Đánh giá can thiệp truyền thông phòng chống HIV/AIDS và tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An giai đoạn 2005 - 2009

MỤC LỤC

Giả thuyết nghiên cứu

  • Tình hình dịch HIV/AIDS
    • Tình hình trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
      • Tác động HIV/AIDS đối với quyền trẻ em
        • Các nghiên cứu liên quan đến trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS 1 Các nghiên cứu trên thế giới
          • Dự án phòng tránh HIV/AIDS cho trẻ em và chăm sóc, hỗ trợ trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS
            • Đặc điếm kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cửu 1. Huyện Đức Hòa (vùng can thiệp) [35]

              Theo Bộ Lao động-Thưong binh và Xã hội: “Trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS là trẻ dưới 16 tuổi bao gồm: Trẻ nhiễm HIV, trẻ mồ côi do AIDS, trẻ sổng với bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng bị nhiễm HIV; trẻ có nguy cơ nhiễm HIV: Trẻ mồ côi, trẻ lang thang cơ nhỡ, trẻ sử dụng ma túy, trẻ tham gia mại dâm hoặc bị bóc lột tình dục, trẻ là con của người mại dâm và người sử dụng ma túy, trẻ sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội, trẻ bị buôn bán vì mục đích thương mại”[9]. Nghiên cứu tác động của đại dịch HIV/AIDS lên trẻ em bằng phương pháp phân tích dữ liệu trong 400 tài liệu thu thập từ chương trình nghiên cứu phát triển trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình cho thấy AIDS đã làm cho đời sống của trẻ mất mát khá nhiều: Mất gia đình, chán nản; đói nghèo và suy dinh dưỡng; trẻ không có miễn dịch hay chăm sóc y tế, mất sức khỏe; tăng nhu cầu lao động, mất cơ hội đến trường, không được hưởng thừa kế; trẻ bị cưỡng bức di cư, không nhà đi lang thang trở thành tội phạm, trẻ đường phố gia tăng dễ rơi vào nguy cơ lây nhiễm HIV [45],.

              Hình 1.1. Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS phát hiện ờ tỉnh Long An (1999-2009)
              Hình 1.1. Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS phát hiện ờ tỉnh Long An (1999-2009)

              PHƯƠNG PHÁP

                - Tiêu chí chọn: Trẻ đang sống ở địa bàn trong thời điểm điều tra, trẻ được chọn phải có sự đồng ý của người trực tiếp chăm sóc, loại trừ những trẻ bị bệnh nặng nhập viện hoặc không còn đủ sức khỏe để nghe hiểu và giao tiếp. - Vùng so sánh: Trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS 11-17 tuổi, người chăm sóc trẻ (đây là những đối tượng tương đồng với vùng can thiệp nhưng không có tác động can thiệp), cán bộ phụ trách chương trình PC HIV/AIDS huyện.

                Bảng 2.2. Mô tả đối tượng tham gia nghiên cửu định tính
                Bảng 2.2. Mô tả đối tượng tham gia nghiên cửu định tính

                KIẾN THỨC, THÁI Độ, THựC HÀNH VÈ HIV/AIDS

                Phương pháp thu thập số liệu 1. Thu thập số liệu thứ cấp

                  - Mục đích: Thu thập các thông tin về kết quả triển khai các hoạt động dự án về các lĩnh vực: Đào tạo nâng cao năng lực, tổ chức truyền thông giáo dục PC HIV/AIDS; hoạt động tư vấn, chăm sóc hỗ trợ cho trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS và tìm hiểu các chính sách liên quan ở địa phương trong quá trình triển khai dự án. Điều tra viên là cán bộ của TTYT huyện Đức Hòa và Bến Lức có hiểu biết về lĩnh vực HIV/AIDS, sắp xếp được thời gian tham gia nghiên cứu, đã từng tham gia các cuộc điều tra của địa phương, bắt buộc phải tham dự lớp tập huấn điều tra và điều tra thử tại thực địa. Người dẫn đường được chọn là cán bộ trạm y tế, cán bộ đoàn thể, CTV (vùng can thiệp) thông thạo địa bàn điều tra, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ hướng dẫn điều tra viờn tiếp cận ĐTNC và nhận thức rừ về việc giữ bớ mật cho người nhiễm HIV/AIDS theo Luật Phòng, chống HIV/AIDS hiện hành.

