MỤC LỤC
Đó có thế là tổn thương cho cơ thể do phơi nhiễm cấp tỉnh với các dạng năng lượng cơ học, nhiệt học, hóa học, điện học tới mức vượt quá sức chịu đựng của cơ thể hoặc làm cơ thể suy yếu do sự thiếu vắng các yếu tố thiết yếu (nước, không khí, sức nóng) như đuổi nước, ngạt thở hay bị lạnh cóng [38, tr. Tai nạn giao thông: là những trường họp tai nạn xảy ra do sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở địa bàn giao thông công cộng; nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe.
Cũng như mô hình trình bày ở trên, mô hình chuỗi sự kiện xảy ra TNTT giúp các nhà nghiên cứu nghĩ đến cái gì xảy ra ở từng giai đoạn của chấn thương, từ đó có thể đưa ra các phương án để ngăn chặn chấn thương xảy ra hoặc làm giảm trầm. Theo đó, ma trận Haddon có thể sử dụng để phân tích mọi tình huống TNTT khác nhau, từ đó đưa ra các phương án dự phòng để ngăn chặn sự kiện xảy ra hoặc làm giảm sự trầm trọng của TNTT nếu TNTT đã xảy ra [50, tr.
Trong nghiên cứu về tình trạng mới mắc và chi phí tai nạn thương tích ở Hà Lan, Meerding và cộng sự khi tính chi phí chăm sóc y tế cả đời cho những trường họp tai nạn thương tích, bao gồm chi phí bác sỹ thăm khám, dịch vụ cấp cứu, thăm khám ngoại viện, chăm sóc hàng ngày, viện phí, chăm sóc tích cực, các thủ thuật y tế, phục hồi chức năng, điều dưỡng, vật lý trị liệu, chăm sóc tại nhà và trên quãng đường cấp cứu. Trong quá trình nằm viện, ngoài việc thu thập thông tin về tổng chi phí mà nạn nhân đã chi trả, nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu những chi tiết của từng mục trong tổng chi phí đó bao gồm chi phí dịch vụ cấp cứu, dịch vụ chăm sóc trong bệnh viện (giường nằm và điều dưỡng), xét nghiệm chẩn đoán, phẫu thuật, bác sỹ thăm khám nội trú, thuốc (theo đơn và tự mua bên ngoài), phục hồi chức năng tại bệnh viện, vận chuyển đến bệnh viện (xe cấp cứu, taxi..), trang thiết bị (xe lăn, nẹp chân..) và một số khoản chi đặc biệt khác của từng đối tượng.
Trong đó có khoảng 20 người tử vong do tai nạn giao thông; hơn 8 người đuối nước; 5 người tử tự; 2 người ngộ độc; hon 2 người tai nạn lao động,.Phân theo vùng sinh thái cho thấy số trường hợp tử vong do TNGT trung bình năm cao nhất tại Vùng Đông Nam Bộ (3300 trường hợp chiếm 61 % tỷ lệ tử vong do TNTT, vùng Đồng bằng Sông Hồng là 2700 trường hợp (chiếm 43. Năm 2006, dự án VINE đã triển khai đánh giá gánh nặng bệnh tật sử dụng chỉ số DALYs cho thấy tổng gánh nặng bệnh tật của Việt Nam là 15,2 triệu DALYs, trong đó gánh nặng các bệnh không truyền nhiễm chiếm hơn 2/3 (68%) tổng gánh nặng bệnh tật.
Tỷ lệ nạn nhân nhập viện do TNTT cũng có sự khác biệt với từng lứa tuổi và nằm trong khoảng 24,3 - 42,4 %, 42 % các nạn nhân nhập viện có số ngày nằm điều trị trung bình khoảng 10 ngày, 56 % nạn nhân TNTT nhập viện bình phục hoàn toàn sau khi điều trị, 29 % nạn nhân có di chúng sau TNTT hoặc đang phải điều trị phục hồi chức năng, có 6 % nạn nhân có di chứng tàn tật vĩnh viễn, số ngày trung bình cần có sự trợ giúp trong các công việc hàng ngày/nghỉ làm/. Ngoài những tổn hại trầm trọng về sức khỏe, tinh thần của người bị TNTT thì chi phí điều trị các ca TNTT cũng trở thành gánh nặng kinh tế không nhỏ với gia đình các nạn nhân.
