MỤC LỤC
“Nếu hiểu chức năng lãnh đạo trong quản trị bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện những công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp” (Robbins và Decenzo (20045) thì ở đây tạo động lực làm việc chính là một phần quan trọng trong lãnh đạo nhân lực, giúp khai thác một cách có hiệu quả và triệt để nhân lực của doanh nghiệp. Trong đó, để xây dựng các chương trình tạo động lực phù hợp, doanh nghiệp cần phải biết người lao động muốn gì (Xác định nhu cầu của người lao động), sau đó xem xét có thể đáp ứng họ ở những nhu cầu gì và ở mức độ nào, rồi từ đó chọn lựa các chương trình, biện pháp tạo động lực phù hợp nhằm hướng mong muốn, nhu cầu cá nhân đi cùng với mục tiêu phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.
Tuy nhiên nếu Maslow cho rằng nhu cầu cá nhân tăng theo cấp bậc khi nhu cầu ở bậc thấp hơn được thỏa mãn thì Alderfer lại nhấn mạnh nếu cá nhân đẩy nhu cầu lên bậc cao hơn (Nhu cầu phát triển) thì nhu cầu thấp hơn (Nhu cầu quan hệ) được thỏa mãn, nhưng nếu nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu cao hơn chưa được đáp ứng thì nhu cầu thấp hơn liền kể vẫn được xem là yếu tố tạo động lực” (Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương, 2009).Học thuyết ERG còn cho rằng mỗi người đồng thời có thể có nhiều nhu cầu một lúc, trong khi học thuyết của Maslow thì tại một thời điểm của con người chỉ tập trung vào một yêu cầu nào đó. Nhu cầu liên kết là mong muốn thiết lập quan hệ xã hội một cách thân thiện và hài hòa với người khác.Nhu cầu quyền lực là mong muốn có thể tác động và kiểm soát người khác, trội hơn đồng nghiệp, tác động đến hoàn cảnh và làm thay đổi hoàn cảnh”.Học thuyết này khuyên các nhà quản trị khi xây dựng chính sách nhân lực, đặc biệt với nhóm lao động quản lý, để tạo động lực thì bên cạnh thỏa mãn các nhu cầu khác, cần nhấn mạnh việc đáp ứng những nhu cầu thành đạt và quyền lực của họ.
Trong nước cũng có nhiều tác giả tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố tạo động lực cho ngươi lao động nói chung tại các đơn vị, doanh nghiệp khác nhau, như nghiên cứu của Lê Thanh Dũng (2013) đã nghiên cứu các yếu tố động viên nhân viên quản lý bậc trung và bậc cao cũng đã sử dụng mô hình của Carolyn Wiley và hiệu chỉnh phù hợp với điều kiện trong nước. Hay nghiên cứu về “Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức độ gắn kết với tổ chức” thực hiện điều chỉnh và kiểm định thang đo JDI (Job Descriptive Index) của Smith (1969) được bổ sung thêm một thành phần (thỏa mãn với phúc lợi) tạo thành thang đo AJDI với sáu yếu tố: Bản chất công việc, Cơ hội đào tạo – thăng tiến, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Tiền lương, Phúc lợi tác động. - Môi trường làm việc: Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng của việc tạo động lực làm việc, môi trường làm việc thể hiện không khí làm việc trong tổ chức, mối quan hệ của đồng nghiệp với nhau và các yếu tố thuộc về sự ổn định, an toàn trong công việc cũng như các kỉ luật của tổ chức… Có môi trường làm việc tốt người lao động sẽ làm việc tốt hơn.
Là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của mỗi tổ chức trong môi trường chung đó là những quan niệm, tập quán, truyền thống của dân tộc, tác động của môi trường tới hoạt động của tổ chức, tác động này chi phối tình cảm, lý trí, cách suy nghĩ và hành vi ứng xử của mỗi thành viên trong tổ chức.
-Nghiên cứu khám phá: sử dụng phương pháp định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quán sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức: sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi chính thức.
Mục đích là dùng để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và giả thuyết trong mô hình.
Ngoài những nhân tố trên, yếu tố nào theo Anh/ chị cần phải chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với động lực của người lao động tại công ty TNHH Xổ số kiến thiết Bình Thuận?. Đưa các mục hỏi của mô hình nghiên cứu đề xuất và đặt câu hỏi về mức độ dễ hiểu của các mục hỏi, cần phải chỉnh sửa bổ sung gì cho các phát biểu, có những phát biểu nào trùng nội dung?. Kết quả thảo luận cho thấy, tất cả 5 người được hỏi đều đồng ý với các nhân tố và mô hình nghiên cứu của tác giả đề xuất và không bổ sung thêm nhân tố nào.
Thông qua quá trình thảo luận nhóm, hỏi ý kiến chuyên gia kết quả đạt được như sau: Các ý kiến đều cơ bản nhất trí với những nội dung dự kiến cho việc thiết kế nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động tại công ty TNHH Xổ số kiến thiết Bình Thuận.
Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally & Bunstein, 1994 dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn: tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0.5 ; Xem lại thông số Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị > 1 ; Xem xét giá trị tổng phương sai trích (yêu cầu là ≥ 50%): cho biết các nhân tố được trích giải thích được % sự biến thiên của các biến quan sát. Các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ có ý nghĩa khi hàm hồi quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa, đồng thời các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển về phương sai, tính độc lập của phần dư… được đảm bảo.
Trong chương này, tác giả tập trung giới thiệu quy trình nghiên cứu và phương pháp thực hiện các bước nghiên cứu; các thành phần và biến quan sát được sử dụng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Bình Thuận.
Như vậy, thông qua công cụ phân tích hệ số Cronbach’s alpha, ta sẽ giữ lại các biến của các nhân tố thu nhập với 4 biến, Phúc lợi với 3 biến, môi trường làm việc với 4 biến, Phong cách lãnh đạo với 4 biến, Đào tạo và thăng tiến với 4 biến, Văn hóa tổ chức với 4 biến và động lực làm việc với 4 biến. Thông qua đồ thị Scatter (Hình 4.1) phần dư phân tán rất ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đi qua tung độ 0 mà không tạo thành một hình dạng nào cả, như vậy ta sẽ không nhận thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư, như vậy giả định liên hệ tuyến tính và phương sai không đổi được thỏa mãn. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính trên giúp ta rút ra kết luận từ mẫu nghiên cứu rằng động lực làm việc của nhân viên tại công ty xổ số kiến thiết Bình Thuận phụ thuộc vào 6 nhân tố cơ bản là thu nhập (TN), Phúc lợi (PL), môi trường làm việc (MT), Phong cách lãnh đạo (LD), Đào tạo và thăng tiến (TT), Văn hóa tổ chức (VH).
Cuối cùng, phân tích hồi quy tuyến tính được tiến hành với phương pháp bình phương bé nhất thông thường OSL đã giúp ta có được phương trình hồi quy tuyến tính cũng như cường độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với đông lực làm việc của cán bộ nhân viên tại công ty xổ số kiến thiết Bình Thuận.