Hoạt động giáo dục lịch sử - văn hóa địa phương của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam

MỤC LỤC

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 1. Câu hỏi nghiên cứu

- BTCT (Bảo tàng hạng II): Ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc Nam Bộ (vùng đất mới được khai phá so với lịch sử hình thành đất nước nói chung), TP Cần Thơ là đô thị loại I, đây là địa bàn đến khai phá, định cư, chung sống của nhiều dân tộc, số lượng lớn nhất thuộc về các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. LS-VH địa phương có tính đặc thù, gắn liền với bối cảnh của văn hóa vùng, có mối liên hệ với quốc gia/dân tộc, được phản ánh thông qua các DSVH (vật thể và phi vật thể), bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người; các di sản này được bảo tồn, đặc biệt là trưng bày, giới thiệu một cách chân thực, sinh động tại BTTTP.

Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu 1. Phương pháp tiếp cận

Bên cạnh đó, Tết Trung Thu (15/8 Âm lịch), Lễ Quốc khánh 2/9, cũng như mốc thời gian tựu trường, bắt đầu một năm học mới theo hình thức trực tiếp của học sinh, sinh viên là những yếu tố kích cầu tham quan, tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với NCS (so với giai đoạn căng thẳng trong lúc dịch bệnh hoành hành và giai đoạn bắt đầu bình thường hóa hoạt động sau khi dịch bệnh được khống chế) cho việc tiếp cận khách tham quan tại các bảo tàng. Cùng với phương pháp điều tra Xã hội học, phỏng vấn, NCS cũng trực tiếp tham gia một số HĐGD của BTTTP (chủ yếu là hoạt động hướng dẫn tham quan và hoạt động trình diễn - trải nghiệm) tại BTNĐ, BTĐL và BTCT, để có thể thực tế quan sát hành trình tham quan bảo tàng, hoạt động trải nghiệm DSVH, qua đó ghi nhận hành vi, thái độ, sự tương tác giữa các nhân tố nhân viên bảo tàng, khách tham quan và chủ thể văn hóa.

Kết cấu của Luận án

Cơ sở lý luận của đề tài Luận án 1. Một số khái niệm cơ bản

Có nhiều định nghĩa về bảo tàng, song thống nhất ở một số điểm: (1) Bảo tàng là một thiết chế xã hội, một cơ quan văn hóa, khoa học và giáo dục; (2) Đối tượng hoạt động của bảo tàng là DSVH vật thể và phi vật thể cùng môi trường tồn tại xung quanh con người; (3) Các hoạt động của bảo tàng là nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày và giới thiệu DSVH, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người cho công chúng; (4) Bảo tàng là một thiết chế văn hóa đặc thù, phi vụ lợi (hoạt động không đặt trọng tâm vào lợi nhuận); (5) Bảo tàng có sứ mệnh giáo dục, phục vụ nhu cầu nhận thức và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Trên diễn đàn trao đổi của CECA (ICOM Education 29 - 2020), thuật ngữ “giáo dục bảo tàng” (theo tiếng Anh) tiếp tục được chấp nhận rộng rãi, nhưng kết hợp cả ý nghĩa “trung gian/hòa giải - văn hóa/bảo tàng” (theo tiếng Pháp); được đề xuất cách tiếp cận bao gồm (1) Là kết quả mong đợi để phát triển nhận thức cho khách tham quan; (2) Quá trình, phương thức chuyển tải, phương pháp khơi dậy sự tò mò của khách tham quan; (3) Xem xét ý kiến, nhu cầu, sự hài lòng, kiến thức sẵn có, sự tham gia của khách tham quan; (4) Tương tác của bảo tàng với công chúng.

Sơ đồ 1.1. Mô hình Khung phân tích của Luận án
Sơ đồ 1.1. Mô hình Khung phân tích của Luận án

Khái quát về bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam và các trường hợp bảo tàng nghiên cứu

Hoạt động tại các địa phương, BTTTP ở nước ta cũng tiếp đón và phục vụ mọi đối tượng khách tham quan, trước hết là người dân địa phương, không phân biệt thành phần xã hội, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn… Trên thực tế, các BTTTP có thể thực hiện chế độ thu phí tham quan (nhưng có chế độ miễn, giảm phí hợp lý đối với một số đối tượng đặc biệt thuộc diện chính sách, đối tượng là học sinh, sinh viên…); hoặc miễn hoàn toàn vé tham quan bảo tàng như một hình thức thu hút, khuyến khích, kích cầu tham quan, thể hiện tính phi lợi nhuận trong phục vụ cộng đồng. Thời Trần là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử phát triển của địa phương, được thể hiện với chủ đề trưng bày về Tức Mặc - quê hương nhà Trần cùng sưu tập vật liệu trang trí kiến trúc, vật liệu xây dựng liên quan đến hành cung Thiên Trường… Qua đó, Hương Tức Mặc được khẳng định là đất phát tích, hưng khởi của vương triều Trần, sau trở thành Hành cung Thiên Trường - “Kinh đô thứ hai”, nơi sống và nghỉ ngời của các Thái Thượng hoàng; đồng thời là “căn cứ địa” kháng chiến cho triều đình, hậu thuẫn cho thắng lợi vẻ vang chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc trưng bày về lịch sử xã hội - văn hóa của BTNĐ
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc trưng bày về lịch sử xã hội - văn hóa của BTNĐ

