MỤC LỤC
Khảo sát: Phát triển bảng khảo sát trực tuyến hoặc trực tiếp để thu thập thông tin về thói quen sử dụng TikTok, nội dung yêu thích, ảnh hưởng của TikTok đến học tập, hành vi, tâm lý, v.v. Nhật ký: Yêu cầu học sinh, sinh viên ghi chép nhật ký về trải nghiệm sử dụng TikTok trong một khoảng thời gian nhất định, ghi lại cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của họ khi sử dụng ứng dụng này.
Chủ đề: Nội dung video TikTok có thể bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, từ giải trí, giáo dục đến phản ánh xã hội. Thông điệp: Thông điệp truyền tải trong video TikTok có thể ảnh hưởng đến cách học sinh, sinh viên nhìn nhận thế giới và bản thân. Cách thức thể hiện: Cách thức video được thể hiện, bao gồm hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng, cũng có thể ảnh hưởng đến cách học sinh, sinh viên tiếp nhận thông tin.
Mức độ tương tác: Mức độ tương tác với nội dung video TikTok, bao gồm việc bình luận, chia sẻ và tham gia các trào lưu, cũng có thể ảnh hưởng đến cách học sinh, sinh viên tiếp nhận thông tin.
Theo tài liệu nghiên cứu của bộ thông tin và truyền thông nghiên cứu về thực trạng của TikTok ở Việt Nam: Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ tăng trường người dùng TikTok cao nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy có quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung thì cả bài báo và bài nghiên cứu đều có chung 1 kết luận rằng TikTok có thể mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội nhưng bên canh đó thì nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi. TikTok cũng là ứng dụng nằm trong top năm mạng xã hội được tải nhiều nhất trong thập niên vừa qua và cũng là ứng dụng duy nhất không thuộc hệ sinh thái của Facebook sở hữu (Facebook, Messenger, WhatsApp, Instagram), theo App Annie.
Ứng dụng Tiktok ở Việt Nam đã thu hút số lượng người dùng ngày càng tăng và có sự đa dạng về thành phần, độ tuổi người sử dụng, có cả người sử dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Người ta suy ra rằng kết quả học tập của học kỳ trước có ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả học tập của học sinh, và nếu học sinh dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng TikTok đến mức nghiện thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập. Trước hết, các yếu tố ảnh hưởng của nội dung trên Tiktok đến hành vi và thái độ của sinhviên được chia thành 3 nhóm hành vi chính là Hành vi học hỏi kĩ năng, hành vi sử dụng ứng dụng, hành vi sử dụng thời gian.
Dự liệu nghiên cứu được nhóm tác giả thu thập bằng điều tra xã hội học đối với đối tượng học sinh THPT tại Hà Nội, với tổng số 300 phiếu điều tra được phát ra, nhóm nghiên cứu sẽ thu về và đưa vào phân tích khoảng 250 phiếu phù hợp với các chỉ tiêu đề ra. Khoảng 70% sinh viên cho rằng ứng dụng này giúp họ giải trí và tha hồ thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng, nhưng cũng có đến 45% sinh viên nhận thấy ứng dụng này làm giảm chất lượng học tập và thời gian hoạt động hàng ngày của họ.
Về học tập, tích cực của nội dung TikTok là việc các tài khoản giáo dục có thể tạo ra những video hướng dẫn, giải thích bài học, giúp sinh viên nắm bắt nhanh chóng và dễ dàng hơn những kiến thức mới. Tuy nhiên, tiêu cực của nội dung TikTok về lĩnh vực học tập là việc nhiều video trên TikTok tập trung vào việc truyền tải thông tin sai lệch, thiếu chính xác, không đáng tin cậy và có thể gây nhầm lẫn cho sinh viên. Các video quảng cáo, tài liệu đại trà, các trang thông tin giả mạo có thể được lan truyền dễ dàng trên TikTok và gây nhầm lẫn cho sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin và nguồn học liệu.
