MỤC LỤC
ĐỀ TÀI : THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU VỰC THÀNH PHỐ HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2040. ĐỀ TÀI : THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU VỰC THÀNH PHỐ HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2040. GXD = Chi phí thu gom + chi phí vận chuyển + chi phí xây dựng khu xử lý.
- Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp;. - Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp. - Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý.
Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu 1 cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Ngày nay, thuật ngữ "sản xuất sạch hơn" (SXSH) được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn ưa thích vài nơi. Năm 1989, UNEF khởi xướng “chương trình sản xuất sạch hơn” nhằm phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Hội nghị chuyên đề đầu tiên của UNEP về lĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh). Năm 1989, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn” (International Declaration on Cleaner Production) của UNEP. Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc tế về SXSH khẳng định cam kết của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.“ Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia 2001 – 2010” của Việt Nam đã xác định “ lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên:…).
Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển dịch vụ.
- Chất thải chứa vật liệu có giá trịcũng có thể được dùng để làm racác sản phẩm phụ hay đem bán như là nguyên liệu. - Ví dụ: sản xuất VLXD từ phế phẩm sứ vệ sinh, dung dịch mạ sản phẩm cao cấp được bán lại để mạcác sản phẩm có yêu cầu chất lượng thấp hơn. - Hạn chế các tác động môi trườngtiêu cực của sản phẩm trong cácquá trình từ sản xuất, sử dụng..cho đến thải bỏ sản phẩm.
- Rào cản về chính sách: mặc dầu đã có nhiều cố gắng và đã xây dựng được hệ thống chính sách về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc cưỡng chế tuân thủ đối với các quy định của nhà nước do vậy nhiều cơ sở sản xuất còn chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ môi trường. Ngoài ra nhiều nguồn lực đầu vào sản xuất (đặc biệt là nước và nhân công) của chúng ta còn quá rẻ so với nhiều nước nên các doanh nghiệp chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. - Rào cản liên quan đến động lực của doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp chưa quán triệt quan điểm người gây ô nhiễm phải trả tiền trong chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước và cho rằng bảo vệ môi trường là việc của nhà nước.
Quan điểm chờ đợi hỗ trợ của nhà nước trong các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có áp dụng sản xuất sạch hơn còn tương đối phổ biến. Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự hiểu lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với tính kinh tế của doanh nghiệp mà đơn thuần cho rằng SXSH cũng tương tự như việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, thường gây chi phí tăng thêm. - Rào cản về mặt kỹ thuật: nhiều cơ sở sản xuất của ta còn tương đối yếu về kiểm toán và hạch toán nội bộ nên không đo đếm được mức chi phí của mình mất đi theo chất thải.
Do vậy không nhận thấy sự cần thiết áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm chất thải đồng thời giảm chi phí sản xuất. Việc phổ biến sản xuất sạch hơn thường dựa trên mạng lưới các nhà tư vấn nhưng ngay cả các chuyên gia tư vấn của ta cũng thiếu về số lượng và chất lượng. - Rào cản về quản lý: Văn hóa doanh nghiệp, sự phù hợp của sản xuất sạch hơn đối với phương thức quản lý của Việt Nam; kỹ năng quản lý của chủ doanh nghiệp đối với các công cụ môi trường còn kém linh hoạt.
Chính vì vậy, giải pháp SXSH như là một giải pháp tối ưu do SXSH bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sản xuất, còn giúp giảm chi phí sản xuất và giảm tải lượng ô nhiễm môi trường, nâng cao hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp. Suất tiêu hao nguyên liệu và năng lượng đối với 1 đơn vị sản phẩm Qua phân tích hiện trạng sản xuất và môi trường của các công ty may ở Hưng Yên, cho thấy: Quá trình sản xuất của các công ty còn tiêu tốn nhiều năng lượng, cụ thể là than và điện. Thực tế tại một số danh nghiệp ngành may trang phục quy mô vừa và nhỏ đã thực hiện đánh giá SXSH khi áp dụng biện pháp tăng cường quản lý nội vi và bảo dưỡng thiết bị, nếu thực hiện tốt công việc này có thể tiết kiệm khoảng 3-5% chi phí năng lượng so với trước khi áp dụng SXSH.
- Thực hiện lắp đặt hệ thống đo đếm, giám sát điện năng tiêu thụ cho từng khu vực, đồng thời theo dừi điện năng tiờu thụ theo từng ngày, theo từng xớ nghiệp, theo từng khu vực để đưa ra chỉ tiêu, định mức tiêu thụ điện cho từng xí nghiệp, từng khu vực hoặc đưa ra được chi tiêu, định mức tiêu thụ điện cho từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất may trang phục; kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống cung cấp năng. Một số phần của nồi hơi không được bọc cách nhiệt như các mặt bích của ống góp nước, bao hơi, van cấp hơi,… Lớp bọc cách nhiệt bị hỏng hoặc không có đối với các thiết bị truyền dẫn, sinh nhiệt như nồi hơi sẽ gây ra tổn thất nhiệt tỏa ra ngoài môi trường đáng kể, đặc biệt nếu độ chênh nhiệt độ giữa các bề mặt cần bọc cách nhiệt với môi trường bên ngoài lớn. Việc lắp đặt hệ thống đường ống thu hồi nước ngưng từ các xí nghiệp may gặp khó khăn do các thiết bị tách nước ngưng (còn gọi là cóc ngưng) hoạt động không tốt nên thường bị ứa đọng nước ngưng dẫn tới trao đổi nhiệt không tốt, điều 57 này làm cho bàn là hoạt động không hiệu quả.
Về lâu dài, do đặc thù của ngành công nghiệp may trang phục, các công ty may Hưng Yên nên triển khai hệ thống quản lý năng lượng nhằm thực hiện bền vững, liên tục việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Để áp dụng SXSH tại các công ty dệt may, cần phải có thời gian phổ biến thông tin và thuyết phục sự tham gia, hợp tác từ phía các công nhân của doanh nghiệp, vì đây là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình SXSH. Do đó, việc tư vấn, đào tạo SXSH được thực hiện miễn phí thông qua các Trung tâm SXSH (tại tỉnh Hưng Yên thông qua Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại, Sở Công thương), nên doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí đào tạo nhân lực trước khi triển khai chương trình SXSH tại doanh nghiệp.
Kế hoạch phải đảm bảo ưu tiên thực hiện ngay các cơ hội SXSH không có chi phí hoặc kinh phí đầu tư ít (quản lý nội vi) và có thể được thực hiện ngay trong giai đoạn đang đánh giá SXSH; các cơ hội SXSH còn lại được lựa chọn để thực hiện thì cần triển khai theo đúng kế hoạch chi tiết đã được cấp quản lý cao nhất thông qua, đồng thời hạn chế, cố gắng giảm thiểu thời gian phải dừng sản xuất để thực hiện giải pháp. Từ số liệu, tài liệu ghi nhận được trong quá trình triển khai, cần định kỳ (hàng tháng, hàng quý, hàng năm) đánh giá kết quả đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp SXSH tại từng khu vực, xí nghiệp sản xuất, cũng như xem xét mức độ sai lệch so với kết quả dự kiến thực hiện giải pháp.