Phương thức chuyển tải lịch sử - văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố

Tiêu biểu có thể kể đến như tọa đàm Đờn ca tài tử - từ di sản đến hiện thực, trong khuôn khổ trưng bày chuyên đề Nghệ thuật Đờn ca tài tử (2014); nói chuyện chuyên đề 50 năm - Nhớ mãi mùa Xuân năm 1968 (2017), Báu vật khảo cổ học Tây Nam Bộ (2018) gắn với các trưng bày chuyên đề cùng tên… Đây là cơ hội gặp gỡ, trao đổi, giao lưu giữa các nhà nghiên cứu, nhân viên bảo tàng, nghệ nhân dân gian, nhân chứng lịch sử, học sinh về nghệ thuật, văn hóa truyền thống của TP Cần Thơ - thủ phủ miền Tây Nam Bộ; cũng như ôn lại sự kiện trọng đại - cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, mà quân dân địa phương cũng nhiệt tình góp sức với Vành đai lửa - Lộ Vòng Cung đã đi vào lịch sử Cần Thơ như một mốc son đáng tự hào. Thời gian gần đây, BTĐL đã tổ chức các chương trình thi theo phiên bản Rung chuông vàng, với bộ câu hỏi có nội dung liên quan đến lịch sử Việt Nam (Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước…), lịch sử tỉnh Đắk Lắk (Cuộc đấu tranh của công nhân tại đồn điền cao su, Sự kiện thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh, Di tích nhà đày Buôn Ma Thuột, Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/03/1975…), Âm nhạc cồng chiêng Đắk Lắk; tạo cơ hội trải nghiệm khá sôi nổi, hấp dẫn, giúp các thí sinh nâng cao kiến thức về địa phương [PL 14 - Ảnh 36, tr.279].

Nhận định về hiệu quả giáo dục lịch sử - văn hóa địa phương và vai trò của bảo tàng tỉnh, thành phố

Từ cơ sở đó, các vấn đề, đặc điểm nổi bật của địa phương được thể hiện và chuyển tải thông qua các chuyên đề trưng bày, các chương trình giáo dục trải nghiệm DSVH, mang lại nhận thức cụ thể trên các phương diện như tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa dân gian, mốc son - thời kỳ lịch sử quan trọng của BTNĐ; sản vật đặc hữu, đặc điểm tiêu biểu về văn hóa các dân tộc tại chỗ của BTĐL; sự hội tụ các đặc điểm văn hóa truyền thống và mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người tại BTCT… Ngoài ra, theo kết quả trưng cầu ý kiến, một số khách tham quan của BTĐL, BTCT, đặc biệt là đối tượng tham quan với mục đích du lịch, đã xác nhận, ngoài việc hiểu biết về địa phương sở tại, họ còn có thêm cơ hội tìm hiểu về văn hóa khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ: Bảo tàng là không gian văn hóa, trải nghiệm tích cực về LS-VH các dân tộc Tây Nguyên; Một địa điểm đẹp, giúp ích cho việc tìm hiểu về văn các dân tộc Tây Nguyên (hách tham quan BTĐL); Bảo tàng giúp ích cho việc tìm hiểu văn hóa khu vực Tây Nam Bộ (khách tham quan BTCT)… Cảm nhận của khách tham quan du lịch tại BTTTP về sắc thái văn hóa vùng miền có thể xuất phát, gắn liền và kết nối với những trải nghiệm mà họ đã có trên cơ sở hứng thú, đam mê cá. Ngoài ra, tại ba BTTTP nghiên cứu, khách tham quan còn đưa ra khá nhiều nhận xét mang tính tự phát, nhưng hết sức chân thành, cụ thể, tập trung vào các phương diện như chất lượng tiếp đón, phục vụ khách tham quan tốt; nhân viên bảo tàng nhiệt tình, thân thiện, dễ mến; bảo tàng là trường học bổ ích với mọi lứa tuổi; học tập tại bảo tàng ấn tượng, vui vẻ, thoải mái, dễ hiểu, dễ nhớ hơn ở trường học… Các ý kiến này có nội dung tương tự với nhiều ý kiến của các tập thể, cá nhân, thể hiện trong Sổ ghi cảm tưởng của BTNĐ, BTĐL và BTCT [PL 13, tr.271-272; PL 14, tr.286-287; PL 15, tr.301-302], cũng như đương đồng với các thông tin thu nhận được từ quá trình NCS thực hiện việc quan sát tham gia, ghi nhận thái độ của khách tham quan trong hành trình trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá, nhận thức về LS-VH địa phương tại BTTTP đang được cải thiện theo hướng ngày một chủ động, tích cực hơn.

