Xây dựng và duy trì giá trị thương hiệu Vinamit thông qua nguồn gốc nguyên liệu Việt Nam

MỤC LỤC

Định vị thương hiệu

Nguồn nguyên liệu sản xuất tạo nên sản phẩm sấy Vinamit được doanh nghiệp thu mua từ những nhà vườn, vựa cây trồng nổi tiếng trên khắp cả nước như Chuối rừng U Minh, Xoài Cát Chu-Hòa Lộc, Hạt sen Đồng tháp, Cacao Bến Tre,… mang đậm bản sắc văn hóa Việt nhằm mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm Việt được sản xuất từ nguồn nguyên liệu Việt. Khi các nguồn nguyên liệu sản xuất được nông dân cung cấp không còn phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất, Vinamit đã phát triển Nông trang Lâm Viên của mình, với diện tích lên đến hàng trăm hecta nhằm phát triển cây trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ phục vụ cho quá trình sản xuất với đủ loại cây ăn trái như Mít, Chuối, Sầu riêng,. Một thực trạng là tuy các đối thủ cạnh tranh trongkhu vực đều xuất khẩu nhiều dòng sản phẩm và có phần tương đồng nhưng mỗi nước thường chỉnổi tiếng với một lại trái cây sấy như trái Dứa ở Thái Lan, Xoài ở Philippin hay Sơri TrungQuốc.Các đối thủ cạnh tranh trong khu vực có nhiều nét tương đồng về chủng loại sản phẩm và trìnhđộ công nghệ.

Vào năm giá nguyên liệu trong nước tăng khoảng 30% đẩygiá thành tăng lên tương ứng, khiến cho sản phẩm Vinamit mất lợi thế cạnh tranh về giá.Tình trạng đó đến nay vẫn chưa được cải thiện do các chính sách hỗ trợ của nhà nướcchưa hoàn toàn đứng về phía nông dân, nông dân không bán hàng cho các doanh nghiệptrong nước mà án ra nước ngoài.

Hệ thống nhận diện thương hiệu

Tên thương hiệu

Nếu như chúng ta có Vinamilk, thương hiệu sữa dành cho người Việt hay Vinacafe – cà phê Việt Nam, thì ở đây Vinamit đại diện cho việc đây là một doanh nghiệp chuyên về sản phẩm từ nông sản, đặc biết là mít – một sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp. Với hình ảnh trẻ trung năng động của các nhân vật quảng cáo công ty muốn truyền tải tới mọi người người thông điệp rằng: “ Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng bận rộn và thói quen ăn uống cũng thay đổi theo. Và thay vì sử dụng logo thông thường, hãng đã sử dụng biểu tượng tượng trưng cho dòng sản phẩm mới này là “Vinamit Organic”, font chữ mảnh và sử dụng hai mảng màu đối lập làm cho logo này trở nên nổi bật hơn trên phông nền trắng.

Để có thể tiếp cận đến không chỉ người tiêu dùng trong nước, Vinamit còn phiên âm tên sản phẩm sang Tiếng Anh, một ngôn ngữ quốc tế, để khiến khách hàng khắp nơi trên thế giới đều cú thể hiểu rừ hơn về sản phẩm của hóng.

Giá trị thương hiệu 1. Sự nhận biết thương hiệu

Vinamit cũng đã xuất khẩu đến hơn 50% sản lượng ra thị trường quốc tế, thâm nhập cả vào những thị trường khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Tây Âu bằng nguồn nguyên liệu Việt Nam, lao động Việt Nam, trí tuệ Việt Nam; giá trị gia tăng ròng tại Việt Nam. Chia sẻ về quá trình gây dựng Vinamit, ông Nguyễn Lâm Viên nhấn mạnh: để hình thành nên thương hiệu, yếu tố đầu tiên là bản chất sản phẩm phải có tính đột phá, tính khác biệt, rồi đến logo, nhãn mác, bao bì bắt mắt, dễ làm cho người ta nhớ, ấn tượng và cuối cùng là trải nghiệm của thời gian. Vinamit đã chứng tỏ được mình, đầu tiên là với sản phẩm mít sấy và mới đây nhất là dòng sản phẩm hữu cơ organic đang từng bước thâm nhập thị trường, đón đầu xu hướng nông sản organic đang rất được ưa chuộng trên thế giới hiện nay.

Lòng trung thành chính là sợi dây kết nối cảm xúc của khách hàng với thương hiệu, biến sự trung thành trong việc sử dụng sản phẩm trở thành sự gắn bó về tình cảm lâu dài của khách hàng, với bất kỳ khía cạnh nào liên quan tới doanh nghiệp.

