Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại VPBank

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VPBANK

Khái quát về ngân hàng TMCP VPBANK

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank là : huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, cho vay vốn các tổ chức kinh tế và dân cư theo khả năng nguồn vốn của ngân hàng; cho vay ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác;. Vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn đối với các tổ chức và cá nhân; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; Hùn vốn liên doanh và mua cổ phần theo pháp lệnh hiện hành; Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;. Hoạt động kinh doanh mặc dù diễn ra trong tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động song nhờ vào sự nhanh nhạy, năng động trong chiến lược của HĐQT hoạt động kinh doanh của VPBank vẫn phát triển không ngừng và đạt được nhiều thành tựu.

Hiện tại VPBank đang triển khai khá nhiều sản phẩm huy động vốn hấp dẫn: tiền gửi bù lãi, tiền gửi bù lạm phát, nhận tiết kiệm bằng vàng…VPBank thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, thường xuyên điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế thị trường. Nhìn chung hoạt động tín dụng năm 2007 đạt mức tăng trưởng cao không chỉ do sự nỗ lực của ngân hàng mà còn do điều kiện kinh tế xã hội năm 2007 khá thuận lợi: kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng khá, các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phát triển vì vậy nhu cầu về vốn cao…. Do VPBank phải gánh chịu những khó khăn thanh khoản, lãi suất huy động cao trong gần như cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng tiêu dùng và bất động sản thu hẹp nên lợi nhuận trước thuế của VPBank giảm đáng kể so với cùng kì năm 2007 chỉ đạt 199 tỷ đồng.

Bảng 1: tình hình huy động vốn của VPBank từ 2006 – 2008
Bảng 1: tình hình huy động vốn của VPBank từ 2006 – 2008

Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại VPBank

Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn Trong bước đầu tiên này nhân viên tín dụng (NVTD) sẽ làm các công việc cơ bản sau: gặp gỡ trực tiếp khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng, thông báo cho khách hàng các thông tin về lãi suất cho vay, điều kiện để được vay vốn, các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng. Bước 3: Trước tiên nhân viên tín dụng thẩm định khách hàng về mọi mặt trừ tài sản đảm bảo: thẩm định tư cách pháp lý, uy tín, và đánh giá về quan hệ của khách hàng với ngân hàng, thẩm định tài chính đối với hồ sơ vay vốn ( phương án kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng…). Từ đó sẽ đưa ra đánh giá chung và kết luận về thực trạng hoạt động kinh doanh, mục đích vay vốn…Cùng lúc đó nhân viên phòng thẩm định tài sản sẽ thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng: đánh giá về tính hợp pháp, hiện trạng, giá trị, xác định quyền chuyển nhượng của tài sản đảm bảo.

Mặc dù doanh số cho vay khách hàng cá nhân và dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm 2008 tăng không đáng kể so với năm 2007 nhưng nếu nhìn vào tình hình kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung thì đây là kết quả có thể chấp nhận được. Nhìn vào biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đều tăng qua các năm và tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng: tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng năm 2007 so với năm 2006 là 176% trong khi tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là 224,3%. Tuy nhiên đến năm 2008 thì con số này chững lại do tình hình bất lợi nên ngân hàng buộc phải thắt chặt các điều kiện vay cũng như hạn cho chế cho vay vì vậy mà lãi thu được từ hoạt động tín dụng nói chung cũng như từ hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân tăng không đáng kể.

Bảng 4:Tình hình cho vay khách hàng cá nhân năm 2006-2008
Bảng 4:Tình hình cho vay khách hàng cá nhân năm 2006-2008

Đánh giá thực trạng cho vay KHCN tại VPBank

Hệ thống quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả hơn: Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng được phân làm nhiều cấp có sự độc lập tương đối giữa các cấp gồm: ban kiểm soát, hội đồng tín dụng và ba tín dụng, hội đồng ALCO, hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối tượng vay vốn chưa nhiều: mặc dù đã rất nỗ lực trong việc nâng cao hình ảnh của ngân hàng, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi… lượng khách hàng đã tăng lên so với trước kia nhưng số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng vẫn chưa nhiều. Thực tế việc thiếu thông tin không là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam, việc tìm kiếm thông tin đối với các khách hàng là doanh nghiệp cũng không hề dễ dàng còn đối với cá nhân thì càng khó hơn do Việt Nam việc lưu trữ thông tin còn nhiều bất cập.

