Mối quan hệ tác động qua lại giữa Đầu tư và Tăng trưởng Kinh tế - Giải pháp chung

MỤC LỤC

GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NHểM GIẢI PHÁP CHUNG

Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là yêu cầu trước hết để các nhà kinh doanh yên tâm bỏ vốn đầu tư, có thể dự kiến và thực thi những dự án đầu tư dài hạn, giảm bớt rủi ro trong quá trình đầu tư, đồng thời tạo ra sức hấp dẫn đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Nhận thức rừ được bài toỏn trờn, Việt Nam đó và đang không ngừng cải thiện để tạo nên một môi trường đầu tư tốt, nhất là những nỗ lực trong việc ổn định an ninh chính trị. Theo GES (Growth Evironment Score- điểm số môi trường tăng trưởng) gồm 5 tiêu chí thì Việt Nam đứng thứ 1 về tiêu chí ổn định chính trị, đó là một tín hiệu đáng mừng.

Tuy nhiên, môi trường đầu tư tại Việt Nam còn chưa thông thoáng và còn nhiều rủi ro.

NHểM GIẢI PHÁP NHẰM TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Chấm dứt tình trạng dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa được bố trí kế hoạch vốn đầu tư, đã giao hay chỉ định thầu cho doanh nghiệp triển khai thi công, vay vốn ngân hàng cho đầu tư, để lại hậu quả nặng nề cho việc cân đối vốn ngân sách, dàn trải về hiệu quả sử dụng vốn. Nhiều NHTM đa dạng hóa danh mục tài sản có, không chỉ cho vay trực tiếp, mà còn phân tán rủi ro bằng cách đầu tư trên thị trường tiền gửi, bán buôn vốn ngắn hạn cho các NHTM khác có điều kiện mở rộng cho vay an toàn, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, công trái và tín phiếu Kho bạc nhà nước, trái phiếu đô thị, trái phiếu doanh nghiệp. Đổi mới các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước, như: điều hành thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, đổi mới thanh toán và mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng, các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thị trường vốn.

Tuy kinh tế tư nhân hoạt động theo qui mô nhỏ và vừa là chính, song gần đây đã có tư nhân trong nước có khả năng đầu tư qui mô khá lớn, kể cả xây dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư của tư nhân ít bị thất thoát và thường đạt hiệu quả cao.Khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư phát triển không những đưa được nguồn vốn nhàn rỗi còn lớn trong dân vào sản xuất, kinh doanh thay cho cất giữ hoặc dồn vào kinh doanh đất đai mà còn tạo được nhiều việc làm, nâng cao được hiệu quả đầu tư trong xã hội.  Các doanh nghiệp nhà nước được chủ động sử dụng nguồn vốn tự có và đi vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả đầu tư, bảo đảm thu hồi vốn và hoàn trả nợ vay. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, gắn kết hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước trong một chương trình tổng thể thống nhất; gắn kết với hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và lĩnh vực liên quan khác.

Qua nhiều năm thực hiện, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã bộc lộ một số nhược điểm cần được sửa đổi nhằm tạo nờn một hành lang phỏp lý rừ ràng hơn, hiệu quả hơn không chỉ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, cải thiện tính cạnh tranh của hàng. Tiếp tục duy trì các ưu đãi về thuế suất và miễn giảm thuế đối với phần lớn các đối tượng chịu thuế sao cho các doanh nghiệp về cơ bản được hưởng ưu đãi không kém thuận lợi hơn so với trước đây nhằm củng cố lòng tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng. Với quan điểm tăng cường tính minh bạch, cụ thể hoá các quy định về thủ tục trong việc kê khai, nộp thuế, miễn giảm thuế cũng như cú cỏc chế tài xử lý hành chớnh thuế rừ ràng, việc sửa đổi bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lần này sẽ cải thiện được nhược điểm trên, do đó, sẽ góp phần làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn nữa.

Tuy việc áp dụng ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã phần nào khuyến khích khối các doanh nghiệp này phát triển nhưng hiển nhiên đã tạo nên một môi trường đầu tư thiếu bình đẳng vì sự bình đẳng chính là một yếu tố quan trọng cho một môi trường đầu tư hấp dẫn.

NHểM GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ

Sửa đổi bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ngoài các mục đích khác còn nhằm mục tiêu tạo thuận lợi trong việc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, hài hoà các quy định về giá tính thuế, khiếu nại và quyền khiếu nại, thuế chống bán phá giá v.v…. Điều này dẫn đến tình trạng có sự đối xử khác nhau đối với hai khu vực Còn có những thiên vị đối với các doanh nghiệp nhà nước trong cơ hội tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước cũng như các dự án lớn. Những ƯĐĐT hiện hành nào không phù hợp với WTO (như những yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, yêu cầu liên quan đến xuất khẩu) cần phải được thay đổi hoặc bãi bỏ để đáp ứng những đòi hỏi của việc gia nhập tổ chức này.

 Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, hình thành các công trình đầu tư cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương (tỉnh, thành phố) được quản lý theo những quy chuẩn thống nhất; khai thác các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực, đồng thời tạo điều kiện thu hút vốn và công nghệ bên ngoài để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn lực đầu tư bao gồm các tài nguyên tự nhiên, chất xám, nhân lực, các tổ chức nhà nước, chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các cơ sở hạ tầng, thiết bị, vật tư, tài chính… Cơ cấu nguồn lực cần được xác định đúng mức để Nhà nước chủ động quản lý và phân bổ cho các ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở nắm được cơ cấu nguồn lực, Nhà nước sẽ xác định được cơ cấu đầu tư cho các ngành ở mức nào và biết được các vùng, các thành phần kinh tế nào nắm giữ từng nguồn lực và đầu tư vào sản xuất ra sao….

 Không chỉ chú trọng đầu tư mở rộng mà còn phải đầu tư theo chiều sâu: nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ; làm tốt công tác dự báo quy hoạch công nghệ tránh đc đầu tư dàn trải mất cân bằng cung cầu, chú trọng đầu tư cho nhóm ngành dịch vụ có nhu cầu cao, có tiềm năng phát triển như: ngành ngân hàng, tài chính…, huy động nhiều thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các chương trình đầu tư 5 năm tới (2001 - 2005) cần hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, trước hết là trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong công nghiệp và các ngành dịch vụ.  Vốn đầu tư từ NSNN cần đóng vai trò hạt nhân, tạo "mồi" hướng dẫn và thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế để bảo đảm đáp ứng vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, ưu tiên cân đối vốn cho các cơ sở hạ tầng thiết yếu để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng vùng, từng ngành.

Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư từ NSNN thì không đủ và không thể đủ sức làm thay đổi cơ cấu kinh tế được, tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách theo một cơ cấu thích hợp sẽ là một giải pháp cực kỳ quan trọng thu hút các nguồn vốn khác cùng đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế.