MỤC LỤC
- Luận án góp phần khảo sát thực trạng sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam thời gian qua (trong thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế) và những vấn đề đặt ra. Những đề xuất của luận án có ý nghĩa nhất định trong việc hoạch định chính sách, chế định pháp luật nhằm bảo tồn, gìn giữ những di sản văn hoá và phát huy sức mạnh mềm của những giá trị di sản văn hoá ấy trong phát triển kinh tế du lịch ở miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Hoàng Minh Lợi với cuốn sách Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự gia tăng sức mạnh mềm (2013) [57] đã nghiên cứu tổng quan về cách thức vận dụng sức mạnh mềm thông qua ngoại giao của các quốc gia vùng Đông Á, bao gồm các nội dung cơ bản: (i) Khái niệm “quyền lực mềm”, quan điểm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Bắc Á; một số vấn đề nổi bật về quyền lực mềm ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; (ii) Đối sách của một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự gia tăng quyền lực mềm; (iii) Những đặc điểm chủ yếu của các đối sách về sự gia tăng quyền lực mềm ở khu vực Đông Bắc Á (đối sách phục vụ cho lợi ích, sức mạnh quốc gia và các phương thức tiến hành; đối sách tập trung vào văn hóa) và gợi ý đối với Việt Nam. Lại Phi Hùng trong cuốn Xu hướng biến đổi cấu trúc văn hóa vùng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam (2013) [44], đã luận bàn về văn hóa khu vực miền núi phía Bắc qua các nội dung như: (i) Văn hóa và đặc điểm địa - văn hóa các dân tộc vùng núi phía Bắc Việt Nam; (ii) Văn hóa truyền thống các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam và xu hướng biến đổi, tìm hiểu những nét đặc trưng và xu hướng biến đổi trong văn hóa truyền thống trên các phương diện: ẩm thực, trang phục, nhà ở, lịch cổ truyền, lễ hội, hôn nhân, tang ma, tín ngưỡng dân gian; (iii) Văn học dân gian các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam và xu hướng biến đổi; (iv) Ngôn ngữ, chữ viết và nghệ thuật truyền thống các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam và xu hướng biến đổi.
Đỗ Cẩm Thơ với bài viết Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - định hướng chiến lược quan trọng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước (2017) [102] đó làm rừ vấn đề về: (1) Với yờu cầu phỏt triển du lịch trong tỡnh hỡnh mới, khẳng định rừ quan điểm, phỏt triển du lịch thời gian tới là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước; (2) Nhiệm vụ và giải pháp cần triển khai để tập trung nguồn lực cho sự phát triển du lịch như đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch, khai thác sức mạnh mềm văn hoá cho phát triển du lịch; cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực chủ động trong việc hội nhập quốc tế; tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, có cơ chế, chính sách phù hợp và đột phá để phát triển du lịch; đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch và tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Trên cơ sở đó góp phần nhận diện những giá trị văn hóa riêng tạo ra nền văn hóa đặc trưng vùng biên cương địa đầu tổ quốc của tỉnh Hà Giang vừa phong phú, đa dạng nhưng đậm bản sắc chung của địa phương và của từng dân tộc; (ii) Đánh giá thực trạng và tác động của các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, sức mạnh mềm văn hoá của các dân tộc thiểu số của tỉnh Hà Giang trong thời gian qua, nhất là từ năm 2010 đến nay; (iii) Cung cấp các luận cứ khoa học và đề xuất một số định hướng xây dựng chính sách phù hợp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của các dân tộc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang trong bối cảnh mới hiện nay; (iv) Đề xuất mô hình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của một số dân tộc thiểu số của tỉnh Hà Giang tại một điểm cụ thể nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nguyễn Ngọc Hòa với bài viết Phát huy sức mạnh mềm quốc gia từ giá trị văn hóa dân tộc (2020) [42], khẳng định để phát huy vai trò sức mạnh mềm văn hoá cần triển khai một số giải pháp sau: (i) Phát huy sức mạnh mềm văn hoá thông qua mọi con đường giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực cũng như mọi hình thức, phương tiện thông tin, truyền thông để quảng bá, giới thiệu, đưa văn hóa, các giá trị văn hóa Việt Nam ra nước ngoài; (ii) Sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa mới có giá trị trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam; (iii) Tăng cường hơn nữa việc giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của đất nước, con người, danh nhân văn hóa Việt Nam, đồng thời kiên quyết chống lại những biểu hiện phản văn hóa, lai căng, mất gốc, sùng ngoại, v.v. Trên cơ sở phân tích công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch ở Hà Giang, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, gắn với phát triển du lịch bền vững: (i) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Chính phủ quan tâm đầu tư nguồn vốn tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu, chiến lược phát triển văn hóa, đảm bảo đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm; (ii) Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, đầu tư bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đầu tư, quan tâm thỏa đáng phù hợp với điều kiện sống và đặc điểm tâm lý xã hội của cộng đồng tộc người, nhất là vùng sâu vùng xa, biên giới; (iii) Rà soát và sửa đổi bổ sung các văn bản liên quan lĩnh vực văn hóa đã tồn tại lâu không còn phù hợp; (iv) Đầu tư kinh phí và có chính sách ưu tiên, hỗ trợ việc trùng tu, tôn tạo đối với các di tích, danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia,.