Xu thế phát triển và yêu cầu đối với hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Do đó, cùng với mục đích nhận thức, bảo tàng còn quan tâm đầu tư cho chất lượng, tính hấp dẫn, đa dạng của “sản phẩm văn hóa - giáo dục” mà khách tham quan có thể “tiêu dùng” (có giá trị hưởng thụ cho nhiều người và khả năng sử dụng nhiều lần) bằng yếu tố, tính chất vui chơi giải trí tích cực cũng như kết hợp với các loại hình dịch vụ, sự kiện văn hóa hấp dẫn. Do đó, HĐGD của BTTTP phải chú ý cả về nội dung (toàn diện/bao quát nhưng có tính đặc thù/độc đáo/bản sắc), phương thức (phong phú, hiện đại, dễ tiếp cận), sự định hướng (ý thức công dân, đa dạng văn hóa, phát triển bền vững)…, để có thể truyền cảm hứng và tạo điều kiện cho quá trình nhận thức về LS-VH địa phương của khách tham quan bảo tàng được dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả.

Kinh nghiệm giáo dục, chuyển tải lịch sử - văn hóa địa phương trong hoạt động bảo tàng

Trong đó, Bảo tàng Nias có sự quan tâm nhiều tới các DSVH phi vật thể như y học cổ truyền, kỹ năng truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ dân gian, các phong tục âm nhạc và truyền khẩu, luật tục… Các thành viên trong cộng đồng địa phương được khuyến khích bảo tồn, sử dụng các giá trị truyền thống trong đời sống thường nhật cũng như tham gia trình diễn, giới thiệu các giá trị phi vật thể, đặc biệt là công thức nấu các món ăn truyền thống, một yếu tố văn hóa có khả năng hỗ trợ phát triển du lịch. Đây là lần đầu tiên một nghề thủ công dân gian của địa phương, chứa đựng “dấu ấn” LS-VH văn hóa nhất định của vùng đất và con người Quảng Ninh, được giới thiệu đến khách tham quan trên cơ sở trải nghiệm, tương tác văn hóa; đặc biệt là trong tình huống nghề điêu khắc than đá tuy độc đáo, có quá trình hình thành và phát triển khá lâu trên địa bàn tỉnh, nhưng hiện tại vẫn chưa đủ tiêu chí để được công nhận chính thức là nghề thủ công truyền thống, có thể coi là một giá trị văn hóa của địa phương vẫn được bảo lưu và đang có nguy cơ mai một.

Bàn luận một số vấn đề về hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố Có thể nói, LS-VH địa phương là một nội dung tuy không mới, nhưng luôn

Việc trưng bày, giới thiệu về các nghề thủ công truyền thống của địa phương, làm cơ sở triển khai các HĐGD có thể thực hiện trên hệ thống trưng bày thường xuyên của BTTTP (ví dụ như Bảo tàng TP Hồ Chí Minh với phần trưng bày về nghề làm gốm, nghề kim hoàn, nghề dệt, nghề đúc đồng), hoặc thông qua các trưng bày chuyên đề - hoạt động trình diễn, giáo dục trải nghiệm của một số bảo tàng khác (Trưng bày Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, năm 2015 của Bảo tàng Hà Nội; Tinh hoa nghề dệt, thêu truyền thống ở Nghệ An, năm 2018 của Bảo tàng Nghệ An;. Nghề thủ công truyền thống tiêu biểu tỉnh Phú Thọ, năm 2021 của Bảo tàng Hùng Vương…). Trong các trường hợp bảo tàng nghiên cứu của Luận án cũng xuất hiện trạng thái biểu đạt này, ví dụ như nghệ thuật biểu diễn dân gian Múa rối nước ra đời từ nền văn minh lúa nước, là một đặc điểm văn hóa tiêu biểu của vùng châu thổ Bắc Bộ, tồn tại và phát triển trên địa bàn của một số địa phương trong khu vực như Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng; không gian văn hóa Cồng chiêng trải dài trên các tỉnh của khu vực Tây Nguyên như Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng gắn liền với sinh hoạt văn hóa truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian của 17 dân tộc tại chỗ như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho…; hoặc tập quán hội họp, buôn bán ở “ngã ba, ngã bảy” trên sông với phương tiện đặc trưng là xuồng, ghe.

LỊCH SỬ - VĂN HểA ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HểA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HểA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM.