MỤC LỤC
Hiện có nhà máy sản xuất Xi măng Hoàng Mai công suất 1,4 triệu tấn/năm; Vùng Tràng Sơn, Giang Sơn, Bài Sơn (huyện Đô Lương) trữ lượng trên 400 triệu m3 chưa khai thác; vùng Lèn Kim Nhan xã Long Sơn, Phúc Sơn, Hồi Sơn (huyện Anh Sơn) đã khảo sát có trên 250 triệu m3. Đá bazan trữ lượng trên 360 triệu m3; Thiếc Quỳ Hợp trữ lượng trên 70.000 tấn; nước khoáng Bản Khạng trữ lượng lớn, chất lượng tốt; ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như than bùn, sản xuất phân vi sinh, quặng Măng gan; muối sản xuất sô đa v.v.
Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập ở Nghệ An có nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Bên cạnh còn có 3 trường Trung học kỹ thuật, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề, cùng với nhiều trung tâm dạy nghề ở các huyện, hàng năm đào tạo 22.000 – 25.000 lao động kỹ thuật, có thể đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn lực lao động kỹ thuật cho các nhà đầu tư.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng ghi rừ: "Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng Xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng trưởng quốc phòng - an ninh.". Tư tưởng chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI là: Đoàn kết, đổi mới, quyết tâm đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; xây dựng Thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung bộ; phấn đấu sớm đưa Nghệ An trở thành một trong những tỉnh khá nhất của cả nước.
KCN, với việc tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và áp dụng mô hình quản lý đặc biệt, là một mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp hiện đại, có hiệu quả, tạo sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước và là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước. - Cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ” trong KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục xuất, nhập khẩu vật tư, hàng hoá cho sản xuất, thủ tục hải quan, thuế, tuyển dụng lao động.
Đối với Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm quan trọng vì lao động có chuyên môn và hàm lượng chất xám cao sẽ làm ra những sản phẩm có giá trị cao, đóng góp tích cực vào quá trình CNH, HĐH đất nước; đồng thời làm thay đổi cơ cấu lao động vốn chủ yếu là lao động nông nghiệp. Trên thực tế, một số KCN, KCX đã thành lập các cơ sở, trường dạy nghề tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo và cung ứng lao động cho các KCN, KCX khác như Trường dạy nghề Dung Quất (KCN Dung Quất), Trung tâm dạy nghề Việt Nam - Singapore (KCN Việt Nam - Singapore), Trường dạy nghề Nghi Sơn (KCN Nghi Sơn), Trường kỹ nghệ Thừa Thiên - Huế (KCN Phú Bài).
Đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng, trên cơ sở lợi thế của vùng, phát triển KCN vừa khai thác lợi thế của vùng và vừa tránh được đầu tư phân tán, phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phát triển KCN là phát triển công nghiệp theo quy hoạch nên tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng đất và các nguồn lực khác, hình thành các đô thị mới, thực hiện văn minh, tiến bộ xã hội, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị.
KCN, Bộ Lao động thương binh và xã hội uỷ quyền quản lý lao động và cấp Giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài, Bộ tài chính uỷ quyền phê duyệt đăng ký chế độ kế toán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Phòng thương mại và Công nghiệp việt Nam uỷ quyền cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu và UBND tỉnh uỷ quyền phê duyệt các dự án đầu tư trong nước vào các KCN và thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tư. Xúc tiến đầu tư phát triển KCN Nghệ An là những hoạt động kinh tế - xã hội mà các chủ thể xúc tiến ở Nghệ An tiến hành nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến Nghệ An để đầu tư phát triển các KCN.
Mục đích chính của hoạt động này không nhằm thu hút các nhà đầu tư mà là muốn tạo sự hài lòng cho những nhà đầu tư đang có nhu cầu, hạn chế họ lựa chọn một tỉnh, thành phố khác để đầu tư và thuyết phục họ mở rộng quy mô đầu tư. Các hoạt động tạo ra đầu tư bao gồm: Tổ chức các chiến dịch vận động thông qua thư, thư điện tử hoặc điện thoại; Tổ chức các hội thảo, diễn đàn về đầu tư cả trong nước và nước ngoài; Xác định các nhà đầu tư tiềm năng, thu thập thông tin về công ty và các vấn đề họ quan tâm về đầu tư; Xúc tiến đầu tư hướng tới các dự án có nhiều tiềm năng và tìm ra các nhà đầu tư được quan tâm.
