Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam

MỤC LỤC

VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI BỔI THƯỜNG THIỆT HAI

KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Loại thứ nhất, trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ (các tác giả có ý muốn nói. Loại thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cách phân chia như vậy chưa phù hợp với lý thuyết về trách nhiệm pháp lý vì những lý do sau đây:. Thứ nhất, việc bên vì phạm nghĩa vụ bị bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thực tế không thể coi là họ phải chịu trách nhiệm. Khi phải thực hiện nghĩa vụ thực tế, bên vi phạm hoàn toàn không phải chịu bất kỳ một hậu quả pháp lý bất lợi nào mà chỉ đơn giản là họ phải thực hiện những gì mà họ chưa thực hiện trong thời hạn, theo quy định của pháp luật hay như đã cam kết. Ví dụ, theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2005, trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật được xác định cụ thể như sau:. 1) Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thi người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó, nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật;. 2) Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật;. 3) Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản l và khoản 2 Điều này gây thiệt hai cho bên có quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền. Việc bên có nghĩa vụ “phải thanh toán giá trị của vật” trong trường hợp. “không giao vat” cho người có quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 nói trên không thể coi là trách nhiệm của bên không thực hiện nghĩa vụ, bởi lẽ việc thanh toán giá trị của vật không thể coi là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm phải gánh chịu do đã không thực hiện nghĩa vụ giao vật. Mặt khác, việc thanh toán giá trị của vật không phải là sự đền bù thiệt hại cho bên có quyền, mà theo lý thuyết, trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ khi có thiệt hại xảy ra. Do vậy trách nhiệm dân sự chỉ có thể là việc bên vi phạm nghĩa vụ “phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền” được quy định tại khoản 3 Điều 303. Ví dụ, khoản 2, Điều 435 quy định, trong trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây:. 1) Nhận phần đã giao và yêu câu bồi thường thiệt hai;. 2) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;. 3) Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tác giả cho rằng “Giả sử sau khi thực hiện một hành vi trái luật gây thiệt hai cho người khác và bị buộc bồi thường thiệt hại (tức là có nghĩa vụ) mà người có trách nhiệm bôi thường lại cố ý không thực hiện nghĩa vụ, thì người này phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vu theo Điều 308 nghĩa là phải có trách nhiệm (có nghĩa vụ) bồi thường thiệt hại theo Điều 310 (Tương ứng Điều 302 và Điều 307 Bộ luật Dân sự 2005).

TRÁCH NHIỆM LIÊN DOI BOL THƯỜNG THIET HAI - MỘT LOẠI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Có thể nói rằng, khái niệm trách nhiệm liên đới hay liên đới chịu trách nhiệm rất thường được gặp trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam, ví dụ Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại khoản 3 Điều 146: Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vị đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại; Điều 616 - Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra; khoản 4 Điều 623- Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật; khoản 2 Điều 625 - trong trường hợp người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác. Thứ nhất nghĩa vụ liên đới trong đó có nhiều người có nghĩa vụ liên đới (liên đới thụ động); thứ hai,quan hệ nghĩa vụ có nhiều người có quyền liên đới (liên đới chủ động); thứ ba nghĩa vụ liên đới trong đó cả hai bên đều có nhiều người tham gia (liên đới hỗn hợp). Tương tự như nghĩa vụ liên đới thụ động, trong liên đới chủ động bất cứ ai trong số những người có quyền đều có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ và người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho bất cứ ai trong số những người có quyền. Mot trong số những người đã tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ từ người có nghĩa vụ, lúc này lại có nghĩa vụ hoàn trả những người có quyền tương ứng với phần quyền của họ. Về nguyên tắc các phần đó là bằng nhau, nhưng có thể khác nhau. Như đã được đề