Về kết quả đạt được, cụ thể như thành tựu trong việc lan toả các giá trị văn hoá thông qua hoạt động ngoại giao văn hoá, hoạt động sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm văn hoá, hoạt động truyền thông đại chúng, thông qua phát triển du lịch; những thành tựu đạt được trong triển khai các thành tố của sức mạnh mềm văn hoá thông qua các kênh truyền dẫn, các kênh truyền thông, từ đó khai thác sức hấp dẫn của văn hoá Việt Nam trong hoạt động du lịch, tăng cường giao lưu văn hoá trong các hoạt động ngoại giao văn hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế về sức mạnh mềm văn hoá thông qua các ngành công nghiệp văn hoỏ. Đồng thời, cỏc cụng trỡnh được tổng quan cũng làm rừ những hạn chế hiện nay đối với phát huy sức mạnh mềm văn hoá trong hoạt động kinh tế du lịch, như: Các ngành công nghiệp văn hoá chưa phát huy được hết khả năng chuyển đổi từ các nguồn tài nguyên thành sức mạnh mềm văn hoá, chưa tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các kênh truyền dẫn sức mạnh mềm văn hoá, hoạt động của kinh tế du lịch chưa có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ của các ngành liên quan cũng như các địa phương, công tác bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập, công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều khó khăn và hiệu lực quản lý còn thấp, chưa có nhiều sản phẩm du lịch chủ lực đặc thù mang dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc, kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo.
Sức mạnh mềm văn hóa có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, sức mạnh mềm văn hoá là một giá trị, đó là những giá trị nền tảng, căn bản, cốt lừi, độc đỏo gắn với truyền thống văn húa, bản sắc văn húa của mỗi dân tộc/quốc gia, có sức ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng nơi nó khởi phát, có khả năng lan tỏa và thâm nhập vào cộng đồng văn hóa khác và tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn, thái độ chủ động tiếp nhận các hiện tượng văn hóa từ chủ thể/cộng đồng mà nó tác động; Thứ hai, sức mạnh mềm văn hoá thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội; Thứ ba, sức mạnh mềm văn hoá mang tính lịch sử, tạo nên tính đặc thù của sức mạnh mềm văn hoá. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; Nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng” [126].
Không gian tộc người ở những tỉnh miền nỳi phớa Bắc chia thành 3 vựng khỏ rừ ràng: Vựng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của những dân tộc bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao; Vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của những dân tộc bản địa thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme; Vùng thung lũng (chân núi) là nơi sinh sống của những nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, nhóm Tày – Thái, nhóm ngôn ngữ Kađai, nhóm ngôn ngữ Hán; Riêng người Hoa sinh sống ở cả nông thôn và thành thị. Các di sản phi vật thể đã được kiểm kê, phát hiện là rất phong phú, với các bao gồm: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian (truyện thần thoại, ngụ ngôn, truyện thơ, truyện cười; đồng dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, ca dao; nhóm trường ca, sử thi; nhóm văn cúng, lời khấn; nhóm dân ca, hát ru); nghệ thuật trình diễn dân gian (âm nhạc, hát, múa, trò chơi dân gian và các hình thức trình diễn dân gian khác); tập quán xã hội (luật tục, hương ước, quy ước;. các chuẩn mực đạo đức, nghi lễ ứng xử trong gia đình, cộng đồng; các quy định ứng xử với thiên nhiên, vật dụng; việc cưới, việc tang; các phong tục sinh đẻ, ốm đau…); lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống (dệt, đan lát, rèn…); tri thức dân gian (y học dân gian liên quan đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng; ẩm thực dân gian; trang phục truyền thống; kiến trúc dân gian; tín ngưỡng dân gian; lịch pháp, số đếm…), v.v.