                  Bảng 2.4. Cách tính điểm kiến thức, thái độ, thực hành PC HIV/AIDS Nội dung tính
                  Bảng 2.4. Cách tính điểm kiến thức, thái độ, thực hành PC HIV/AIDS Nội dung tính

                  Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

                    Ở vùng so sánh, theo báo cáo của TTYT huyện Bến Lức không có hoạt động tư vấn và chăm sóc hỗ trợ dành cho trẻ [34], Qua phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách công tác PC HIV/AIDS huyện Bến Lức, và người trực tiếp chăm sóc trẻ cho thấy hoạt động này hầu như bị bỏ trổng. Đối với trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS được thực hiện theo kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhưng kế hoạch này còn chờ tỉnh triển khai tập huấn vào cuối năm 2010 [35]. (Người chăm sóc trẻ 1 - TT Đức Hòa) Đa số người chăm sóc trẻ đều nhận xét dịch vụ hỗ trợ đã đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ và chăm sóc sức khỏe cho người thân trong hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn không tự giải quyết được. “Moi lần nó lên lớp là thêm tiền mua sách vở, quần áo, học phi tính hết cũng cả triệu mà nhà lại có người bệnh thế này đâu làm gì có tiền. May mà có dự án hỗ trợ nên nó được đi học tới giờ thấy cũng mừng’’ỌAgytờ\ chăm sóc trẻ 1-TT Hậu Nghĩa).

                    Bảng 3.2. Thông tin về tình hình học tập của đối tượng nghiên cửu
                    Bảng 3.2. Thông tin về tình hình học tập của đối tượng nghiên cửu

                    Quá trình triển khai các hoạt động can thiệp

                      Ngoài lớp tập huấn về quyền trẻ em tổ chức lần lượt 6 lớp cho 243/243 TTV tham dự (tỷ lệ 100,0%), các lớp về kiến thức và kỹ năng được tổ chức từ cơ bản đến nâng cao do đó 1 CTV có thể dự nhiều lớp, do thời gian tổ chức các lớp trong quá trình đến 4 năm nên nhiều TTV qua tuổi 17 đã bỏ cuộc và thay thế TTV khác, vì sự thay đổi như thế nên nghiên cứu không đủ thông tin để đánh giá tỷ lệ CTV dự đầy đủ các lớp, tuy nhiên qua số lượng học viên dự từng lớp cũng như ý kiến của CTV phản ánh qua phỏng vấn sâu cho thấy hầu hết CTV đã tham dự đầy đủ các khóa tập huấn theo kế hoạch. Ở các địa bàn này nếu không có dự án vẫn có thể xây dựng và duy trì mạng lưới CTV hoạt động có hiệu quả bằng nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia được qui định trong Thông tư liên tịch 147/2007/TTLT-BTC-BYT của Bộ Tài chánh và Bộ Y tế (mục II.2, II.3, II. 11) [4], nhưng cần phải tiến hành từng bước, trước hết là xây dựng mô hình thí điểm ở nơi có đủ điều kiện về nhân sự, và điểm mấu chốt là xác định vấn đề ưu tiên về HIV/AIDS trước khi tiến hành tuyển chọn, đào tạo, phân công và giám sát hỗ trợ mạng lưới hoạt động. Ở vùng so sánh, có thể vận dụng Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, nhưng hạn chế của Nghị định là đối tượng thụ hưởng chỉ đề cập đến trẻ mồ côi do cha và mẹ đều chết vì AIDS; người nhiễm HIV, và người chăm sóc trẻ nhiễm HIV thuộc gia đình nghèo, vì vậy những trẻ dù bị ảnh hưởng HIV/AIDS nhưng không nhiễm HIV hoặc cha và mẹ bị nhiễm HIV nhưng còn sống thì không thuộc diện hưởng chính sách [12], [13].

