Đánh giá và nâng cấp quản lý quyền sử dụng đất tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Đối tượng, phạm vi thực hiện
    • Phương pháp thực hiện

      Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. + Thu thập các tài liệu liên quan phục vụ đề tài, các số liệu về hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quyết Thắng, TP.Thái Nguyên. + Thu thập thông tin từ các tài liệu, số liệu về hiện trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn xã Quyết Thắng, TP.Thái Nguyên.

      + Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện kinh tế tự nhiên, xã hội trên địa bàn xã Quyết Thắng, TP.Thái Nguyên. + Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trên địa bàn xã Quyết Thắng, TP.Thái Nguyên. - Khảo sát thực tế, thu thập số liệu sơ cấp nhằm đánh giá các thông tin, số liệu đã thu thập được từ quá trình điều tra khảo sát.

      - Điều tra cán bộ: Thực hiện điều tra 5 cán bộ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai; điều tra 2 cán bộ địa chính liên quan đến công tác cấp GCN QSD đất tại UBND xã Quyết Thắng, 1 cán bộ xã có liên quan, 2 trưởng thôn thành phố Thái Nguyên, tổng số 10 cán bộ, theo bảng hỏi tại phụ lục,. Điều tra 50 người dân có liên quan đến cấp giấy chứng nhận đất, chuyển nhượng trên địa bàn xã. Dựa vào số liệu điều tra, thu thập tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và theo đặc tính đưa ra những nhận xét và tiến hành so sánh với kế hoạch đã đề ra xem thực hiện đạt bao nhiêu %, đạt hay không đạt.

      - Kiểm tra lại dữ liệu đã thu thập được theo 3 tiêu chí: Đầy đủ, Chính xác, Lôgic. - Nhập vào máy tính và sự trợ giúp của phần mềm Excel -Tổng hợp dữ liệu. - Sắp xếp theo thứ tự các hộ trên địa bàn, các đối tượng phỏng vấn - Xây dựng các bảng số liệu, sơ đồ, đồ thị.

      - Trình bày: Tổng hợp tất cả các số liệu một cách hoàn chỉnh và tiến hành viết hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

      • Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng
        • Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lí đất đai trên địa bàn xã Quyết Thắng
          • Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Quyết Thắng
            • Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua ý kiến của người dân và cán bộ tại xã Quyết Thắng
              • Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Quyết Thắng- thanh phố Thái Nguyên

                Theo quy định tại các Điều 699, 700, 701, 702 Bộ luật Dân sự thì việc chuyển đổi quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên bằng hợp đồng; các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất.Với tình hình phát triển KT- XH, các trường hợp chuyển đổi này đều được thực hiện để thuận tiện cho. Xã Quyết Thắng xuất phát là xã thuần nông nên việc canh tác đất nông nghiệp vẫn được tiếp tục, tuy nhiên những năm gần đây đang có sự chuyển dịch cơ cấu đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. - Quá trình chuyển đất nông nghiệp sang đất phát triển công nghiệp đã làm cho nhiều thửa ruộng bị thu hẹp diện tích điều này đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho các hộ trong sản xuất nên nhiều hộ gia đình, cá nhân tự tìm đến nhau, thoả thuận đổi ruộng cho nhau để gộp các thửa nhỏ lại thành thửa lớn nên xuất hiện nhiều tình trạng cấp đổi GCNQSDĐ mà không làm thủ tục khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

                - Việc tuyên truyền, phổ biến pháp Luật đất đai trên địa bàn phường cũng được triển khai rộng rãi đến từng hộ gia đình cá nhân, người sử dụng đất nắm được thông tin về đất đai kịp thời đã thực hiện đầy đủ thủ tục chuyển QSDĐ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Quá trình phát triển nhanh các điều kiện cơ sở hạ tầng số hộ sống đơn thuần chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, dân cư sinh sống chủ yếu nhờ vào sản xuất ngành nghề, buôn bán, dịch vụ… nên số lượng giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mức độ ổn định. Để đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, Quốc hội ban hành Luật đất đai, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, dựa vào điều kiện tự nhiên, KT-XH các địa phương ban hành các văn bản quy định cụ thể các văn bản của Nhà nước.

                Việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật về đất đai, từng bước đưa Luật Đất đai 2013 đi vào thực tế cuộc sống được thực hiện thường xuyên thông qua các xe lưu động thông tin, báo đài phát thanh,…Từ đó khuyến khích người sử dụng đất thực. Trong quá trình nghiên cứu đề tài khi hỏi người dân đến làm thủ tục đăng ký đất đai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” đa số người dân hài lòng với thái độ hướng dẫn, tiếp nhận và trả hồ sơ cho người dân, số liệu ở bảng cho thấy, có 64 % người dân cho rằng cán bộ hướng dẫn, tiếp nhận và giao trả hồ sơ rất nhiệt tình với người dân. Đầu tiên, người sử dụng đất phải liên hệ bộ phận cán bộ địa chính xã để nộp đơn xin đề nghị tổ chức họp khu dân cư để xác minh nguồn gốc sử dụng đất, sau đó bộ phận địa chính có đơn đề nghị giải quyết cho công dân trình Lãnh đạo UBND xã để được xem xét và ký xác nhận.

                Như vậy, trước khi người sử dụng đất đến bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ tại bộ phận “một cửa” thuộc UBND huyện để nộp hồ sơ đăng ký đất đai thì họ đã phải mất nhiều lần và thời gian cho việc xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất của mình tại UBND xã. Qua đó cho thấy trong thủ tục đăng ký đất đai ban đầu, mà người sử dụng đất không có một trong loại giấy tờ về đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013, thì người dân phải đi lại nhiều lần ở cấp địa phương trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng. Thực tế vẫn còn một số cán bộ vẫn còn lúng túng khi người dõn cú yờu cầu hướng dẫn về cỏc thủ tục, vỡ chưa nắm rừ được các văn bản, quy trình, trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký đất đai nên không thể hướng dẫn cụ thể cho người dân hoặc hướng dẫn không đầy đủ.

                Chính sách pháp luật về đất đai; nhân lực thực hiện việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cơ sở vật chất, kỹ thuật; hiểu biết của người dân về vai trò của giấy chứng nhận quyền sử đất, quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tính pháp lý của thửa đất; trình tự thủ tục đăng ký đất đai; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân). Qua kết quả điều tra cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Chính sách pháp luật về đất đai chiếm có 9/10 ý kiến chiếm 90% ý kiến được phỏng vấn, nguồn gốc đất (tính pháp lý thửa đất) chiếm có 10 ý kiến chiếm 100,00% ý kiến được phỏng vấn, thủ tục hành chính chiếm có 8ý kiến chiếm 80% ý kiến được phỏng vấn cho rằng có ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần lớn ý kiến cho rằng chính sách pháp luật về đất đai và các chính sách liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay chưa phù hợp, chưa tháo gỡ được toàn diện các khó khăn vướng mắc trọng việc thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như: thủ tục hành chính còn rườm rà, cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đồng bộ.

                Đối với các hộ đang có tranh chấp, UBND xã sẽ thành lập tổ công tác hòa giải vận động các hộ và xác định lại nguồn gốc thửa đất dựa vào các tài liệu của xã, các giấy tờ của chủ sử dụng đất tranh chấp, kết hợp thông tin khác để đối chiếu tài liệu nhằm giải quyết một các hợp lý.

                Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Quyết Thắng năm 2022
                Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Quyết Thắng năm 2022