Các giá trị lịch sử có thể được khai thác trong các sản phẩm du lịch như: Tìm hiểu chiến khu Việt Bắc (tham quan, tìm hiểu di tích cách mạng, giáo dục truyền thống cách mạng ở ATK Định Hóa (Thái Nguyên), ATK Kim Quan (Tuyên Quang), ATK Bằng Lũng (Bắc Kạn), hang Pắc Bó (Cao Bằng)); thăm lại chiến trường xưa (tham quan quần thể khu di tích Điện Biên Phủ – Mường Phăng, thăm Pháo đài Đồng Đăng, Ải Chi Lăng (Lạng Sơn); thăm quan Nhà tù Sơn La)); tìm về cuội nguồn (tham quan đền Hùng, tìm hiểu, tham gia Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương), v.v. Trong quá trình chinh phục tự nhiên, tạo dựng cuộc sống, sinh cơ lập nghiệp, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã sinh thành những quan niệm nhân sinh để rồi từ những quan niệm đó đã chuyển hóa thành những phong tục, tập quán truyền thống riêng trong đời sống văn hóa được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, ẩm thực, phong tục tập quán,… Truyền thống văn hoá của khu vực một mặt là tài nguyên, nguồn lực văn hoá để phát triển kinh tế du lịch nhưng mặt khác, sự tồn tại của những hủ tục như: Trong việc tổ chức tang lễ, không ít nơi còn mời thày mo, thày cúng yểm bùa, trừ ma; Vẫn còn hiện tượng một số gia đình có người đau ốm đã cúng ma để giải hạn mà không đưa tới trạm y tế xã, v.v.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng ở các địa phương cần nhận thức rừ và phỏt huy vai trũ lónh đạo của mỡnh trong hoạch định và ban hành đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết đúng đắn, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tế, nhất là đường lối về văn hoá, kinh tế du lịch; chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát có hiệu quả đối với các hoạt động văn hoá và kinh tế du lịch; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nguồn nhân lực du lịch có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, yêu cầu phát huy sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Chính quyền ở các địa phương phát huy hiệu lực quản lý, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng và trực tiếp tổ chức, điều hành, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến phát huy sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt cơ chế chính sách, tạo điều kiện để người dân phát huy vai trò với tư cách là chủ thể trong thực hiện các chính sách; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách về văn hoá và kinh tế du lịch; chú trọng tổng kết lý luận và thực tiễn; trong chỉ đạo cần tập trung, tăng cường kiểm tra, động viên khích lệ để nâng cao nhận thức, phát huy tính chủ động và tích cực của các chủ thể về sức mạnh mềm văn hóa trong phát triển kinh tế du lịch ở miền núi phía Bắc hiện nay.
Nội dung chiến lược cần xỏc định rừ cỏc không gian phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa phù hợp với lợi thế tài nguyên và đặc điểm văn hoá của từng địa phương (Hoà Bình ưu tiên các sản phẩm du lịch gắn với đặc trưng văn hoá Mường; Sơn La và Điện Biên phát triển ưu tiên các sản phẩm du lịch gắn với đặc trưng văn hoá người Thái; Lào Cai ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch gắn với trải nghiệm văn hoá đặc thù của người Mông,…); cần có những định hướng về khai thác các giá trị văn hoá của những dân tộc trên toàn vùng và từng khu vực để tránh trùng lặp về sản phẩm du lịch. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các chính sách thúc đẩy quảng bá phát huy sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch cần ưu tiên tập trung vào việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch; thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin về văn hoá, du lịch trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Twiter, Zalo, Fanpage và các trang thông tin điện tử (website) riêng về du lịch..;.
Trước hết, chủ nhân của các làng văn hoá du lịch cộng đồng tức là đồng bào các dân tộc phải tự nguyện tham gia một cách chủ động và sáng tạo, với Ban quản lý cần có quy chế hoạt động thiết thực và dân chủ; người chủ homestay phải được hưởng lợi ích phù hợp, tránh tình trạng “người chủ” nghèo mà doanh nghiệp đưa khách đến lại giàu; tiếp đến nhà doanh nghiệp là đối tác đưa khách đến điểm du lịch của đồng bào các dân tộc, chỉ khi có khách đến thì du lịch cộng đồng mới phát triển được và ngược lại, do đó doanh nghiệp không chỉ cung cấp khách mà còn góp phần hỗ trợ vốn, tập huấn cho cộng đồng; kinh doanh du lịch vẫn rất cần sự vào cuộc của các nhà tư vấn, nhà khoa học giúp cho người dân và chính quyền địa phương, doanh nghiệp xây dựng những sản phẩm, mô hình du lịch phù hợp, đảm bảo giữ được bản sắc riêng của từng dân tộc, từng địa phương; cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho các điểm du lịch cộng đồng, điều hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Thứ ba, xây dựng và ban hành cơ chế ưu đãi huy động nguồn lực đầu tư tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch, tạo điều kiện cho phát huy sức mạnh mềm văn hoá trong phát triển kinh tế du lịch; Kêu gọi thu hút đầu tư, ưu tiên các dự án thân thiện với môi trường; sử dụng công nghệ cao, lao động địa phương và hướng tới quy mô lớn, chất lượng cao, thân thiện với môi trường; Huy động nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức kinh tế cho công tác đào tạo, phát triển sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian phục vụ du lịch, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường; Quan tâm, thu hút các nguồn lực để đầu tư cho các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh; Ưu tiên nguồn vốn ngân sách cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm nâng cao khả năng thu hút đầu tư.