cập ở trên, trong trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại người có quyền được quyền yêu cầu một trong số những người có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu người có quyền sử dụng quyền này của mình trước hoặc trong quá trình xét xử thì sẽ không gặp khó khăn nào, tuy nhiên trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi và chỉ khi bên có quyền đã xác định được trước rằng, người nào là người trong số những người có nghĩa. vụ có khả năng bồi thường toàn bộ thiệt hại. Song trong nhiều trường hợp người có quyền không thể xác định được điêu đó trước khi Tòa án ra quyết định. Hoặc cũng có thể có những trường hợp, trong quá trình xét xử bên có quyền đã yêu cầu một trong những người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, tuy nhiên sau khi tòa ra quyết định thì người được yêu cầu đó trở nên không có khả năng thực hiện. Một vấn đề nữa có thể được đặt ra trong thực tiễn thi hành án là sau khi Tòa án đã ra phán quyết ấn định phần bồi thường cho từng người có nghĩa vụ bồi thường thì chỉ có một hoặc một số người trong số những người có nghĩa vụ có khả năng thực hiện việc bồi thường và đã thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của Tòa án, còn những người khác thì không có khả năng. Vậy thì người có quyền có được quyền yêu cầu những người có khả năng đó tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ bồi thường của những người không có khả năng còn lại hay không. Theo quy định của pháp luật thì A, B, C phải liên đới bồi thường cho D. Sau khi có quyết định của Tòa án, chỉ có B thưc hiện nghĩa vụ bồi thường cho D, còn A và C không thực hiện vì không có tài sản. Vậy D có quyền yêu cầu B thực hiện phần nghĩa vụ bồi thường của A và C hay không. Về vấn đề này trong pháp luật Việt Nam hiện hành có sự mâu thuẫn. Trong trường hợp này. có hai luồng ý kiến khác nhau!. Ý kiến thứ nhất cho rằng, pháp luật trao cho. bên có quyền yêu cầu tất cả hay chỉ một hoặc một số người có nghĩa vụ phải thực hiện bồi thường toàn bộ thiệt hại trước khi Tòa án ra quyết định. Nếu người có quyền không thực hiện quyền nói trên của mình thì Tòa án định mức bồi thường của từng người tùy thuộc vào mức độ lỗi của họ và như vậy thì khi này trách nhiệm của những người có nghĩa vụ được coi là trách nhiệm riêng rẽ. ! Các cuộc tranh luận không chính thức trong giới luật học. va đương nhiên người có quyền không được quyền yêu cầu B phải thực hiện phần nghĩa vụ của A và C. Những người chia sẻ luồng ý kiến này có lẽ xuất phát từ quy định tại Điều 14 Pháp lệnh thi hành án dân sự, theo đó chấp hành viên phải thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án. Thực tế cho thấy có trường hợp trong thời gian xét xử, người có quyền không thực hiện quyền yêu cầu của mình vì họ không thể biết được ai là người trong số những người có nghĩa vụ có khả năng thực hiện toàn bộ việc bồi thường. Như vậy, nếu cho rằng, D không có quyền yêu cầu B phải thực hiện phần nghĩa vụ bồi thường của A và C thì quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại sẽ bị vô hiệu hóa bởi quyết định của Tòa án. Và quy định của pháp luật về liên đới chịu trách nhiệm bồi thường giữa những người cùng gây thiệt hại chỉ mang tính ước lệ, chúng có được áp dụng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bên có quyền có yêu cầu hay không trong khoảng thời gian khi Tòa án chưa ra quyết định. Việc có yêu cầu hay không lại tùy thuộc vào bên có quyền có biết hay không biết, ai là người có khả năng thực hiện toàn bộ trách nhiệm bồi thường. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, trong trường hợp nói trên D không mất quyền yêu cầu B phải thực hiện phần nghĩa vụ bồi thường của A và C. Điều này là phù hợp với quy định tại Mục V Thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT- BTP-VKSNDTC ngày 26/02/2001 của Bộ Tư pháp và VKSNDTC hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về thi hành án, theo đó ¡) trường hợp bản ỏn, quyết định của Tũa ỏn mà theo đú nghĩa vụ liờn đới khụng xỏc định rừ phần nghĩa vụ của từng người thì cơ quan thi hành án yêu cầu một hoặc một số người có điều kiện thi hành án thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới; ii) trường hợp bản án, quyết định của Tòa án mà theo đó nghĩa vụ liên đới xác định rừ phần của từng người và họ cú điều kiện thi hành thỡ cơ quan thi hành án yêu cầu mỗi người thực hiện phần nghĩa vụ của mình.

