Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC

XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1

Hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay

Các tỷ lệ này đều duy trì ở mức cho phép của NHNN (tối thiểu của NHNN là 8%).

Tình hình cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam

Hệ thống thanh khoản tiền đồng của các TCTD tiếp tục được bảo đảm và có dư thừa, phối hợp công cụ hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng tăng cường xử lý nợ xấu, quản trị rủi ro thanh khoản. Công tác điều hành cung tiền năm 2016 đã tạo điều kiện hỗ trợ việc phát hành thành công khối lượng lớn trái phiếu chính phủ (TPCP) với lãi suất thấp và hỗ trợ tỷ giá cũng như kiểm soát lạm phát. Năm 2017, NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát và các chỉ số khác, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay và tăng cường cung ứng tín dụng, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% (cao hơn mục.

Năm 2018 sự bất ổn của nền kinh tế thế giới: thị trường tài chính trải qua những diễn biến khó lường có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia, xoay quanh chính sách thương mại của Mỹ cùng lộ trình thắt chặt tiền tệ của Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển.

Thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM tại Việt Nam 1. Quy mô

    Theo Quyết định 780/QĐ-NHNN năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng không chuyển nhóm khi cơ cấu lại nợ, một lượng lớn dư nợ lẽ ra đã là nợ xấu, nhưng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tức đã đẩy về cho tương lai ghi nhận sau. Đến tháng 8/2022 Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực, đồng nghĩa áp lực nợ xấu đang ngày càng tăng, do vậy gia hạn Nghị quyết 42 là điều cần thiết, tiến tới là luật hóa Nghị quyết 42 để giải quyết vấn đề đặt ra trên. Chính sự ổn định cơ cấu tín dụng cũng nói lên sự tăng trưởng cân đối của các nhóm ngành theo cùng sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, là nỗ lực của Chính phủ điều hành nhằm giảm những cú sốc kinh tế khi dòng tiền mang tính đầu cơ – được tài trợ bằng nợ vay - ồ ạt vào và ra đối với một nhóm ngành kinh tế.

    Tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu và phân tích dữ liệu tại báo cáo tài chính của các TCTD mà chưa xem xét đến số liệu thực chất của nợ xấu chưa được phản ánh đầy đủ tại BCTC do thực hiện quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

    Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấu của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 - 2021 S
    Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấu của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 - 2021 S

    Nguyên nhân nợ xấu

      - Trường hợp thụ lý giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh khẳng định DN chưa bị xóa tên trên sổ đăng ký kinh doanh do phải giải thể theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 hoặc bị Tòa tuyên bố phá sản theo quy định tại Luật phá sản 2014 thì Tòa án phải xác định doanh nghiệp vẫn tồn tại tại địa chỉ cuối cùng trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Thực hiện thẩm định khách hàng và TSBĐ chủ quan, hoặc do năng lực cán bộ không đáp ứng, ngoài ra còn có trường hợp cán bộ thực hiện việc thông đồng với bên vay vốn, bên bảo lãnh để cố ý làm trái quy trình, quy định của chính TCTD đó và pháp luật trong việc thế chấp, đăng ký thế chấp tài sản dẫn đến hậu quả thiệt hại cho TCTD. Mặc dù NHNN đã áp dụng nhiều biện pháp, chính sách minh bạch hóa các quan hệ tín dụng giữa bên cho vay và bên đi vay cũng như cung cấp minh bạch các thông tin, nhưng do việc phân loại nhóm nợ theo định lượng, không sử dụng hoặc sử dụng ít các chỉ tiêu định tính như tình hình tài chính, kết quả SXKD của tổ chức, doanh nghiệp….dẫn đến không phản ánh đúng bản chất khoản nợ khi phân loại.

      Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ, ngân hàng muốn bán tài sản thế chấp, hoặc gửi đơn đến cơ quan toà án thì lại gặp khó khăn từ nhiều phía như khuôn khổ pháp lý, khách hàng vay, đôi khi là thời gian xử lý dài, thủ tục phức tạp vì phải thực hiện qua bước, hay trong quá trình bàn giao tài sản chậm…làm cho tài sản hư hỏng, mất giá trị, dẫn đến giá trị thu hồi nhỏ.

