Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam

MỤC LỤC

Khái quát chung về quyền tác giả 1. Khái niệm quyền tác giả

Quyền tác giả được sinh ra để bảo vệ và khuyến khích các cá nhân, tổ chức sáng tạo, và xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tuy nhiên quyền tác giả cũng mang vai trò thúc đẩy phát triển xã hội, do vậy trong một số trường hợp, nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích không mang tính thương mại và không làm phương hại đến quyền lợi của tác giả hay của chủ sở hữu quyền tác giả, pháp luật quy định cụ thể một số trường hợp khi sử dụng tác phẩm mà không. Tuy nhiên, với quyền nhân thân gắn liền với tác giả là các quyền không thể chuyển dịch, bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì sẽ được bảo hộ vô thời hạn.

Khái quát về tranh chấp quyền tác giả 1. Khái niệm tranh chấp quyền tác giả

- Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do việc sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do người sử dụng không trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;. + "Đương sự ở nước ngoài" bao gồm: Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

Quyền khởi kiện các vụ án tranh chấp quyền tác giả

Trong các trường hợp như tác phẩm khuyết danh ( trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật SHTT), tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản hay tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thì Nhà nước có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả. So với hai Nghị định: Nghị định 100/2006/NĐ-CP và Nghị định 85/2011/NĐ- CP, Nghị định 22/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung những điểm mới trong Điều 49, theo đó ngoài việc chủ sở hữu quyền tác giả trực tiếp thực hiện bảo vệ và bảo vệ quyền của mình thì Nghị định còn quy định thì các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả cũng như tổ chức, cá nhân khác được chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền thì cũng có thể thực hiện và bảo vệ quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền.

Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự

Đối với trường hợp tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền tác giả, để chứng minh quyền của mình bị xâm phạm, nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại khoản 3 Điều 203 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định tại Điều 25 của Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN, bao gồm: Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét; Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm. Nguyên đơn cũng sẽ là người phải chứng minh thiệt hại đã xảy ra đối với mình; phải xuất trình các chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu cụ thể các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 của Luật SHTT như tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất; Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện; Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật; Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

Bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 204 Luật SHTT và Điều 16 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN và tiểu mục 1 mục I phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT, được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau: Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại (chính là người có quyền hưởng lợi ích vật chất và tinh thần đó); người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích kể trên (trong những điều kiện nhất định nếu không có hành vi xâm phạm xảy ra); có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó: sự giảm sút, mất lợi ích đó là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.19. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung, quyền tác giả nói riêng đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT (nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất); hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng SHTT trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện.

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Ngoài việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần, chủ thể quyền SHTT có quyền yêu cầu Tòa án buộc Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư; đó là các chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc; kỹ năng, trình độ của luật sư và lượng thời gian cần thiết để nghiên cứu vụ việc. Ngoài trường hợp hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án còn hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp: Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu, Việc giải quyết vụ án được đình chỉ, Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng; Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn; Vụ việc đã được giải quyết.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Tòa án Ở Việt Nam, thực tiễn hiện tượng hàng giả hàng nhái, sao chép, mượn ý

Khó khăn trong việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra

Mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ đã ban hành các quy định quan trọng về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204) và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205), tuy nhiên do tính chất đặc thù của loại tài sản “quyền sở hữu trí tuệ” nên nhiều trường hợp nguyên đơn không chứng minh được thiệt hại hoặc xác định không đầy đủ về những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn thiệt hại thực tế xảy ra). Cũng chính vì sự thiếu thống nhất về quan điểm giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ này đã dẫn tới nhiều trường hợp, sau khi có phán quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với vụ án rồi nhưng các bên đương sự vẫn viện dẫn các ý kiến đối lập với loại ý kiến được tham khảo để ra phán quyết tiếp tục khiếu nại, yêu cầu xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, gây ra khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến ổn định xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng các vụ án ít được giải quyết tại Tòa án Có thể chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu khiến các vụ án tranh chấp

Như vậy, việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan có thẩm quyền đã khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài, không đạt được hiệu quả và gây tổn thất về tinh thần cũng như vật chất cho các đương sự, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các chủ thể quyền phân vân khi lựa chọn phương thức giải quyết bằng con đường Tòa án. Tâm lý thông thường của người Việt Nam nói chung là sợ điều tiếng, chúng ta luôn sợ rằng việc phải tham dự phiên tòa sẽ khiến bản thân bị giảm uy tín nhất là với những người có kinh doanh, họ rất sợ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của họ gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, dẫn đến giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án

Việc nâng cao năng lực xét xử của Tòa án sẽ giúp giải quyết được rất nhiều những vấn đề như đẩy nhanh tiến độ xét xử, phân định được nhanh chóng thẩm quyền của các Tòa án, tránh chồng chéo, giải quyết được sự khó khăn trong quá trình xác định mức bồi thường thiệt hại, cũng như trong quá trình giải quyết tranh chấp, nâng cao hiệu quả thực thi của bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp cũng như xét xử các vụ án, tạo sự tin tưởng và khuyến khích các cá nhân mạnh dạn lựa chọn phương pháp giải quyết bằng con. Phổ biến quyền tác giả một cách dễ hiểu nhất trên các sách, báo, tạp chí… đặc biệt là việc sử dụng mạng Internet, môi trường kỹ thuật số để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, công khai lên các phương tiện thông tin những thiệt hại do vi phạm gây ra để người sử dụng nhận thấy tầm quan trọng trong việc bảo hộ quyền tác giả.