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM DÂN SU LIÊN DOI BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP ĐỒNG

DIEU KIEN PHÁT SINH TRÁCH NHIEM DÂN SU LIÊN DOI BOI THUONG THIET HAI NGOAI HGP DONG

Trong những trường hợp, khi giữa hành vi trái pháp luật của chủ thể và thiệt hại có tồn tại các yếu tố có ý nghĩa pháp lý theo quy định của pháp luật dân sự trong việc xác định trách nhiệm dân sự (hành vi trái pháp luật của. người thứ ba, sự kiện bất khả kháng..) thì hành vi trái pháp luật của chủ thé sé nằm ngoài trường hợp xem xét nhìn từ góc độ trách nhiệm pháp lý và nằm ngoài ý nghĩa pháp lý của mối quan hệ nhân quả. Trong đời sống hàng ngày có nhiều trường hợp, khi thiệt hại xảy ra là hậu quả của nhiều hành vi của nhiều người khác nhau. Trong những trường hợp này tất cả các hành vi trái pháp luật của những người này trực tiếp liên quan đến hậu quả xảy ra, cần phải xem xét chúng như là những nguyên nhân,. nếu như đặc trưng của những hành vi nói trên được tìm thấy sự thể hiện trong hậu quả xảy ra. Trong ví dụ được đưa ra ở trên có thể nói rằng, nguyên nhân dẫn đến thương tích của người đi bộ không những chỉ là hành vi của người điều khiển xe không có bằng lái mà còn là hành vi của lái xe A - người đã giao tay lái cho người ngồi cạnh. Sự cần thiết phải có sự phân biệt quan hệ nhân quả trực tiếp với quan hệ nhân quả gián tiếp xuất phát không những từ những vấn đề mang tính lý luận, theo đó các khái niệm nguyên nhân và hậu quả chỉ có ý nghĩa trong phạm vi từng trường hợp cụ thể và được xác định bằng những biểu hiện cụ thể của thực tiễn. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả còn có thể được xác định theo cách khác và được đề cập đến trong “lý thuyết kha nang và thực tế”. Theo lý thuyết này, một số hiện tượng chỉ tạo ra khả năng mà thiệt hại có thể xảy ra, còn một số hiện tượng khác thực tế gây ra thiệt hại. Những yếu tố, hoàn cảnh tạo ra thiệt hại một cách thực sự có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với những yếu tố chỉ tạo ra khả năng. Những yếu tố, hiện tượng gây ra thiệt hại thực tế được coi là có mối quan hệ nhân quả với hậu quả xảy ra. Những yếu tố. chỉ có khả năng tạo ra hậu quả có thể có, cũng có thể không nằm trong mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra, bởi vì khả năng có thể tồn tại dưới các dạng khác nhau. Nếu một khả năng cụ thể được tạo ra bởi hành vi của chủ thể. thỡ rừ ràng cú tồn tại mối quan hệ nhõn quả cần thiết cho việc xỏc định trỏch nhiệm liên đới. Trong một ví dụ nói ở trên, hành vi của người lái xe A trao tay. lái cho người ban B không có bằng lái ngồi cạnh mặc dù không trực tiếp gây ra thương tích cho người đi bộ qua đường nhưng đã tạo ra một khả năng thực tế. Cũng trong một ví du ở trên, hành vi đâm người khác cũng tạo ra một khả năng, tuy nhiên khác với kha năng do hành vi của người lái xe A tạo ra, kha năng trong trường hợp này không tạo ra cái chết cho nạn nhân mà chỉ có mối liên hệ hết sức mong manh đến cái chết của nạn nhân. Khi hành vi chỉ tạo ra một khả năng không thực tế dẫn đến hậu quả thì trách nhiệm sẽ bị loại trừ vì mối quan hệ nhân quả không có ý nghĩa pháp lý. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, trong trường hợp thứ nhất khả năng có mối liên hệ chặt chẽ với thực tế, với hậu quả xảy ra, còn trong trường hợp thứ hai khả năng có khoảng cách rất xa với hậu quả xảy ra, hay nói cách khác, trường hợp thứ nhất là khả năng cụ thể, còn trường hợp thứ hai là khả năng trừu tượng. Như vậy có thể nhận thấy rằng, những yếu tố ảnh hưởng đến thiệt hại xây ra do hành vi trái luật bao gồm ba loại: loại thứ nhất tạo ra khả năng gây thiệt hại trừu tượng, loại thứ hai tạo ra khả năng gây thiệt hại cụ thể và loại thứ ba thực tế