MỤC LỤC
Bề mặt phía sau được bao phủ bởi tấm thép dạng lưới, phía trước là thùng hình chữ nhật. - Khung mô hình sau khi hàn xong phải có độ chịu lực tốt, độ cứng vững cao. - Đo chính xác vị trí 2 chân sau của động cơ, sau đó hàn 2 chân lên khung mô hình và khoan ốc.
- Dùng cầu pa-lăng gá động cơ lên 2 chân vừa hàn sao cho cân bằng. - Đo các kích thước và định vị vị trí của đầu động cơ, tiến hành khoan ốc vào khung mô hình. - Các chân đỡ động cơ phải có vị trí chính xác và độ cứng vững cao.
- Dùng nước pha xà phòng để rửa sạch lớp dầu trên phần khung động cơ. - Đợi khô sau đó dùng giấy nhám mịn đánh đều lớp sơn lót tạo độ bám cho lớp sơn màu. - Tránh sơn vào các vùng không cần thiết như giắc điện, ren, đường ống của chi tiết,.
- Vệ sinh phần thân và nắp máy bằng xăng, cọ, và khí nén sau đó lau khô. Sử dụng ống cao su có độ bền cao để nối đường nước từ động cơ vào két nước và ngược lại. Dùng keo và ống cổ dê để làm kín và siết chặc các điểm nối.
Thiết kế bảng mica phải có đủ các chi tiết: tên động cơ, tên giáo viên hướng dẫn, tên sinh viên thực hiện đề tài, lỗ giắc ECU, lỗ đồng hồ áp suất, lỗ giắc OBDII. - Cấp nguồn 12V cho động cơ, bật công tắc máy sang IG rồi kiểm tra nguồn điện áp các chân cấp nguồn cho các cảm biến.
ECU cấp điện áp không đổi 5V từ điện nguồn dương của acquy đến cực +B, +B2 cấp nguồn cho bộ xử lý.Khi mạch Vc bị ngắn mạch bộ vi xử lý trong ECU bị vô hiệu hóa không còn cấp nguồn cho các cảm biến. Hãng Toyota dùng bộ đo gió kiểu dây nhiệt có ba cực và hai cực còn lại là hai cực của cảm biến nhiệt độ khí nạp (do cảm biến nhiệt độ khí nạp được tích hợp bên trong bộ đo gió kiểu dây nhiệt). Trong bộ đo gió dây nhiệt, có một cảm biến nhiệt độ không khí nạp (IAT) được tích hợp bên trong cảm biến lượng không khí nạp (MAF) dùng để đo nhiệt độ của không khí khi nạp vào động cơ.
Cảm biến vị trí bướm ga là cảm biến quan trọng trên động cơ để đo lường góc độ mở của bướm ga và từ đó biến đổi thành tín hiệu điện áp. Tín hiệu này được gửi đến ECU để xử lý và đưa ra quyết định điều khiển khác nhau, như điều chỉnh lượng nhiên liệu phun, góc đánh lửa sớm. Hiện nay, đa số các động cơ ô tô trên thị trường đều được trang bị hệ thống điều khiển bướm ga thông minh, bao gồm cảm biến bàn đạp ga, mô tơ điều khiển bướm ga và cảm biến vị trí bướm ga.
Cảm biến sẽ tạo một xung tín hiệu truyền tới ECM và ECM tiếp nhận tín hiệu trên sẽ quyết định thời điểm đánh lửa và điểm phun ứng với điểm chết trên cuối kỳ nén của mỗi xy lanh theo như thứ tự làm việc của động cơ. Cảm biến vị trí trục cam loại HALL được dùng phổ biến trên động cơ để nhận biết vị trí của trục cam, từ đó điều phối các van xả khí, nạp khí và các hành trình khác của động cơ để đạt được hiệu suất tối ưu và giảm thiểu khí thải độc hại ra môi trường. Tóm lại, cảm biến A/F là một thành phần quan trọng trong hệ thống đo lường và kiểm soát động cơ, giúp đảm bảo hiệu suất và giảm thiểu ô nhiễm.
Các tín hiệu điện tại các cực của cảm biến (THW, ETHW) được sử dụng để xác định nhiệt độ làm việc của động cơ thông qua một bộ vi xử lý (ECU). Tín hiệu từ cảm biến THW được sử dụng để điều khiển các thông số hoạt động của động cơ gồm: lượng nhiên liệu phun, thời điểm đánh lửa. Khi nhiệt độ nước làm mát thấp hơn 80 độ C, bộ điều khiển động cơ sẽ tăng tốc độ cầm chừng, tăng lượng nhiên liệu phun và tăng góc đánh lửa sớm để đảm bảo cho động cơ hoạt động ổn định.
Dữ liệu này bao gồm các thông số như tốc độ, vòng tua động cơ, nhiệt độ động cơ, và tỉ lệ hỗn hợp khí nhiên liệu và không khí được phun vào động cơ (tỉ lệ A/F). Do đó, sự sắp xếp các cực trên giắc kết nối DLC3 của xe tuân theo tiêu chuẩn ISO 15031-3 để đảm bảo tính tương thích với các thiết bị chẩn đoán và sửa chữa, và đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn kết nối và truyền thông ISO 15765 -4 để đảm bảo việc trao đổi thông tin giữa các phần tử điện tử trên xe và các thiết bị chẩn đoán được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Hệ thống DIS có nhiều ưu điểm so với hệ thống đánh lửa truyền thống, bao gồm tăng hiệu suất động cơ, giảm thiểu lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải độc hại, cải thiện khả năng khởi động và giảm thời gian bảo dưỡng.
Khi được cung cấp điện, cuộn dây sinh ra trường từ để giúp cơ cấu nhấc kim phun lên và phun lượng nhiên liệu vào các cửa nạp của động cơ. Lúc này ECU cấp tín hiệu điện áp FPC đến chân G của mosfet làm mosfet hoạt động, chân D và S của mosfet thông nhau, dòng điện qua bơm nhiên liệu được nối mass và bơm hoạt động.