Nghiên cứu trong thời gian 2 năm, số liệu dựa vào bệnh viện nên khó tránh khỏi các trường hợp mất thông tin do bệnh án ghi nhận chưa đầy đủ, số đối tượng nghiên cứu tập trung tại khoa ngoại, nên các nguyên nhân gây TNTT như ngộ độc hay tử tự lại không thu thập được. Một nghiên cứu dọc được thực hiện tại Bệnh viện Thái Bình với thời gian 15 tháng để đo lường tác động về mặt sức khỏe và kinh tế - xã hội của các loại tai nạn thương tích đối với các nạn nhân trên 18 tuổi sau tai nạn thương tích tại Việt Nam; và tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, hoàn cảnh tai nạn thương tích và điều trị/chăm sóc y tế sau tai nạn thương tích và các tác động về mặt sức khỏe, kinh tế - xã hội sau tai nạn thương tích.
Tuy nhiên việc lựa chọn nghiên cứu này trong việc học thì không khả thi vì chi phí tốn kém và thời gian kéo dài.
Chi phí cho những sản phấm và dịch vụ liên quan đến chăm sóc BN, chi phí vận chuyển BN, chi phí xét nghiệm, thuốc, phẫu thuật, viện phí. Chi phí cho những sản phấm và dịch vụ phải sử dụng do hậu quả của chấn thương nhưng không liên quan đến các chi phí.
Trong cỏc nguyờn nhõn tai nạn thương tích, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào các nguyên nhân: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực/xung đột, ngộ độc là chính và các nguyên nhân khác như bỏng, đuối nước, ngã, vật sắc nhọn, điện giật, ngạt,.sẽ ghép là TNTT do nguyên nhân khác. AIS (Abbreviated Injury Scale) là một hệ thống tính điểm mức độ trầm trọng của TNTT ở mức độ quy mô bao trùm bắt nguồn từ sự đồng thuận được dựa trên tính chất giải phẫu học để giải thớch rừ mỗi chấn thương theo cỏc vựng trờn cơ thể theo mức độ quan trọng tương đối của chấn thương dựa trên thang đo thứ hạng 6 điểm (Assciation for the Advancement of Automotive Medicine - AAAM (2005), Thang đo mức độ chấn thương rút gọn — 2005, Bản dịch của trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội).
Biểu đồ 3.4 cho thấy trước khi nhập viện, nạn nhân đã được các cơ sở y tế và người dân sơ cấp cứu.
Sau tai nạn thương tích có 96,9 % các nạn nhân có khó khăn trong sinh hoạt và 3,1 % nạn nhân không ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của bản thân. Trung bình số ngày nằm viện do nguyên nhân TNGT là 5,6 ngày cao nhất trong các nguyên nhân TNTT.
Chi phí trực tiếp do điều trị tại các khoản chi có khác nhau, trung bình chi phí do điều trị phẫu thuật, thủ thuật luôn ở mức cao nhất (1.051.000 đồng) trong các khoản chi phí trực tiếp. 121 bệnh nhân được sự giúp đỡ của người thân trong gia đình, có 7 bệnh nhân được đối tượng gây tai nạn đền bù, có 81 bệnh nhân phải vay mượn người nhà, bạn bè để chi phí trong quá trình nằm viện.
Khi chọn nhóm nạn nhân có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống là nhóm so sánh, kết quả cho thấy nhóm có trình độ học vấn cao hơn có điểm mức độ trầm trọng cao hơn, nạn nhân có trình độ học vấn là trung cấp - cao đẳng - đại học cao gấp 2,82 lần so với nạn nhân đang học tiểu học, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trong 124 trường họp nhập viện do tai nạn giao thông có 58 trường hợp có sử dụng rượu/bia trước khi tham gia giao thông 48 trường họp ở mức độ nặng trở lên, chỉ có 10 trường họp ở mức nhẹ và trung bình.
Tổng hợp nhanh của bệnh viện Việt Đức cũng cho kết quả tương tự, trong những ngày nghỉ tết năm 2013, thời gian nghỉ tết kéo dài, nên các gia đình tổ chức ăn tết tại nhà anh em, bạn bè và hậu quả là rất nhiều các trường họp nhập viện do tai nạn giao thông, cụ thể trong 6 ngày tết có 230 trường họp tử vong, cứ 30 phút có 1 trường họp nhập viện, cứ 10 trường họp nhập viện điều trị có 8 trường họp liên quan đến rượu. Liên quan giữa việc mang mặc bảo hộ lao động với vết cắt, xước, vết thương hở khác trong các trường hợp tai nạn lao động: Trong 27 trường họp nhập viện do tai nạn lao động, có 19 trường hợp bị vết thương hở, cắt xước gây tổn thương da, đứt động mạch liên quan đến mang mặc trang phục bảo hộ lao động, nạn nhân không thực hiện trang phục bảo hộ lao động có nguy cơ bị tai nạn lao động do vết thương hở, cắt, xước cao hơn 1,77 lần so với các nạn nhân mang mặc đầy đủ trang phục bảo hộ lao động.