MỤC LỤC
Nghiên cứu về hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank, chúng ta cũng có thể tìm được những công trình nghiên cứu cụ thể như “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại công ty TNHH MTV ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Kon Tum” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013). Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Duyên (2015) với đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Hải Dương. Tác giả Trần Thị Trang (2019), “Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Đông Anh”, Luận văn thạc sĩ, Học viên Ngân hàng.
Tác giả đã nghiên cứu tổng quan về lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động TQT tại ngân hàng, đưa ra những thành tựu cũng như hạn chế còn gặp phải. Tuy nhiên luận văn chỉ đi sâu vào phân tích theo các chỉ tiêu về “chất lượng”, dựa trên các đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng. Ngay tại chi nhánh, hoạt động thanh toán quốc tế vẫn chưa có được một công trình nghiên cứu mang tính khái quát nào về chiều rộng và chiều sâu.
“Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam chi nhánh Đông Anh” sẽ là một công trình nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu. - Phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm của Agribank chi nhánh Đông Anh từ đó rút ra những đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh, luận văn đã sử dụng hai nguồn dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Phiếu điều tra gồm 03 phần: phần đầu ghi thông tin cá nhân khách hàng, phần 2 là các câu hỏi đề cập đến các tiêu chí liên quan đến mục đích điều tra và chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế mang tính chất cá nhân, phần 3 là đề xuất, ý kiến của khách hàng. Phiếu điều tra phát trực tiếp cho khách hàng khi đến giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh và gián tiếp phát qua email trong thời gian từ ngày 10/04/2021 đến ngày 10/05/2021.
Thu thập các thông tin, tài liệu cơ bản từ các nguồn chính thống như: thu thập từ các báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo quyết toán năm, báo cáo tổng kết theo chuyên đề đặc biệt là chuyên đề thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và của Chi nhánh Đông Anh giai đoạn từ 2016 – 2020. Ngoài ra, luận văn sử dụng các các dữ liệu từ các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, trong đó tập trung vào các tài liệu, công trình nghiên cứu về các phương thức thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng thương mại. - Phương pháp tổng hợp: Từ nguồn dữ liệu của Trụ sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và chi nhánh Đông Anh, tiến hành tổng hợp ý kiến đánh giá, kết quả kinh doanh, từ đó xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ TTQT đối với khách hàng của chi nhánh.
3≤ X< 4: Chất lượng dịch vụ đủ đáp ứng mức kì vọng của khách hàng 2≤ X < 3: Chất lượng dịch vụ dưới mức kì vọng của khách hàng X<2: Chất lượng dịch vụ tồi tệ so với mức kì vọng của khách hàng (Trong đó: X là Điểm trung bình chung chất lượng dịch vụ điều tra). Mục đích của sự so sánh này là để thấy được xu hướng biến động tăng, giảm về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh trong những thời kỳ khác nhau và trong các chiến lược kinh doanh khác nhau, từ đó có những nhận xét liên quan và có những thay đổi phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại chi nhánh.
- Phương pháp phân tích: Từ bảng tổng hợp kết quả của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Anh, tác giả tiến hành đánh giá, nêu nhận xét và hình thành những biện pháp phù hợp. Các phương pháp được sử dụng nêu trên giúp tác giả dễ dàng hơn trong việc nghiờn cứu đề tài của mỡnh đồng thời giỳp luận văn trở nờn dễ hiểu, rừ ràng, rành mạch và có độ tin cậy cao.
Khi hoạt động TTQT của ngân hàng tốt, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cùng với đó sẽ được mở rộng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, chiết khấu hối phiếu, tài trợ thương mại… được tăng cường, thúc đẩy. Song song với đó, hoạt động TTQT cũng giúp tăng cường quan hệ đối ngoại của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh và từ đó khai thác triệt để nguồn tài trợ, nguồn vốn của các ngân hàng nước ngoài trên thị trường quốc tế bằng các hình thức tài trợ như L/C Confirm, Upas L/C…nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cũng như ngân hàng. Ngoài ra, có thể phân loại nhóm dựa trên chứng từ thanh toán gồm nhóm phương thức không kèm chứng từ- thanh toán trơn (Nhờ thu phiếu trơn- Clear Collection, Chuyển tiền-Remittance, Ghi sổ- Open Acount, Nhận hàng trả tiền- Cash On Delivery (COD)) và nhóm phương thức kèm chứng từ (Nhờ thu kèm chứng từ, Tín dụng chứng từ và Thư ủy thác mua).
“Nhờ thu là một phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (người xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều khoản khác.”(Nguyễn Văn Tiến, 2017). Dựa trên Tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007), Định nghĩa nguyên bản của tín dụng chứng từ như sau: “Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing Bank to honour a complying presentation”. Có thể dịch sang Tiếng Việt là: “Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
Theo cách hiểu thông thường dưới góc độ của ngân hàng, Tín dụng chứng từ (LC – Letter of credit) là một cam kết thanh toán do ngân hàng phát hành mở theo chỉ thị của người nhập khẩu , để trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều kiện quy định trong L/C. Vai trò của ngân hàng trong thực hiện hình thức thanh toán này có thể gồm Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), Ngân hàng trả tiền (Paying Bank), Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank), Ngân hàng chấp nhận (Accepting Bank), Ngân hàng trả chậm (Deferred undertaking Bank) hay Ngân hàng chuyển nhượng (Transferring Bank).
Trước ihết, icác ingân ihàng itập itrung ităng itrưởng idịch ivụ ithể ihiện iqua i inhững. Để iđánh igiá imức iđộ iphát itriển icủa ihoạt iđộng ithanh itoán iquốc itế, ichúng ita icó. Kểt iquả icủa ihoạt iđộng ithanh itoán iquốc itế itại ingân ihàng ithương imại iqua icác.
Doanh isố ithanh itoán iquốc itế ixuất ikhẩu ithể ihiện iquy imô ivề igiá itrị icủa icác. Đây icũng ilà ichỉ itiêu ithể ihiện iquy imô ivà itốc iđộ iphát itriển ihoạt iđộng ithanh itoán iquốc. Phí ithu itừ idịch ivụ iTTQT icủa ingân ihàng ilà itổng isố itiền ithực itế imà ingân ihàng.
Chỉ itiêu inày icho ibiết itrong itổng isố iphí ithu iđược itừ idịch ivụ iTTQT ithì ichiếm. Chiều isâu icủa iphát itriển ihoạt iđộng ithanh itoán iquốc itế iđó ilà ichất ilượng idịch.