Giải pháp nâng cao kỹ thuật làm việc nhóm trong học tập của sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập .1 Nguồn gốc hình thành phương pháp làm việc nhóm

Các bài thảo luận, thuyết trình và bài tập nhóm đã giúp sinh viên đào sâu kiến thức, nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, nâng cao các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình. - Quản lý công việc và thời gian như thế nào là một vấn đề rất lớn và cũng rất khó, nhưng nếu làm được thì việc sử dụng thời gian sẽ vô cùng hiệu quả, các bạn có thể bàn với nhau để gặp nhau, phân chia công việc theo chủ đề, theo năng lực để dễ làm việc với nhau.

Thực trạng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học NNHN

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra Nguồn tài liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay là từ internet, tiếp theo là giáo trình, bài giảng… Do cốt lừi vấn đề học tập theo nhúm liờn quan đến bài học trờn lớp, nờn sinh viờn cho rằng bám sát vào thông tin từ giáo trình, bài giảng là rất quan trọng đối với họ. Mức độ làm việc theo nhóm thường xuyên cũng được tăng lên vào năm 3 và 4 là điều phù hợp với khách quan bởi đây là thời kì các sinh viên bước vào môn học chuyên ngành, sinh viên được thầy cô giao cho tiếp xúc với những kiến thức mang tính chuyên môn sâu nhiều hơn, yêu cầu về mức độ hoàn thiện cũng như hiệu quả của những bài làm này cũng cao hơn.

Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học NNHN

Yếu tố khách quan

Thông qua quá trình quan sát, phỏng vấn chúng tôi nhận thấy rằng, trong thực tế hầu hết cỏc nhúm học tập của sinh viờn trường Đại học NNHN đều cú cơ cấu tổ chức nhúm khỏ rừ ràng với một nhóm trưởng (thường được cố định trong suốt thời gian nhóm tồn tại), một thư ký (thường được thay đổi theo từng cuộc họp); phần lớn các nhóm đều xây dựng nội quy, quy định của nhóm, quy định trách nhiệm và vai trò của từng vị trí trong nhóm. Bên cạnh những mặt mạnh thì đội ngũ nhóm trưởng các nhóm học tập trong trường còn có một số hạn chế nhất định như: Tổ chức và điều hành nhóm còn thiếu khoa học, thiếu kế hoạch; phân công nhiệm vụ chưa phù hợp; ít lắng nghe và tạo cơ hội cho người khác phát biểu ý kiến; ôm đồm công việc; chưa giải quyết được các tình huống xung đột xảy ra trong nhóm. Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra Do đó, để có thể nâng cao hiệu quả của việc làm nhóm thì trước hết chúng ta nên nâng cao tỉ lệ hài lòng của các thành viên đối với nhóm trưởng lên mức cao hơn bằng nhiều cách như thay đổi nhóm trưởng, nâng cao năng lực cũng như phẩm chất của người nhóm trưởng.

Bên cạnh đó, có một số giảng viên không hướng dẫn cách làm việc nhóm, sinh viên phải tự tìm hiểu, mò mẫm cách làm do vậy gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động nhóm đặc biệt với những sinh viên mới vào trường chưa có kiến thức và kinh nghiệm về học tập theo nhóm. Nhưng thực tế nguồn cơ sở vật chất – phương tiện kĩ thuật dành cho học tập nhóm hiện nay ở trường còn rất thiếu thốn: không có bàn học đa năng nên khi thảo luận nhóm sinh viên phải sắp xếp lại bàn ghế rất mất thời gian nhưng cũng không thuận tiện cho nhóm làm việc; thư viện nhỏ không có đủ không gian cho nhiều nhóm cùng làm việc, nguồn tài liệu tại thư viện còn hạn chế.

Bảng 3.7 Mối quan hệ giữa cách tổ chức hoạt động với hiệu quả làm việc nhóm trong học tập
Bảng 3.7 Mối quan hệ giữa cách tổ chức hoạt động với hiệu quả làm việc nhóm trong học tập

Hiệu quả của làm việc nhóm trong học tập của sinh viên

Trong thực tế phần lớn các nhóm không xây dựng nội quy hoạt động cụ thể cho nhóm, nhúm khụng cú cỏc quy định rừ ràng (về thời gian, trỏch nhiệm, quyền lợi..) để cỏc thành viên thực hiện nên hiệu quả và sự nghiêm túc trong hoạt động nhóm còn thấp (thành viên đi muộn, về sớm, không đóng góp ý kiến, không thực hiện nhiệm vụ được giao..). Kỹ năng này được thực hiện thường xuyên trong hoạt động nhóm nhưng thực tế lại chưa hiệu quả, sự phân công nhiệm vụ còn chưa phù hợp với năng lực, điều kiện, khả năng của từng thành viên trong nhóm, bạn quá nhiều việc bạn lại không có việc để làm nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chưa cao. Có những nhóm luôn coi trọng lắng nghe ý kiến các thành viên, khuyến khích thành viên bày tỏ quan điểm; nhưng cũng có không ít nhóm không quan tâm đúng mức đến kỹ năng lắng nghe, ít tạo cơ hội cho thành viên phát biểu ý kiến hoặc thái độ lắng nghe chưa tốt: thường ngộ nhận là biết rồi nên không muốn nghe hoặc nghe một phần, có khi lắng nghe chỉ để phát hiện cái sai của đối phương để phản ứng chứ không phải với tinh thần cầu thị.

