Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020

MỤC LỤC

Phát triển nguồn nhân lực

- Theo ILO, “Phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế xã hội”. Với cách tiếp cận trên PPNNL là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề, tính năng xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa; truyền thống lịch sử… Do đó PTNNL đồng nghĩa với quá trình nâng cao về năng lực xã hội và tính năng động xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt, thể lực, trí lực, nhân cách đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước.

Mô hình đào tạo hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số địa phương ở Việt Nam

Đây là mô hình đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm và có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới, do các cộng đồng dân cư (địa phương) thành lập nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nâng cao trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật cho các thành viên của cộng đồng, cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao của nhiều quốc gia. Chính bởi vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên DN ngần ngại, băn khoăn hơn khi đầu tư những cơ sở đào tạo các nghề đơn giản mà lại thời thượng như luật, quản trị kinh doanh, anh văn, tài chính kế toán..Trong khi tư nhân chưa mặn mà, để đào tạo được những ngành nghề mà DN đang cần, đang thiếu, Nhà nước cần đầu tư vào những ngành nghề đòi hỏi chất lượng cao, đầu tư nhiều và việc tính toán hợp tác với những nước phát triển để họ đầu tư thiết bị tiên tiến, phù hợp với thực tế sản xuất của DN là một hướng đi khá tốt để chủ động nguồn nhân lực.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH YÊN BÁI

Điều kiện tự nhiên

Yên Bái có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông: là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, trong tương lai sân bay Nga Quán sẽ được kết hợp vào việc phát triển kinh tế, tạo cho Yên Bái có một lợi thế lớn trong việc giao lưu với tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong cả nước và quốc tế. Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi còn nghèo, nguồn lực tự có cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực thấp, trình độ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của một bộ phận nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc còn nhiều khó khăn.

Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái

Tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ có tăng nhưng thực sự còn ở mức thấp so với mức trung bình của cả nước (tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ chung của cả nước trong năm 2008 lần lượt là 32,8% và 14,6%).Tuy vậy, sự giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp và tương ứng với tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ là phù hợp với xu thế phát triển. Một trong những thành tựu đáng khích lệ ở Yên Bái là đã có 175/181 xã, phường, thị trấn, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cấp giáo dục THCS, 145 xã phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và có 66 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở tỉnh đã được cải thiện đáng kể (74,2%).5 Đây sẽ là cơ sở cho Yên Bái từng bước nâng cao trình độ học vấn cho người lao động và sau cùng đó là chất lượng nguồn lao động. Chẳng hạn tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyên môn kỹ thuật ở Yên Bái chỉ chuyển dịch với tốc độ 9,2% giữa 1997 và 2007, trong khi đó tốc độ chuyển dịch của các tỉnh phía Đông Bắc bộ là 13,5% và trung bình cả nước chuyển dịch với tốc độ 15,8%.7 Điều này có nghĩa là nếu Yên Bái không có những chương trình đào tạo nguồn nhân lực, những giải pháp mang tính đột phá thì rất khó cho Yên Bái có thể bắt kịp sự phát triển chung của cả nước và mức phát triển trung bình của chính vùng Đông Bắc bộ.

Mục đích của các chính sách về nguồn nhân lực Việt nam đã được cụ thể hóa trong Bộ luật Lao động: “Bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Yên Bái còn chậm hơn so với trung bình cả nước và mức trung bình của cả vùng phía Đông Bắc bộ.Vì vậy Yên Bái cần có Điều này có nghĩa là nếu Yên Bái không có những chương trình đào tạo nguồn nhân lực, những giải pháp mang tính đột phá thì để có thể bắt kịp sự phát triển chung của cả nước và mức phát triển trung bình của chính vùng Đông Bắc bộ.

Bảng 3: Sử dụng nguồn lao độngYên Bái, 2000-2008
Bảng 3: Sử dụng nguồn lao độngYên Bái, 2000-2008

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

CỦA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái đến năm 2020

Nguồn nhân lực được hình thành qua thời gian dài và trong suốt thời gian đó con người nói chung hay nguồn lao động nói riêng luôn phải được chăm sóc và rèn luyện để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực,… Có như vậy, nguồn nhân lực mới được phát triển đúng nghĩa. Yên Bái xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Kết luận tại Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) về giáo dục- đào tạo gồm: nâng cao chất lượng dạy và học, có những chính sách ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, ban hành các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho giáo viên lên công tác và tăng cường tại các huyện vùng cao trong tỉnh. Ðể đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Yên Bái xác định trước mắt phải thực hiện việc đổi mới cơ cấu đào tạo ngành nghề cho phù hợp với định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế, nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường bao gồm cả các trường dạy nghề và các trung tâm đào tạo nghề, tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị, tổ chức dạy nghề tại xã, phường, thị trấn để thu hút nhiều người học nghề, gắn đào tạo nghề với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế của tỉnh, xây dựng cơ chế và chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động.

Giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

Cần quan tâm đến điều kiện vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và thể dục thể thao quần chúng cho mọi tầng lớp dân cư trong cộng đồng thông qua đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, phát huy những lễ hội văn hoá truyền thống của dân tộc nhằm duy trì và nâng cao hoạt động văn hóa của con người trong cộng đồng, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao điều kiện để tái sản xuất sức lao động xã hội ngày càng cao. Qua phân tích rất nhiều yếu tố tác động đến sức khoẻ người dân sống ở những vùng dân tộc thiểu số đó cho thấy việc giải quyết các vấn đề sức khoẻ trực tiếp cho người nghèo như cung cấp các dịch vụ y tế với chất lượng cao hơn, bảo đảm đủ thuốc chữa bệnh và phòng bệnh, đẩy mạnh việc triển khai các chương trình hay dự án làm giảm và hạn chế đến mức tối thiểu các tác động của yếu tố tác động đến sức khoẻ người nghèo. - Kết hợp cùng với các ban ngành của tỉnh, người sử dụng lao động/cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn nên có những chương trình, cuộc vận động thực hiện nếp sống văn hoá công nghiệp để điều chỉnh hành vi của người lao động về kỷ luật lao động, với những nội dung thiết thực như: văn hoá trong sản xuất, công tác, lao động sáng tạo, văn hoá trong học tập, tu dưỡng rèn luyện;.