời gian giao hàng và vi phạm hợp đồng).
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự - Công ty Glotrans) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau:. Glotrasn Hà Nội được lãnh đạo bởi Giám đốc Trần Anh Giang, lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của công ty; ban hành các quy định, quy chế quản lý nội bộ; quản lý trực tiếp các bộ phận, phòng ban của công ty. Phó giám đốc Trần Thị Hải Hậu là người thực hiện theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc và hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành chi nhánh và mọi hoạt động của các bộ phận trong công ty. Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý, kinh doanh, công tác nghiệp vụ của Glotrans. Kế toán viên thực hiện tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáo các số liệu chính xác định kỳ hàng tháng lên ban Giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự, báo cáo tình hình nhân sự công ty lên ban Giám đốc. Phụ trách về vấn đề kỷ luật, quy định và tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần cho cán bộ nhân viên trong chi nhánh. e) Bộ phận kinh doanh:. Bộ phận kinh doanh của Glotrans Hà Nội được chia ra làm hai đội là kinh doanh hàng xuất và kinh doanh hàng nhập, tuy nhiên chức trách của hai đội đều giống nhau, đó là chịu trách nhiệm về mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, thông qua các nghiệp vụ:. tìm kiếm khách hàng, khai thác thông tin lô hàng của khách, thực hiện hỏi giá dịch vụ, làm báo giá, đàm phán, ký kết hợp đồng giao nhận cũng như các hoạt động chăm sóc khách hàng khác. f) Bộ phận dịch vụ khách hàng:. Chịu trách nhiệm hỏi giá đại lý, hãng tàu để báo giá cho bộ phận kinh doanh, lưu trữ và kiểm tra cỏc chứng từ liờn quan đến lụ hàng. Thường xuyờn theo dừi quỏ trỡnh làm hàng, liờn lạc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết của lô hàng. g) Bộ phận kê khai hải quan – hiện trường:. Phụ trách kê khai hải quan các lô hàng xuất, nhập tại sân bay Nội Bài, hỗ trợ lấy hàng tại kho hàng lẻ cho khách hàng. Các nguồn lực của công ty a. Nguồn lực tài chính. Theo kết quả nghiên cứu từ công ty, hiện tải nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023 là 4.209.311.000 VND, con số này chưa thể đảm bảo để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh, bởi GLOTRANS đang tập trung phát triển thị trường các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất ở khu công nghiệp- đối tượng khách hàng có yêu cầu cao về thời gian công nợ, trong khi việc mở rộng hệ thống đại lý nước ngoài mới lại thường yêu cầu thanh toán ngay, vì thế thực tế yêu cầu nguồn vốn lớn hơn để GLOTRANS có thể đáp ứng được định hướng phát triển thị trường của mình. Vì thế ngoài vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, công ty đã thực hiện việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau như:. Vay vốn từ các ngân hàng nhà nước và ngân hàng tư nhân. Vốn liên doanh liên kết với một số đơn vị kinh doanh khác. Vốn vay hợp đồng tín dụng. Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp và của khách hàng. Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty khá khả quan. Nguồn vốn gia tăng qua các năm và việc đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng mang lại sự gia tăng về doanh thu và lợi nhuận khá đồng đều. b) Cơ sở vật chất kĩ thuật. Mỗi văn phòng của công ty được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy in, máy fax, máy photocopy, máy scan..đặc biệt là toàn bộ máy tính đều được nối mạng internet tốc độ cao tạo thuận lợi để phục vụ cho việc tìm thông tin về thị trường, cập nhật thụng tin hàng húa, theo dừi cỏc thay đổi trong chớnh sỏch của nhà nước và các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các thay đổi trong chính sách thuế và hải quan.
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả.) a) Mối quan hệ của GLOTRANS với đơn vị nhà cung cấp dịch vụ. Nhằm mục tiêu có thể có được những giá cước tốt nhất dành cho khách hàng, GLOTRANS luôn duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các hãng vận chuyển. Đối với vận tải biển hiện nay đóng vai trò then chốt trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, bởi nó đáp ứng được đúng nhu cầu vận chuyển về số lượng, khối lượng hàng hóa, thời gian vận chuyển với giá cước vô cùng tối ưu. Chính vì thế GLOTRANS vẫn giữ mối quan hệ tốt với các đơn vị cung cấp dịch vụ tàu biển, các hãng tàu. Cụ thể, công ty có những hợp đồng với các hãng tàu lớn như Maersk, COSCO, ONE,.. b) Mối quan hệ của GLOTRANS với khách hàng. (Nguồn: Phòng hành chính – kế toán) Nhìn vào thống kê số liệu bảng về kết quả kinh doanh và tỷ lệ doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2021-2023, ta có thể thấy rằng:. - Về doanh thu công ty. Năm 2021 là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế và ngành logistics, nắm bắt cơ hội đó GLOTRANS mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc mở thêm chi nhánh Quy Nhơn và tăng cường tuyển dụng thêm nhân sự. Trung Quốc sẽ mở lại toàn bộ các cửa khẩu đường bộ sau thời gian dài phong tỏa chống dịch COVID-19 tạo điều kiện cho nhiều ngành hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam có cơ hội lớn. - Về chi phí công ty. - Về lợi nhuận công ty. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và dịch covid-19, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng mạnh qua từng năm, điều này càng chứng minh rằng công ty đang nỗ lực hết mình trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ, và kết quả đem lại là thương hiệu công ty ngày càng được khẳng định vững chắc trong tâm trí khách hàng cũng như chỗ đứng trong lĩnh vực giao nhận vận tải Việt Nam. b) Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đường biển của công ty TNHH Vận Tải và Tiếp Vận Toàn Cầu.