Thực tế khi học tập theo nhóm xảy ra rất nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên khi tranh luận các vấn đề nhưng hầu hết các mâu thuẫn này chưa được giải quyết thích đáng, các thành viên rất lúng túng không biết làm gì để hòa giải mâu thuẫn, lâu dần làm cho không khí làm việc nhóm rất căng thẳng, làm giảm động lực xây dựng bài của các thành viên. Tóm lại, đánh giá mức độ hiệu quả thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học NNHN, chúng tôi thấy rằng sinh viên còn rất hạn chế về nhiều kỹ năng học tập theo nhóm, đặc biệt là kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng xây dựng nội quy hoạt động nhóm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá.., do đó hoạt động học tập theo nhóm chưa thu được hiệu quả cao.

Bảng 3.11  Hiệu quả làm việc theo nhóm trong học tập của sinh viên
Bảng 3.11 Hiệu quả làm việc theo nhóm trong học tập của sinh viên

Các giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm trong học tập đã và đang áp dụng tại trường Đại học NNHN

- Đối với học nhóm ngoài lớp (ngoài giờ học): Do sinh viên chủ yếu là người ngoại tỉnh, phải ở trọ, nhà trọ lại chật chội, rất khó khăn cho việc tìm địa điểm học nhóm; cùng với đó là điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, thư viện, ..) của nhà trường cũng chưa đáp ứng được nhu cầu học theo nhóm của sinh viên. Trường Đại học NNHN đã tổ chức các buổi hội thảo liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên ví dụ như Lớp Bồi dưỡng “Kỹ năng Thuyết trình và Kỹ năng Làm việc theo nhóm” do TS Vũ Hữu Kiên Giảng viên cao cấp Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) - Giám đốc KT Công ty Tư vấn và Phát triển Năng lực tổ chức (C.DOC) trình bày. Ngoài ra, một số khoa còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo liên quan đến chuyên ngành riêng nhưng sinh viên vẫn chưa nắm được những kỹ năng, kiến thức trong đó do có sự bất đồng về ngôn ngữ, người thuyết trình trong các buổi hội thảo này thường là các chuyên gia, giáo sư nước ngoài do vậy dù có thuyết trình nhưng lượng sinh viên nắm được bài vẫn không nhiều.

Giảng viên đưa ra yêu cầu làm việc nhóm nhưng lại không kiểm tra, như chỉ làm xong bài và nộp như vậy giảng viên không thể biết được trách nhiệm và vai trò của từng cá nhân trong bài làm chung của cả nhóm vì thế không phát triển được kỹ năng của sinh viên trong làm việc nhóm như thuyết trình, kỹ năng phản xạ trước phản biện của giảng viên hay nhóm sinh viên khác, kỹ năng bảo vệ ý kiến của nhóm…. - Đối với sinh viên năm thứ nhất, các em mới rời ghế nhà trường phổ thông lên học đại học, đã quen với kiểu học thuộc của phổ thông, vì thế còn nhiều bỡ ngỡ khi phải tiếp cận một phương pháp học mới đòi hỏi rất lớn sự tích cực, tự giác tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở trao đổi và thảo luận lẫn nhau.

Bảng 3.13 Mức độ áp dụng hình thức làm việc nhóm của giảng viên trên lớp
Bảng 3.13 Mức độ áp dụng hình thức làm việc nhóm của giảng viên trên lớp

Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học NNHN

Ngoài ra còn có những nguyên nhân chủ quan khác từ phía bản thân sinh viên như thiếu sự tự tin vào bản thân mình, thu thập thông tin kém hiệu quả, khả năng hòa đồng và tranh luận trước đám đông kém, cũng như khả năng thuyết trình thấp… Các nguyên nhân này làm giảm sự hiệu quả công việc nhóm thực hiện. Để thúc đẩy hơn nữa việc làm việc theo nhóm và để giúp kết quả làm việc theo nhóm của sinh viên đạt hiệu quả cao, theo nhóm nghiên cứu những giải pháp khách quan được đưa ra đó là ngoài sự quan tâm của nhà trường thì các giảng viên cần quan tâm hơn nữa đến việc làm việc theo nhóm của sinh viên. Hoặc đối với những đề tài lớn thì có thể giảng viên yêu cầu viết lại mức độ đóng góp của mỗi người vào đề tài này hoặc sau những buổi thảo luận vào trên giấy và có thể có sự phê bình các thành viên khác trong nhóm và trình bày những ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên vào trong những đề tài.

Đối với các sinh viên theo từng khóa học đều có sự nhận thức về tầm quan trọng về làm việc nhóm, nên ngay từ những năm đầu tiên khi mới bước chân vào môi trường mới, sinh viên nên chủ động tìm hiểu phương pháp học tập này để rèn luyện thêm kĩ năng, có thể như gặp gỡ trao đổi với thầy cô, các anh chị khóa trên có kinh nghiệm học tập và làm việc theo nhóm. Đối với các khối ngành, thì theo thực trạng mà nhóm nghiên cứu đã nhận xét, các bạn sinh viên thuộc khối ngành KTXH thực hiện tốt hơn những kỹ năng làm việc nhóm hơn so với các bạn khối ngành KT, nên trong quá trình học tập các bạn sinh viên thuộc khối ngành KT không nên chỉ nghĩ là học tốt phần cứng mà còn phải trang bị nhiều hơn kỹ năng mềm.