Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán

Từ đó, họ sẽ đầu tư một lượng vốn đáng kể cho hoạt động này, tuyển nhân sự đào tạo nhân viên có chuyên môn cao, đầu tư một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh trái phiếu phát triển và ngược lại, khi không quan tâm tới hoạt động này, ban lãnh đạo sẽ không đầu tư thời gian và vốn cũng như công nghệ phát triển, từ đó hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty sẽ bị bỏ ngỏ hoặc mảng hoạt động kinh doanh trái phiếu sẽ chỉ là một hoạt động rất nhỏ nhằm đa dạng hóa loại hình đầu tư của CTCK mà không được chú trọng phát triển. Trường hợp, CTCK muốn trở thành nhà tạo lập thị trường thì cũng phải đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn cho không chỉ khoản đặt cọc tại cơ quan quản lý thị trường mà trong quá trình hoạt động quy mô vốn lớn sẽ hạn chế rủi ro vỡ nợ khi tổ chức phát hành phá sản, nhà tạo lập thị trường đối với trái phiếu đó không chỉ chịu tác động trực tiếp đến số trái phiếu còn trong kho của mình mà còn chịu trách nhiệm đối với trái phiếu đã bán cho khách hàng và những trái phiếu đã mua vào trong danh mục đầu tư mà khách hàng nhờ quản lý. Áp dụng công nghệ từ đó đưa ra những đánh giá quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro cho phép các công ty tiến hành và trợ giúp đối với khách hàng và chính bản thân công ty từ đó có thể hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh bởi vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của công ty là giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích và rủi ro từ đó đạt được mục tiêu an toàn ở mức độ nhất định mà vẫn thỏa mãn những đòi hỏi về hiệu quả kinh doanh.

Tổng giá trị TLS dành cho hoạt động tự doanh là 1.200 tỷ trong đó sử dụng cho hoạt động tự doanh trái phiếu là 100 tỷ đồng chiếm 2% tài sản của TLS, tự doanh cổ phiếu sử dụng 26% tài sản và kinh doanh vốn là hoạt động phụ trợ cho các khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại TLS như ứng trước, hợp tác kinh doanh trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết sử dụng 51%, còn lại là sử dụng cho hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành, lưu ký là 2%. - Hàng tuần, hàng tháng theo định kỳ, chuyên viên phân tích trái phiếu lập các báo cáo lên trưởng phòng Nguồn vốn, Giám đốc khối và Ban tổng giám đốc về thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô, báo cáo thông tin về hoạt động giao dịch trái phiếu trên thị trường, các thông tin nội bộ chính thức và các thông tin thu thập được từ bên ngoài về các công ty, nhà đầu tư và các đối tác, cân đối tình hình nguồn, lãi suất và phân tích cung cầu TTTP từ đó đưa ra các kiến nghị về kinh doanh trái phiếu.

Bảng 2.1. Số lượng lao động tại thời điểm 31/12/2009 của TLS
Bảng 2.1. Số lượng lao động tại thời điểm 31/12/2009 của TLS

Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Nguyên nhân chủ quan

 Thiếu sự quan tõm của Ban lónh đạo: Nhận thấy rừ voi trũ của hoạt động kinh doanh trái phiếu trong thời điểm thị trường đầy biến động như hiện nay nhưng mảng hoạt động này vẫn chưa thực sự có được sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo CTCK Thăng Long. Bên cạnh việc đổi mới cơ cấu trong mảng hoạt động tự doanh trái phiếu cũng cần có sự tác nghiệp của các đơn vị khác trong công ty, các bộ phận trong công ty không có sự phối hợp đồng bộ với nhau, bộ phận phân tích trái phiếu và cổ phiếu tách riêng, không có sự trao đổi thông tin qua lại. Lượng cán bộ dành cho loại hình kinh doanh này tại TLS mới chỉ có 2 người, một trưởng phòng chịu trách nhiệm chung về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, 1 cán bộ trực tiếp chịu trách nhiệm kinh doanh trái phiếu, nhân viên này vừa phân tích đánh giá thị trường thực hiện các báo cáo về TTTP, vừa thực hiện trading trái phiếu giao dịch với khách hàng đồng thời làm các thủ tục hồ sơ giấy tờ mua bán trái phiếu.

Hình 2.12. Cơ cấu hoạt động của phòng Nguồn vốn
Hình 2.12. Cơ cấu hoạt động của phòng Nguồn vốn

Nguyên nhân khách quan

Chớnh phủ cung cấp chưa kịp thời cho nhà đầu tư các báo cáo tài chính (đến cuối tháng 7/2008 trên trang Web của Bộ Tài Chính cũng chỉ công khai đến báo cáo quyết toán NSNN của năm 2006) và kế hoạch phát hành TPCP trong năm như số lượng TPCP phát hành vay nợ trong năm chỉ được công bố khi gần đến đợt phát hành. Thể chế pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết cho thị trường phi tập trung (OTC), hoạt động định mức tín nhiệm, các công cụ phái sinh …, nên chưa tạo được hành lang pháp lý nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình.  Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân còn có do thị trường phi tập trung OTC còn chưa phát triển, nhận thức của các doanh nghiệp và công chúng đầu tư về thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng còn thấp….

Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công Ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Chứng tỏ Việt Nam đã từng bước ổn định kinh tế - xã hội giữ vững , ổn định nền kinh tế vĩ mô, cân đối thu chi ngân sách nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế … cơ bản được bảo đảm, vốn đầu tư toàn xã hội đạt cao, tới 39% GDP, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước bằng 103,6% dự toán; , lượng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán tăng trong phạm vi cho phép, nợ xấu và tiền mặt trong thực tế ngày càng giảm, dự trữ ngoại tệ đủ theo tiêu chuẩn quốc tế, công tác an sinh xã hội được chú trọng đúng mức. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước ước đạt 6%, tuy thấp trong vòng nhiều năm gần đây nhưng Việt Nam là nước đứng đầu ASEAN về tốc độ tăng trưởng, đồng thời nằm trong nhóm trên 10 nước có tăng trưởng dương năm 2011…Đây là những nỗ lực tổng hợp rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đang đối diện với những thảm cảnh suy thoái và thất nghiệp tràn lan do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. - Tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu để nắm bắt các cơ hội trên thị trường, xây dựng một danh mục đầu tư trái phiếu đa dạng với các thời điểm đáo hạn khác nhau tập trung chủ yếu vào trái phiếu kho bạc, TPCP, TPCP bảo lãnh, tiến tới đầu tư vào trái phiếu các tổ chức tín dụng, các tổng công ty lớn như trái phiếu Tập đoàn điện lực, trái phiếu các NHTM, trái phiếu các tập đoàn xây dựng… với một chiến lược quản lý danh mục đầu tư chủ động từ đó chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Vì vậy, việc đổi mới cơ cấu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, TLS cần phải đổi mới cơ cấu tổ chức của công ty, tăng cường hoạt động tác nghiệp giữa các bộ phận, nâng cao mức độ chuyên môn hóa, tính chuyên nghiệp hóa và tập trung hóa từ đó đòi hỏi bộ phận chuyên trách kinh doanh trái phiếu của TLS phải được xây dựng có độ độc lập cao, có khả năng phân tích và đầu tư tốt, khả năng quản lý danh mục đầu tư trái phiếu linh hoạt và hiệu quả đồng thời có sự cộng tác hỗ trợ của các bộ phận khác trong đơn vị. - Đối với các nhân viên trực tiếp làm việc: Trước hết khuyến khích nhân viên tự đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn với chức năng công việc đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ chi phí theo học các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ, có thể cử các cán bộ tham gia các khóa học đào tạo tại nước ngoài để nâng cao kiến thức chứng khoán hiện đại cũng như học tập kinh nghiệm đầu tư ở nước ngoài…. Để lôi kéo khách giao dịch tại TLS, mà chủ yếu là các tổ chức lớn cần sự hỗ trợ của ban lãnh đạo không chỉ về quan hệ mà còn cần đảm bảo lợi ích của các bên, đồng thời, thành lập một bộ phận chuyên tìm hiểu và ghi nhận các nhu cầu thực tế của khách hàng, từ đó mở rộng thêm các dịch vụ sản phẩm một cách kịp thời để tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời nghiên cứu, phân tích và cải tiến tăng cường những dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ.

Hình 3.2. Mô hình phòng Nguồn vốn mới
Hình 3.2. Mô hình phòng Nguồn vốn mới

Một số kiến nghị hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long

Các công cụ phái sinh có chức năng giúp CTCK tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, nó bao gồm các dạng hợp đồng phái sinh,sản phẩm tài chính, kỹ thuật ứng dụng trong kinh doanh chứng khoán… Việc áp dụng các công cụ này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thông qua việc tăng tính thanh khoản và phòng ngừa rủi ro đối với trái phiếu. Là một bộ phận trong sự phát triển thống nhất của thị trường tài chính, để phát triển TTTP trên cơ sở phối hợp đồng bộ với các thị trường bộ phận khác nhằm đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, về cơ bản Việt Nam cần phải xây dựng, hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa TTTP sơ cấp và thứ cấp, phát triển TTTP cả về quy mô và chất lượng nhằm thúc đẩy thị trường phát triển một cách bền vững bên cạnh đó phải đẩy mạnh việc đa dạng hóa hình thức TPCP, TPCQĐP, TPDN. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển thực tế của các địa phương, nhu cầu vốn tài trợ cho đầu tư phát triển rất lớn và cấp thiết, Chính phủ nên xem xét và bổ sung thêm một số quy định pháp lý nhằm tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư cho các dự án đầu tư của địa phương thông qua phương thức phát hành loại trái phiếu thu nhập, loại trái phiếu được phát hành dựa trên nguồn thu tài chính của dự án, công trình và không được cân đối từ ngân sách địa phương.