gây ra thiệt hại. Nếu hành vi trái luật của một người nào đó chỉ đóng vai trò là khả năng trừu tượng thì họ không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra. Nếu hành vi trái luật của chủ thể tạo ra một khả năng cụ thể dẫn đến hậu qua, hơn nữa nó biến khả năng thành thực tế chứng to có mối quan hệ nhân qua cần thiết để xác định trách nhiệm. Tuy nhiên, một vấn dé có thé được đặt ra, dựa trên những tiêu chí nào để có thể phân định khả năng cụ thể và khả năng trừu tượng cũng như xác định ranh giới giữa hành vi tạo ra khả năng của thiệt hại với hành vi biến khả năng đó thành hiện thực?. Mỗi một kết quả đều có những đặc trưng riêng của nó và chúng có thể dễ dàng được nhận biết ngay cả khi hoàn toàn chưa thể biết được rằng, những nguyên nhân nào đã gây ra hậu quả đó. Ví dụ, trước mắt chúng ta có nhiều người bị tử vong. Chúng ta hoàn toàn vẫn chưa biết rằng, tử vong là hậu quả của hành vi trái luật, của các hoàn cảnh ngẫu nhiên hay là của bất khả kháng. Nhưng chúng ta lại biết hậu quả có đặc tính xác định: hậu quả được biểu hiện. là có nhiều người tử vong chứ không phải là thiệt hại khác. Chúng ta cũng biết rằng, nhiều khách du lịch tử vong là do tàu bị chìm, tàu bị chìm do các lý do sau đây, thứ nhất, tàu không đảm bảo khả năng đi biển; thứ hai, người điều khiển tàu không có bằng lái tàu; thứ ba, tàu gặp sự cố trên biển và vì không có kinh nghiệm, không có kỹ năng nên người lái tàu đã không xử lý được tình huống do đó tàu bị chìm. Trong vụ án này các tình tiết sau đây được xác định:. i) Cơ quan chức năng đã cho phép đưa vào lưu thông con tàu không có khả năng đi biển; ii) Công ty du lịch thuê tàu nhưng đã không kiểm tra chất lượng của nó; lit) chủ sở hữu biết tàu không đủ khả năng vận chuyển hành khách; iv) người lái tàu không xử lý được tình huống xảy ra vì không có kinh nghiệm. Ví dụ, một trong những điều kiện không tồn tại, nếu hậu quả tương ứng vẫn xảy ra thì đó không phải là nguyên nhân, nếu hậu quả tương ứng khụng xảy ra thỡ rừ ràng đú là nguyờn nhõn (condition sine qua non). Nếu như vậy thì tất cả thiệt hại đều là hậu quả của mỗi một hành vi, điều này có nghĩa là hậu quả của các hành vi trái luật. Ngoài các cách thức xác định mối quan hệ nhân quả được đề cập đến trong các lý thuyết nói trên, còn có một số cách xác định mối quan hệ nhân quả khác cũng được quan tâm nghiên cứu trong một số lý thuyết khác. Ví dụ, lý thuyết về tính đặc trưng của mối quan hệ nhân quả, theo đó một hiện tượng trong điều kiện cụ thể nào đó chỉ được coi là có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra nếu hiện tượng này luôn luôn gây ra hậu quả tương tự, và nếu mối liên hệ giữa chúng với hậu quả có tính chất đặc trưng. Theo cách thức này thì cần phải dành sự chú ý cho những điều kiện, yếu tố có ý nghĩa được nhiều người công nhận. Điều kiện có ý nghĩa được công nhận là điều kiện mà chủ thể có thể nhìn thấy trước trước khi thực hiện hành vi; cũng có thể là những điều kiện khách quan có thể nhận thấy được khi thiệt hại xảy ra. Còn lý thuyết về “điều kiện cần thiết” lại cho rằng, mối quan hệ nhân quả là điều kiện tất nhiên cần thiết của trách nhiệm và nguyên nhân chỉ được coi là những tình huống, nếu thiếu chúng thì thiệt hại sẽ không thể xảy ra. Theo lý thuyết này, nguyên nhân của hậu quả có thể là mọi tình huống, hoàn cảnh, nếu không có chúng thì hậu quả rất có thể sẽ không xảy ra. Điều này dẫn đến việc xác định trách nhiệm sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố có mối liên hệ không gần gũi đến trường hợp chúng ta đang nghiên cứu, bởi vì trong trường hợp này thì chuỗi mối quan hệ nhân quả có thể được tiếp tục không có điểm dừng. Tham phán, khi nghiên cứu mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm hình