Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Ngoài ra, Vietinbank còn có 07 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác tài sản, Công ty Bảo hiểm, Công ty TNHH Quản lý quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế, Vietinbank đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh; là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Vietinbank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, nhận tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính-ngân hàng khác.

Năm 2014, toàn hệ thống VietinBank đã nổ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động kinh doanh phát triển an toàn – hiệu quả, chủ động hội nhập, hướng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Năm 2014, với những nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống, với các kết quả hoạt động kinh doanh tích cực, các chỉ số an toàn vốn của VietinBank được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu thấp…Điều này tiếp tục khẳng định năng lực vượt qua khó khăn , phát triển vươn lên của VietinBank. Định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong quá trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận từ hoạt động mua bán vốn của từng đơn vị kinh doanh trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đối với các giao dịch theo lãi suất cố định, từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, CN luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ (giá FTP). Như vậy, mức độ chênh lệch lợi nhuận giữa cơ chế điều hòa 1 giá và cơ chế FTP chính là phần rủi ro về thanh khoản mà NHCT VN phải quản lý khi chi nhánh để sụt giảm nguồn vốn (do chủ yếu là vốn ngắn hạn) nhưng phần cho vay là trung dài hạn (chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tín dụng). - Cách xác định phí thanh khoản : Phí thanh khoản của khoản cho vay là phí thanh khoản ứng với kỳ hạn danh nghĩa và tần suất điều chỉnh lãi suất của khoản cho vay căn cứ vào biểu phí thanh khoản áp dụng đối với đối tượng khách hàng, đồng tiền và sản phẩm cho vay tương ứng tại ngày giải ngân.

- Cách xác định phần bù thanh khoản: là phần bù thanh khoản ứng với kỳ hạn danh nghĩa và tần suất điều chỉnh lãi suất của khoản tiền gửi căn cứ vào biểu phần bù thanh khoản tại ngày đầu tiên phát sinh giao dịch đối với đối tượng khách hàng, đồng tiền và sản phẩm tiền gửi tương ứng. Chi phí FTP Đơn vị kinh doanh trong ngày = Chi phí FTP Đơn vị kinh doanh hàng ngày + Chi phí FTP Đơn vị kinh doanh điều chỉnh (nếu có) Chi phí FTP Đơn vị kinh doanh cộng dồn là tổng các Chi phí FTP Đơn vị kinh doanh trong ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại. Tổng chi phí FTP Đơn vị kinh doanh tại ngày hiện tại là tổng các chi phí FTP Đơn vị kinh doanh trong ngày của toàn bộ các Tài sản Có và Chi phí của Đơn vị kinh doanh (bao gồm tất cả các điều chỉnh chi phí FTP Đơn vị kinh doanh, nếu có) tại ngày hiện tại.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank (2011-2014)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank (2011-2014)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Định hướng phát triển của NH TMCP Công Thương Việt Nam .1 Định hướng phát triển chung đến năm 2020

    Đổi mới toàn diện hoạt động của ngân hàng thông qua việc hoàn thành chiến lược tổng thể CNTT đến năm 2020, đảm bảo ứng dụng thành công công nghệ phục vụ kinh doanh cũng như tạo lập cơ sở dữ liệu, thông tin và các hệ thống phục vụ công tác quản trị rủi ro, quản trị điều hành hiệu quả, hiện đại. - Mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế: tính giá FTP (phí và lãi điều chuyển vốn) cho toàn bộ tài sản nợ và tài sản có trên Bảng cân đối toàn ngân hàng, bao gồm: huy động vốn liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng, đầu tư tài chính, vốn chủ sở hữu, ngân quỹ, tài sản cố định, các khoản phải thu, phải trả khác. Mặc dù hiện nay Hội sở đang chủ trương hỗ trợ chi nhánh trong hoạt động huy động và cho vay như: không tính lãi phạt đối với các khoản nợ quá hạn, không điều chỉnh tăng/giảm thu nhập và chi phí khi kế hoạch nguồn vốn bị ảnh hưởng…tuy nhiên, các chính sách này chỉ mang tính chất tạm thời trong quá trình triển khai.

    Hiện nay, Vietinbank đang đẩy mạnh hoạt động bán lẻ thông qua việc thành lập Khối bán lẻ, tăng cường nâng cao số lượng khách hàng cá nhân thông qua việc triển khai thường xuyên các chương trình khuyến mãi, dự thưởng, do đó chi nhánh nên tập trung nguồn nhân lực theo định hướng của Hội sở vào mảng khách hàng cá nhân, gia tăng số lượng ở các chương trình khuyến mãi và ưu đãi để tối ưu mức thu nhập từ bán/mua vốn. NH nên có chính sách giá FTP riêng cho từng khu vực, từng địa bàn, đặc biệt những địa bàn có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực huy động vốn như: Hà Nội, TP.HCM… là nơi có tốc độ phát triển và khả năng tăng trưởng cao, mặt bằng chung về nền kinh tế và hệ thống tài chính trên địa bàn luôn có sự biến đổi không ngừng. Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng cũng chưa có văn bản nào quy định về việc quản lý, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong quy chế giám sát của thanh tra NHNN cũng chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thống nhất cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây cũng là khó khăn cho việc lượng hóa rủi ro lãi suất cho các NHTM.

    Để tạo sự phối hợp và đồng bộ giữa Hội sở và các Chi nhánh, chủ trương hiện nay của Hội sở trong cơ chế FTP là chính sách hỗ trợ chi nhánh, chi nhánh luôn có lời trong hoạt động huy động và cho vay, chính điều này tạo nên sự không quan tâm đến sự tồn tại và vận hành của cơ chế tại chi nhánh. Tổ chức việc lấy ý kiến, tổng hợp các vướng mắc và phản hồi của chi nhánh khi triển khai trong thực tế vì chi nhánh chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, xây dựng hướng điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thị hiếu và mức cạnh tranh của thị trường. Ngân hàng Nhà nước cần chủ động và linh hoạt can thiệp trên thị trường liên ngân hàng để điều hành lãi suất của NHNN phát huy hiệu quả, nâng cao khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ, tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành các mức lãi suất chủ đạo, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ tác động trực tiếp đến lãi suất như nghiệp vụ thi trường mở, cho vay tái cấp vốn và tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Trong đó, nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò chủ chốt để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ, lãi suất tái cấp vốn cần được điều chỉnh sát với lãi suất thị trường để phục vụ cho tái cấp vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng.

    Dựa trên cơ sở lý luận về cơ chế quản lý vốn tập trung tại chương 1; phân tích thực trạng áp dụng, một số kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân ở chương 2; chương 3 đưa ra các giảo pháp cụ thể từ HSC tới chi nhánh nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung theo định hướng phát triển của Vietinbank.