Chưa có chiến lược tổng thể và cụ thể để thực hiện việc phát triển hoạt động cho vay KHCN: Mặc dù ban giám đốc và ban quản lý của VPBank luôn định hướng là phát triển hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân nhưng lại chưa đưa ra được một chiến lược tổng thể và các kế hoạch cụ thể để phát triển hoạt động này. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn kém: mặc dù đã có sự đầu tư nhưng công nghệ ngân hàng của VPBank vẫn còn lạc hậu, làm gia tăng chi phí do sử dụng lao động trực tiếp còn nhiều trong những khâu đáng lẽ có thể thay thế bởi máy móc. Tình hình kinh tế không ổn định: hoạt động của VPBank diễn ra trong hoàn cảnh tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, đặc biệt trong năm 2008 khủng hoảng kinh tế nói chung và khủng hoảng thị trường tài chính nói riêng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của VPBANK.Lượng đầu tư vào nước ta giảm, nhiều nhà đầu tư rút vốn gây lên những bất ổn cho thị trường chứng khoán.

HÀNG TMCP VPBANK

    Ngân hàng sẽ có chiến lược và kế hoạch cụ thể để phát triển hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân: mở thêm nhiều chi nhánh để phục vụ khách hàng trên cả nước, đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng đặc biệt là những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mang tính cạnh tranh, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt với sự thay đổi của thị trường. Phát triển hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân cần phải tiền hành đồng bộ với việc phát triển các hoạt động của cả ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của ngân hàng, thực hiện theo hướng kết hợp giữa lợi ích cá của khách hàng và lợi ích của ngân hàng, mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Khả năng cung cấp được nhiều sản phẩm, nhất là những sản phẩm mới, thông qua sự đa dạng về sản phẩm và kênh phân phối sẽ giúp ngân hàng tranh thủ được cơ hội phát triển các dịch vụ ngân hàng, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu khả năng của mình do đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng thuộc nhiều đối tượng khác nhau.

    Ngân hàng nên chia khách hàng ra làm nhiều nhóm khác nhau: nhóm khách hàng trẻ là sinh viên, nhóm khách hàng là những người về hưu, nhóm khách hàng là những người đang đi làm có thu nhập trung bình, nhóm khách hàng là doanh nhân thành đạt…Mỗi nhóm khách hàng này lại có nhu cầu, đặc điểm mục đích sử dụng vốn khác. Việc chủ động tham gia vào thì trường khu vực và thế giới không chỉ giúp ngân hàng khai thác các lợi thế và dần khắc phục những khó khăn thách thức để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân nói riêng theo nguyên tắc quốc tế, mở cửa, hội nhập, phát triển. Việc tham gia vào thị trường khu vực và thế giới sẽ giúp ngân hàng khai thác được thị trường mới, học hỏi được những kinh nghiệm, kĩ thuật của nước ngoài.Song song với việc đó ngân hàng sẽ phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn hơn, mọi hoạt động của ngân hàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định và nguyên tắc quốc tế.

    Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro thông nhất cho toàn hệ thống Hoạt động tín dụng đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng tuy nhiên hoạt động này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam do thiếu tính minh bạch, công khai trong tài chính, trình độ quản trị rủi ro còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng…. Ngoài ra ngân hàng cần thiết kế lại quy trình tín dụng tập trung nỗ lực vào những vấn đề cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất; đưa ra các thước đo rủi ro chính xác để nhân viên kinh doanh sử dụng; xây dựng hệ thống phân tích tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xác định mức rủi ro hiện có và tiềm tàng.