Hơn nữa, việc lạm dụng TikTok trong quá trình học tập cũng có thể dẫn đến sự phân tâm và giảm năng suất, khi sinh viên dành quá nhiều thời gian cho việc duyệt nội dung trên mạng xã hội này thay vì tập trung vào học tập. Ngoài ra, việc truyền tải thông tin chính trị - xã hội trên TikTok còn có nguy cơ bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, gây ra các tranh cãi và mâu thuẫn trong xã hội.Vì vậy, để sử dụng TikTok với nguồn thông tin liên quan đến chính trị - xã hội một cách hợp lý, người dùng cần đánh giá kỹ lưỡng mỗi nội dung trước khi tiếp nhận, tìm kiếm các nguồn tin đáng tin cậy và tránh xa các nội dung không đáng tin cậy và thiên vị. Ngoài ra, việc tham gia vào các bình luận và tranh luận trên TikTok cần được thực hiện một cách trung thực và tôn trọng quan điểm của người khác, giữ gìn tinh thần xây dựng và hòa bình trong cộng đồng.
Để sử dụng TikTok một cách hợp lý và hiệu quả, người dùng nên đánh giá kỹ lưỡng mỗi nội dung trước khi tiếp nhận, tìm kiếm các nguồn tin đáng tin cậy và tránh xa các nội dung không đáng tin cậy. Bên cạnh những nội dung chia sẻ kiến thức, cuộc sống, góc nhìn bổ ích thì phần lớn nội dung trên TikTok được cho là độc hại với người dùng, một số trào lưu hoặc thông tin không đúng đắn, không được kiểm chứng, những cách ăn mặc không đúng với thuần phong mĩ tục, gây mất thiện cảm với người khác.
Ta thấy được TikTok cung cấp nhiều thông tin hữu ích, điều này có thể thúc đẩy tư duy và nhận thức tớch cực của người dựng, giỳp họ hiểu rừ và đồng cảm hơn với những vấn đề khác nhau. Ngoài ra, nó nêu bật tính hiệu quả của quảng cáo kỹ thuật số trong việc quảng cáo các ứng dụng mới, điều này thể hiện rừ qua số lượng đỏng kể những người biết đến TikTok thụng qua quảng cáo. Từ dữ liệu này, chúng tôi có thể suy luận rằng một số lượng đáng kể người dùng đang dành một lượng thời gian đáng kể cho TikTok, với hơn một nửa số người dành từ 3 đến 8 giờ mỗi ngày.
Điều này cho thấy một phần đáng kể người dùng đánh giá tích cực về nội dung trên nền tảng này, có thể là vì nội dung giúp giải trí, mang lại niềm vui và hứng khởi cho họ. Điều này cho thấy một số người dùng đánh giá khá tích cực về nội dung trên TikTok, có thể là do nội dung đáp ứng đúng nhu cầu giải trí hoặc cung cấp thông tin hữu ích cho họ. Tóm lại, phần lớn người dùng cho rằng họ sẽ lướt qua nội dung không phù hợp trên TikTok, một số người dùng quyết định tố cáo và một số ít người dùng có những hành động khác trong trường hợp này.
Điều này cho thấy phần lớn người dùng đánh giá tích cực về nền tảng này và có ý định tiếp tục sử dụng để đáp ứng nhu cầu giải trí, quan tâm đến nội dung và tính năng trên TikTok. Tuy số lượng này ít, nhưng nó cho thấy vẫn có một số người dùng không có ý định sử dụng lại TikTok trong thời gian tới, có thể do lý do cá nhân, quan điểm hoặc ảnh hưởng từ các sự kiện liên quan đến TikTok.
Tham gia các hoạt động học tập, vui chơi và giải trí lành mạnh khác ngoài việc sử dụng TikTok. Trao đổi và chia sẻ với cha mẹ, thầy cô giáo về những vấn đề gặp phải khi sử dụng TikTok. Giáo dục về an toàn mạng, cách thức đánh giá thông tin và sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm.
Tạo môi trường gia đình cởi mở, khuyến khích con em mình chia sẻ và trao đổi về những vấn đề gặp phải khi sử dụng TikTok. Có những quy định về việc sử dụng thiết bị điện tử trong nhà trường, bao gồm việc sử dụng TikTok. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh khác cho học sinh.
Có những quy định về nội dung trên TikTok, đảm bảo nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên. Hỗ trợ các gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh sử dụng TikTok một cách an toàn và hiệu quả.