                      Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS ờ vùng can thiệp và vùng so sánh

                        Nhìn chung các dịch vụ hỗ trợ đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của trẻ về học tập và chăm sóc sức khỏe; điều này cũng gần tương tự với kết quả của dự án ở Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh đã được SC-UK đánh giá năm 2006 là các can thiệp đã tác động đến sự thay đổi đáng kể trong đời sống của trẻ về học tập, chăm sóc y tế và giúp cho trẻ được hưởng các quyền cơ bản [47],. Khoảng cách chênh lệch khá xa về thái độ ứng xử đúng đối với người nhiễm HIV/AIDS của trẻ ở 2 vùng là do tác động của các phương pháp giáo dục đồng đẳng giữa trẻ với trẻ, trong số 707 cuộc hoạt động truyền thông dự án đã tổ chức có 12 cuộc sinh hoạt dã ngoại chỉ dành cho trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS và 100,0% trẻ đã được tham dự ít nhất từ 1-3 lần, đây là cơ hội tốt để giúp trẻ cùng cảnh ngộ gặp gỡ chia sẻ hoàn cảnh với nhau, từ đó trẻ sẽ dần dần thay đổi thái độ tích cực hơn trong khi ở vùng so sánh trẻ không có cơ hội để tham gia các hoạt động như thế. So sánh với kết quả các nghiên cứu khác trên cùng ĐTNC, mặc dù các tiêu chuẩn đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành chung chưa nhất quán nhưng nếu nhìn ở góc độ tương đối, kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cửu đánh giá trước và sau can thiệp của Nguyễn Văn Hùng ở tỉnh Bắc Giang cho thấy có sự gia tăng về kiến thức, thái độ của trẻ sau can thiệp, tỷ lệ trẻ hiểu đúng về HIV là 79,6% và AIDS là 81,8% (không có số liệu trước can thiệp); trẻ có thái độ đúng khi sống chung với người nhiễm HIV có tăng lên từ 32,3%-69,2% [19].

                        KÉT LUẬN

                        Kết quả triển khai các hoạt động can thiệp của dự án

                          Sự phù hợp của dịch vụ tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ dịch vụ đối với trẻ - Nhu cầu của trẻ ở vùng dự án về học tập và chăm sóc sức khỏe được phát hiện sớm và đáp ứng kịp thời. - Các can thiệp đã giúp cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm của xã hội, không còn bị áp lực của nạn phân biệt kỳ thị hiện vẫn còn tồn tại đối với trẻ ở vùng so sánh. Tuy nhiên còn một số nhu cầu chưa được dự án đáp ứng như hỗ trợ học nghề cho trẻ và tổ chức vay vốn cho người chăm sóc trẻ.

                          Khuyến nghị

                            Phối họp triển khai các can thiệp truyền thông PC HIV/AIDS dành cho trẻ ở các vùng trọng điểm HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia được qui định trong Thông tư liên tịch 147/2007/TTLT-BTC-BYT. - Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế: Phối hợp triển khai Nghị định 67/2007/NĐ-CP và kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS đến. - UBND và TTYT huyện Đức Hỏa: Tiếp tục xây dựng kế hoạch dự án dựa trên chính sách sẵn có của địa phương, lồng ghép với chương trình mục tiêu PC HIV/AIDS và đảm bảo nguyên tắc bền vững.

                            THÔNG TIN CẢ NHÂN

                            Theo bạn, những người sau đây: người Bất kỳ ai cũng có thế nhiễm HIV 1 già, thanh thiếu niên, trẻ em, người Người già. (Chọn nhiều câu trả lời nhưng trả lời Chỉ có người nghiện ma túy Chỉ có người hành nghề mại dâm Khác. Giả sử nếu bạn biết người bán trái cây nhiễm HIV bạn có mua trái cây của người này nữa không?.

                            TIEP CẬN THONG TIN HIV/AIDS

                            Bạn có biết ở địa phương đang có những nhân viên làm nhiệm vụ thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ cho những bạn có hoàn cảnh như bạn không (nhiễm Hiv/sổng chung nhà có người nhiễm HIV)?. Tất cả những thông tin bạn trả lời chỉ để phục vụ cho việc nghiên cứu và đề xuất những chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cho thanh thiếu niên và trẻ em Long An. Theo anh/chị đối với trẻ ảnh hưởng HIV/AIDS ở địa phương hiện nay các em đang gặp khó khăn cụ thể là gì, nhất là về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục?.