      Thực trạng xử lý nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam 1. Quy định liên quan

        Các TCTD cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu khoản nợ, phân loại nhóm nợ, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, nghiêm cấm các thủ thuật giấu nợ xấu, không thể hiện đúng chất lượng tín dụng và kết quả cũng như việc lợi dụng xử lý nợ xấu để trục lợi, gây thiệt hại cho TCTD. Theo đó, Nghị quyết 42 khẳng định quyền thu giữ và xử lý TSBĐ của TCTD và VAMC, khẳng định lại quyền và nghĩa vụ khi thực hiện mua, bán, xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường; thủ tục tố tụng rút gọn, quy định nghĩa vụ thuế, phí khi chuyển nhượng TSĐB, phương thức phân bổ lại lãi dự thu, khoản chênh lệch khi bán nợ xấu của TCTD và VAMC… Nội dung của Nghị quyết 42 đã đề cập đến những vấn đề mà trước nay các TCTD cũng như VAMC đang còn lúng túng, không chắc chắn trong hoạt động xử lý nợ xấu. Ngày 29/3/2019, Kiểm toán Nhà nước công bố Quyết định số 590/QĐ - KTNN ngày 29/03/2019, trong đó ban hành Đề cương kiểm toán nhằm kiểm tra tiến độ thực hiện Nghị quyết 42, tính tuân thủ trong quá trình triển khai, quan trọng nhất là tiếp thu, ghi nhận ý kiến phản ánh các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức trong quá trình triển khai Nghị quyết 42.

        Các NHTM trên cơ sở kết quả phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro đã chủ động xây dựng chi tiết các phương án, giải pháp xử lý nợ xấu cho từng trường hợp cụ thể, đảm bảo tuân thủ đúng những chỉ thị của NHNN, nhắm đến mục tiêu giảm tỷ lệ nợ và kiểm soát nợ xấu gia tăng.

        Đánh giá chung công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu 1. Những kết quả đạt được

          Công tác xử lý nợ xấu được tăng cường, đạt được nhiều kết quả đã nêu trên và mang lại hiệu quả, cải thiện hệ thống theo hướng tích cực nhưng tình hình nợ xấu thời điểm bấy giờ vẫn còn là điều đáng quan ngại, trong giai đoạn tiếp theo NHNN cần thêm nhiều giải pháp để xử lý triệt để. Vì vậy, để công tác xử lý nợ xấu hoạt động một cách hiệu quả thì thiết nghĩ cần phải có một một nguồn lực tài chính dồi dào để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, bên cạnh đó cần tăng cường hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC thông qua tái cấu trúc, phát triển và mở rộng quy mô việc bán khoản nợ theo GTTT. Mặc dù các ngân hàng đã áp dụng những giải pháp để phòng ngừa và tích cực xử lý nợ xấu, tuy nhiên quá trình này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc vì còn liên quan đến bản thân nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi phát triển, liên quan đến hệ thống pháp lý, hoạch định chính sách.

          Qua thực trạng công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 – 2021, cùng với những nguyên nhân gây ra đã được phân tích chi tiết trong Chương 2, đó sẽ là cơ sở quan trọng và hữu ích để người viết đưa ra những giải pháp và kiến nghị được trình bày trong Chương 3.

          CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

          • Giải pháp phòng ngừa nợ xấu
            • Giải pháp xử lý nợ xấu
              • Một số kiến nghị

                Theo đó, các ngân hàng thương mại cần phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế, chặt chẽ tuân thủ mọi yêu cầu được đưa ra trong văn bản pháp lý này, để đảm bảo việc xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng rủi ro mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải có khả năng vốn hồi phục nếu được hỗ trợ bằng nguồn vốn mới, tiền thật, chứ không phải là hoán đổi nợ với các doanh nghiệp sắp phá sản, hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn được giữ cho tồn tại trên danh nghĩa. Hai là, để VAMC hoạt động hiệu quả cao nhất cần lưu ý các giải pháp sau: tăng vốn điều lệ cho VAMC; Hạn chế mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, đẩy mạnh mua bán nợ xấu theo giá thị trường; Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quốc tế tham gia thị trường xử lý nợ xấu;.

                Nhìn chung các NHTM cần cải thiện chất lượng quản trị điều hành, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro và các chiến lược phát triển kinh doanh, và thực hiện quy trình cấp tín dụng một cách lành mạnh, thận trọng, đề cao tính an toàn lên trên để chủ động tự xử lý nợ. Các doanh nghiệp cần đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý, thường xuyên đánh giá các chỉ số tài chính điển hình như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE), hệ số thanh toán… để đưa ra các cảnh báo và có những giải pháp chấn chỉnh, ngăn ngừa, kịp thời xử lý nợ xấu. Trong qua trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian, kinh phí, nên tác giả chưa thu thập được số liệu nợ xấu phân theo đối tượng vay, chưa thu thập được lãi dự thu cũng như số liệu nợ xấu thực chất từ các ngân hàng, một số dữ liệu lấy từ internet mà tác giả chưa kiểm định nên chưa thể đánh giá chính xác độ tin cậy, luận văn cũng chưa đánh giá cụ thể về tác động của nợ xấu thông qua mô hình kinh tế lượng.