Các hoạt động xây dựng hình ảnh nói chung bao gồm: Quảng cáo trên các phương tiện thông tin hoặc website; Tham gia vào các hội chợ đầu tư tổ chức ở trong và ngoài nước; Cử các phái đoàn tìm kiếm cơ hội, kêu gọi đầu tư. Tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho các Sở, Ban, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tìm hiểu, lựa chon dự án, nhà đầu tư và các thủ tục liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư phát triển KCN Nghệ An.
Một là, mục đích hình thành khu công nghiệp: nếu việc hình thành khu công nghiệp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì quy mô có hiệu quả nằm trong khoảng 200-300 ha (đối với các khu công nghiệp nằm trong khu vực thành thị và vùng kinh tế trọng điểm), còn 200-400 ha đối với khu công nghiệp nằm trên các tỉnh; với mục tiêu di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn tập trung vào thì khu công nghiệp có quy mô nhỏ hơn 100 ha; với mục tiêu tận dụng nguồn lao động là thế mạnh tại chỗ của các địa phương thì quy mô khu công nghiệp từ 100 ha; với mục tiêu kết hợp kinh tế với quốc phòng thì hình thành các khu công nghiệp có quy mô từ 100-200 ha. Tiêu chí này thể hiện trên các khía cạnh: tỷ lệ doanh thu của mặt hàng chuyên môn hoá chiếm trong tổng doanh thu; tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau trong tổng số doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp; số ngành kinh tế hoạt động trong một khu công nghiệp (phản ánh tính chất logistic trong khu công nghiệp); hệ số liên kết kinh tế của khu công nghiệp với bên ngoài; số khu công nghiệp khác, số doanh nghiệp ở ngoài khu công nghiệp có trao đổi kinh tế kỹ thuật với khu công nghiệp.
Các tiêu chí đánh giá tác động lan toả
Thực hiện quyết định 2563/QĐ.UB của UBND tỉnh Nghệ An, Sau khi thống nhất với Sở Xây dựng và UBND huyện Nghĩa Đàn, xem xét quy hoạch xây dựng khu đô thị Thái Hoà, Ban quản lý các KCN đã có văn bản trình UBND tỉnh để lựa chọn vị trí, địa điểm và quy mô; ký kết hợp đồng tư vấn lập quy hoạch chi tiết KCN Phủ Quỳ với Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng Nghệ An. Lãnh đạo Sở KHĐT, Sở GTVT, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã trình bày các phương án khảo sát xây dựng hệ thống tuyến đường nối từ cảng Nghi Sơn thông tuyến qua khu Khu công nghiệp Đông Hồi và phương án cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt, hệ thống giao thông chính vào Khu công nghiệp.
UBND Tỉnh và các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo phát triển KCN từ khâu lập báo cáo khả thi, thành lập, đền bù và giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh và kịp thời giúp họ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Các ngành, các địa phương trong tỉnh đã có sự phối hợp nhưng sự phối hợp vẫn chưa chặt chẽ và hiệu quả thấp trong công tác xúc tiến đầu tư; việc tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành trung ương và công tác tiếp cận, vận động, thu hút các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm năng còn yếu.
Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường theo qui định, hằng quí bộ phận quản lý môi trường của Công ty kết hợp với cán bộ trong Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương đi kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nếu có những vi phạm; báo cáo đầy đủ theo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường của Công ty cũng như của các doanh nghiệp trong KCN. Với phương châm hoạt động “thành công của nhà đầu tư vào KCN Đại An chính là sự thành công của của KCN Đại An”, tập thể CBCNV Công ty cổ phần Đại An với trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và tinh thần làm việc nhiệt tình, tâm huyết luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng, toàn diện và hiệu quả nhất cho các nhà đầu tư vào KCN, tạo mọi điều kiện giúp nhà đầu tư giải quyết nhanh chóng các thủ tục pháp lý với chi phí hợp lý nhất: tư vấn thành lập doanh nghiệp và các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư; dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công xây dựng; dịch vụ vận chuyển hàng hóa; dịch vụ kho tàng chứa trữ hàng hóa; dịch vụ bảo hiểm, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu; dịch vụ tuyển dụng công nhân; dịch vụ lưu trú cho chuyên gia; dịch vụ nhà ở cho công nhân.
Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tư vẫn chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết và tổ chức triển khai còn chậm; phần lớn dự án thuộc các đề án sản xuất các sản phẩm trọng điểm và thu hút đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2008 đang trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện hoặc đang được hương các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư nên mức đóng góp vào ngân sách tỉnh chưa đáng kể. Về địa bàn khuyến khích đầu tư : Nghệ An khuyến khích các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (được thành lập theo Quyết định số 85 / 2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và các khu công nghiệp: Nam Cấm, Phủ Quỳ; Hoàng Mai, Đông Hồi; TP Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện miền núi phía Tây Nghệ An.
+ Triển khai nâng cấp cảng Cửa Lò (xây dựng bến 5, bến 6); sân bay Vinh (hệ thống đèn tín hiệu mặt đất, hệ thống cất hạ cánh tự động, mở thêm các tuyến bay nội địa và khu vực); nâng cấp Ga Vinh lên ga loại I. - Bố trí ngân sách và các cơ chế để huy động tối đa nguồn lực đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế Đông Nam và các Khu Công nghiệp tập trung. - Hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các dự án đầu tư có khả năng nộp ngân sách lớn theo tinh thần Quyết định 101: Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam, các nhà máy Xi măng,.. f) Đào tạo nguồn nhân lực. - Phát triển hệ thống dạy nghề đa cấp (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề), chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. g) Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hịên các dự án đang triển khai hoặc đã vào khảo sát, chuẩn bị đầu tư:. - Cỏc ngành và địa phương liờn quan tớch cực theo dừi, đụn đốc tiến độ triển khai thực hiện các cam kết, thoả thuận hợp tác đầu tư đã được ký kết với UBND tỉnh theo tinh thần Quyết định số 564/QĐ-UBND.ĐT ngày 25/2/2009/ của UBND tỉnh. - Tiến hành kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Đề xuất phương án xử lý các dự án treo, quy hoạch treo;. đẩy nhanh tiến độ thực hiện của một số dự án trọng điểm: Nhà máy xi măng Đô Lương; Nhà máy bia Sài Gòn- Sông Lam; các dự án khu đô thị mới; các dự án thuỷ điện…. - Xử lý dứt điểm vướng mắc về đất đai, thủ tục đầu tư- xây dựng, thành lập doanh nghiệp, thủ tục thuế .. cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Cụ thể, xử lý dứt điểm vướng mắc ở một số dự án: Giải phóng mặt bằng Dự án nuôi trồng thuỷ sản và du lịch sinh thái của công ty cổ phần La Sơn, Khu Đô thị Cửa Tiền- Vinh Tân của Công ty Danatol,..; Thanh lý dự án liên doanh Hồng Thái-SIT và xử lý kịp thời, dứt điểm khiếu nại của Công ty CP Giấy Antexco Nghệ An để chuyển đổi chủ đầu tư cho Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn tiếp tục triển khai. h) Tập trung thu hút đầu tư các dự án lớn vào các địa bàn trọng điểm và các nhà đầu tư tại các khu vực có tiềm năng:. - Chủ động giới thiệu các dự án lớn để kêu gọi đầu tư vào các địa bàn trọng điểm là Thành phố Vinh và Khu Kinh tế Đông Nam và các khu công gnhiệp tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt danh mục. i) Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án trọng điểm.
THỐNG Kấ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG CÁC KHU CễNG NGHIỆP NGHỆ AN ĐANG CềN HIỆU LỰC. NM sản xuất các sản phẩm nhựa và vật liệu xây dựng công nghệ cao.
Tổng cộng 40,318,00