sự, sẽ ngừng việc nghiên cứu của mình ở nơi, tại nơi đó hành vi trái luật và có lỗi không còn có thể xác định được nữa [87, tr.192-193]. Sẽ không khó khăn để nhận thấy rằng, ý nghĩa của mối quan hệ nhân quả theo lý thuyết này được xác định phụ thuộc vào lỗi và tính trái pháp luật của hành vi. Điểm chung của các lý thuyết về mối quan hệ nhân quả nói trên thể hiện ở chỗ là cỏc tỏc giả cho rằng, cần thiết phải cú sự phõn định một cỏch rừ ràng giữa quan hệ nhân quả và lỗi như là các điều kiện khách quan và chủ quan của trách nhiệm dân sự, tuy nhiên một cách không công khai họ vẫn tiếp tục thừa nhận mối quan hệ của lỗi với các điều kiện, thông qua các điều kiện đó có thể xác định có hay không có ý nghĩa pháp lý của mối quan hệ nhân quả. Nếu trong luật hình sự, nơi mà không có lỗi thì không chịu trách nhiệm, lý thuyết này được coi là có ý nghĩa, còn trong luật dân sự thì ý nghĩa thực tiễn và lý luận của chúng cần phải được xem xét toàn diện hơn, bởi lẽ trong nhiều trường hợp, trách nhiệm dân sự được xác định ngay cả khi không có lỗi. Các lý thuyết về mối quan hệ nhân quả nói trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn, bởi mỗi một lý thuyết có thể được sử dụng để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật và hậu quả xảy ra trong những tình huống cụ thể. Có thể nói rằng, sự tồn tại nhiều lý thuyết khác nhau về mối quan hệ nhân quả thể hiện được các khía cạnh khác nhau của khái niệm hết sức phức tạp này. Vì vậy có thể nói rằng, các lý thuyết nói trên không mâu thuẫn nhau mà cú ý nghĩa bổ sung cho nhau, và chỳng gúp phần làm sỏng rừ khái niệm mối quan hệ nhân quả và tất nhiên là làm cho việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật và thiệt hại xảy ra trong từng trường hợp cụ thể có thể trở nên dễ thực hiện hơn. Trong từng lý thuyết về mối quan hệ nhân quả đều tồn tại yếu tố hợp lý, vì vậy, xét về bản chất, các quan niệm mang tính lý luận về mối quan hệ nhân quả có thể được sử dụng để lựa chọn những cách thức và phương pháp cần thiết để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật với hậu quả xảy ra trong từng tình huống cụ thể. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Nói đến mối quan hệ nhân quả, không thể không nói đến mối liên hệ giữa chúng với hành vi trái luật dưới dạng không hành động. Như đã đề cập ở trên, trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, trong nhiều trường hợp hành vi trái luật được thể hiện dưới dạng không hành động. nhân, nếu nguyên nhân đó là hành vi trai luật dưới dạng không hành dong, thì không được coi là nguyên nhân” có ý kiến cho là như thế [11, tr.400]. một vấn đề cần được lý giải rừ hơn: cú thể núi đến mối quan hệ nhõn quả giữa hành vi trái luật - không hành động với thiệt hại xảy ra? Trong trường hợp này. có thể tiếp cận vấn đề từ hướng khác, rằng bản thân sự không hành động. không gây thiệt hại nhưng người người thực hiện hành vi trái luật dưới dang không hành động chịu trách nhiệm pháp lý chỉ vì đã không ngăn chặn hậu quả do các nguyên nhân khác gây ra. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Một số người trong tổ hợp tác không hành động, mot số khác thực hiện hành vi trái luật- hành động, nhưng tất cả mọi người trong số họ phải liên đới chịu trách nhiệm. bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Ở đây những người không thực. hiện hành vi-không hành động đã không ngăn chặn hành vi trái luật của người khác, vì vậy họ phải chịu trách nhiệm. Nguyên nhân trong ý nghĩa của triết học chỉ có thể là những hiện tượng vật chất khách quan nằm trong trạng thái tích cực. Thế thì sự không hành động sẽ không có tính vật chất, điều này là không thể nghi ngờ. Thực sự thì vật chất là hiện thực khách quan mà chúng ta cảm nhận được, nhận