Xây dựng chương trình Marketing Mix 1. Chiến lược sản phẩm

Không những vậy, sản phẩm của hãng không hề khô khan mà ngược lại rất thơm ngon, bổ dưỡng, cùng với giá cả hợp lí, Vinamit có một chỗ đứng không hề nhỏ trong lòng người tiêu dùng Việt Nam nói chung và toàn thế giới nói riêng.  Tiêu chuẩn chất lượng: Trước vấn nạn thực phẩm bẩn gây nhức nhối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người tiêu dùng, một thương hiệu uy tín với những chứng chỉ xác nhận chất lượng sẽ thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng nhiều hơn. Vinamit được cấp Mã số Organic quốc tế ở cấp độ toàn phần sau khi hoàn tất toàn bộ 100% chỉ tiêu đánh giá của chứng nhận này (545 chỉ tiêu) dưới sự giám sát trực tiếp tại chỗ từ các chuyên gia của tổ chức Control Union với hơn 100 mẫu phẩm đã được gửi đi kiểm định và đánh giá độc lập tại Hà Lan.

 Từ khi thành lập, công ty đã đạt được nhiều chứng chỉ như FDA, ISO 9001: 2008, Chứng chỉ HACCP (có nghĩa là Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, hay có thể hiểu là Phân tích, xác định và kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm), Chứng chỉ HALAL (Chứng chỉ HALAL là giấy chứng nhận nhằm xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất và không có các chất cấm theo yêu cầu của Shari’ah Islamiah (Luật Hồi giáo), Chứng chỉ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Chứng chỉ Organic EU (theo tiêu chuẩn EU-Eco Regulation (European Union – European Council – Regulation : Tiêu chuẩn Hội đồng Liên minh châu Âu) về việc sản xuất hữu cơ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các chỉ dẫn về các sản phẩm nông nghiệp), Chứng chỉ Organic USDA (United Stated Department of Agriculture – Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ) và Chứng chỉ KOSHER (gồm những nguyên tắc chính được viết trong cuốn The Five books of Moses và được xem như. là “đạo luật” và được người Do thái làm theo. Kosher theo tiếng Hebrew có nghĩa là “phù hợp” hoặc “thích hợp”).

Bảo hộ thương hiệu

Sáng chế của Vinamit chính là tạo ra công nghệ đông khô rau, củ, quả nhưng vẫn giữ được "sự sống" trong sản phẩm, như: hương vị tự nhiên với hàm lượng vitamin, khoáng chất và các vi khuẩn có lợi, tạo nên sự sống cho đường ruột tương đương sản phẩm tươi. Tuy Vinamit đã thực hiện đầy đủ việc đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu nhưng lại chỉ đăng ký sở hữu thương hiệu tiếng Việt mà không đăng ký sở hữu thương hiệu bằng tiếng Hoa, nên ngay lập tức bị chính nhà phân phối của mình đi đăng ký độc quyền thương hiệu Đức Thành bằng tiếng Hoa. Đến năm 2007, khi đối tác được cấp bằng chứng nhận độc quyền thương hiệu Đức Thành thì ông Viên mới phát hiện ra sơ hở chết người trên, trong khi luật pháp nước sở tại yêu cầu phải đăng ký tên bản địa đi kèm với thương hiệu gốc mới được bảo hộ đầy đủ.

Sau thời gian dài nộp hồ sơ khiếu kiện đến Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc, cuối cùng Cục này cũng đưa ra phán quyết: Thương hiệu Đức Thành là của Vinamit và yêu cầu người được cấp quyền sở hữu thương hiệu trước đó là ông Xie Hong Yi phải trả lại thương hiệu Đức Thành cho Vinamit.

Những vấn đề đang tồn tại ảnh hưởng dến doanh nghiệp 1. Chất lượng sản phẩm

Vinamit không bị cạnh tranh quá nhiều về sản phẩm hoa quả sấy đối với các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên có rất nhiều sản phẩm hoa quả sấy được nhập khẩu từ nước ngoài với những hương vị khác mới lạ hơn, đó là những sản phẩm đến từ Trung Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan. Mức giá của những sản phẩm đến từ Vinamit và sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác không chênh lệch nhau quá nhiều, lại có một số người tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm của nước ngoài hơn là trong nước, khi đó thì những sản phẩm của Vinamit đang bị cạnh tranh. Nông trại được canh tác hoàn toàn hữu cơ không sử dụng nguyên liệu hóa chất, điều này có thể giúp cho cây trồng không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân hóa học, tuy nhiên công việc trừ sâu sẽ tốn nhiều thời gian hơn, tốn nhiều chi phí hơn, sẽ có nhiều cây trồng hỏng vì sâu bướm nên không thể đưa vào quy trình sản xuất.

Ngoài ra, với việc chi phí cho việc sản xuất lớn đồng nghĩa với việc giá cả sẽ nâng lên, trong khi đó đối với thị trường trong nước, không phải người tiêu dùng nào cũng lựa chọn thực phẩm organic, họ rất cân nhắc đến vấn đề giá thành của sản phẩm khi mua hàng.