Sau khi hoàn tất bộ chứng từ hàng xuất (HB/L, MB/L) nhân viên chứng từ sẽ gửi thông báo mô tả sơ lược về lô hàng vận chuyển: Shipper/ Consignee, tên tàu/ số chuyến, cảng đi/ cảng đến, ETD/ETA (Ngày đi / ngày dự kiến đến), Số vận đơn (HB/L, MB/L), loại vận đơn — vận đơn thường được sử dụng là seaway bill, hợp đồng công nợ, invoice, packing list cho đại lý liờn quan để đại lý theo dừi tiếp lụ hàng tại cảng đến, đớnh kốm là bản sao HB/L, MB/L. Trong năm 2021, chính là năm khó khăn nhất của các công ty giao nhận do tình trạng thiếu container, quá trình làm hàng bị chậm, tàu thường xuyên delay… Tình trạng thiếu container rỗng trong năm 2021 là vấn đề phát sinh nhiều nhất điều này đã gây ra khó khăn trong quá trình giao hàng xuất khẩu, làm chậm tiến độ giao hàng và gây mất uy tín cho công ty.
Thứ ba, về chất lượng đội ngũ nhân viên, nhân viên có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng lắng nghe và đáp ứng tất cả yêu cầu của khách hàng, tư vấn nhiệt tình cho khách khi thuê phương tiện vận tải, quá trình vận chuyển, các thủ tục khai báo hải quan nhằm mục tiêu hàng hóa có thể được thông quan nhanh chóng, tối thiểu chi phí, và đảm bảo hàng hóa được giao nhận đúng địa điểm, thời gian trong hợp đồng. Thứ nhất, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế dẫn đến công ty vẫn còn phụ thuộc khá lớn vào thuê ngoài một số các dịch vụ như vận chuyển nội địa, kho bãi… Chính vì thế, trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu, công ty không thể chủ động trong việc vận hành, khó kiểm soát, gây tốn thời gian và điều này có thể gây ra các sai sót và liên quan tới vấn đề bảo mật khách hàng.
Với tiềm lực tài chính đang trong giai đoạn hồi phục như vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ tính đến phương án thuê ngoài các doanh nghiệp dịch vụ logistics 3PL, 4PL để thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ logistics với mức chi phí thấp hơn và chất lượng đảm bảo hơn so với tự thực hiện. Lúc này các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics như Glotrans cần đẩy mạnh mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cung ứng trong chuỗi dịch vụ logistics, đảm nhận nhiều khâu hơn trong quá trình cung ứng thay vì các hoạt động đơn lẻ như vận chuyển hay hải quan.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực trẻ bởi nguồn nhân lực trẻ có lợi thế được tiếp cận với tri thức mới, có khả năng nhạy bén ngoại ngữ, công nghệ thông tin… Như tiếp tục triển khai công tác tuyển dụng thực tập sinh thông qua các buổi làm việc trực tiếp với các trường Đại học, hỗ trợ về phần nghiệp vụ thực tế tại các buổi giao lưu sinh viên để mở rộng nhận diện thương hiệu Glotrans đối với đông đảo sinh viên hơn. Bố trí nhân viên tham gia triển lãm tại nước ngoài, thực hiện các nghiệp vụ mua bảo hiểm hàng hóa hàng hóa, thâm nhập nước ngoài, giải quyết tranh chấp… Bên cạnh đó, Glotrans nên tạo mọi điều kiện và khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học, đặc biệt là tiếng Anh để có thể giao tiếp, ứng xử một cách tự tin với khách hàng nước ngoài.
Nâng cao vai trò của hiệp hội giao nhận để liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, cung cấp cho các thành viên những thông tin và kinh nghiệm cần thiết, mở rộng mạng lưới đào tạo về giao nhận thông qua các hội thảo, chuyên đề về các thủ tục pháp lý liên quan tới các hoạt động cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải. Thứ nhất, Bộ giao thông vận tải nên có những chính sách quy hoạch và phát triển để tạo nên sự đồng bộ trong việc liên kết giữa cảng biển với các cơ sở hạ tầng phương thức khác như đường bộ và đường sắt, tạo điều kiện phát triển hoạt động vận tải đa phương thức nhằm tối ưu hóa cả về chi phí cũng như quy trình cung ứng dịch vụ.