thức được. Nhưng nếu như sự không hành động không phải là vật chất mà chỉ là trạng thái tâm lý bên trong của cá nhân, thì chúng ta không thể nhận thức được và không thể xác định trách nhiệm do không hành động. Vậy thì một vấn đề được đặt ra và cần phải được giải quyết, đó là sự không hành động có được coi là hiện tượng tích cực hay không? Tất nhiên là hiện tượng tích cực nếu chúng ta không xem xét nó dưới góc độ tự nhiên mà là xem xét nó dưới góc độ xã hội, tức là coi nó là một hiện tượng xã hội, dưới. góc độ là hành vi của chủ thể. Hậu quả xảy ra trong lĩnh vực các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh không những mang tính tự nhiên mà còn mang tính xã hội. Ví dụ, hậu quả không chỉ là cái chết của một người mà còn là một sự giết người, không chỉ là việc tài sản bị huỷ hoại mà còn là sự thiệt hại vật. chất của chủ sở hữu. Và nếu như không được giới hạn bởi hậu quả tự nhiên, đề cập ngay đến hậu qua xó hội của vi phạm phỏp luật, thi thật rừ ràng rang, hậu quả là chỉ do hành vi của chủ thể, được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động. Từ những phân tích trên có thể nói rằng, mối quan hệ nhân quả và việc xác định chúng với tư cách là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại có một số đặc điểm so với trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại nói chung. Các đặc điểm này là hệ quả của việc trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của nhiều người, có thể cùng hoặc không cùng thực hiện hành vi trái luật. Chính vì lẽ đó nên khi xác định mối quan hệ nhân quả để xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại thì phải xác định mối quan hệ giữa hành vi trực tiếp gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra. Còn nếu các hành vi không cùng xảy ra đồng thời thì cần phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các hành vi nối tiếp nhau. Lỗi của người có hành vi trái pháp luật. Trong khoa học pháp lý tồn tại quan điểm có thể nói là chính thống mà theo đó cơ sở phát sinh trách nhiệm dân sự là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật dân sự. Một trong những yếu tố cấu thành đó là lỗi của người vi phạm. Tuy nhiên nếu như mối quan hệ nhân quả được coi là yếu tố tồn tại khách quan, ngoài ý thức của con người thì lỗi được coi yếu tố chủ quan. Theo nguyên tắc chung thì lỗi là điều kiện cần thiết để áp dụng trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Chính vì vậy mà quy phạm về trách nhiệm do có lỗi được đưa vào BLDS. Khoản 1 Điều 308 BLDS 2005 quy định rằng, người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Mặc dù pháp luật dân sự coi lỗi là điều kiện tiên quyết để áp dụng trách nhiệm dân sự tuy nhiên lại không đưa ra định nghĩa rừ ràng về lỗi. Việc trong BLDS khụng cú định nghĩa rừ ràng về lỗi đó gây ra một số khó khăn trong việc xác định trách nhiệm khi có hành vi vi. phạm pháp luật dân sự, đặc biệt là trong trách nhiệm dân sự liên đới bồi. thường thiệt hại. Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự nên lỗi cũng được coi là một trong những điều kiện để xác định trách nhiệm, tuy nhiên lỗi trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại có một số đặc trưng: i) lỗi có thể là lỗi của người không trực tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác; ii) hình thức của lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi và mức độ bồi thường của từng chủ thể chịu.

CAN CU XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIEM DÂN SỰ LIÊN DOI BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

Nhưng so với lỗi là căn cứ xác định trách nhiệm dân sự nói chung thì lỗi trong trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại có một số đặc điểm sau đây: thứ nhất, lỗi có thể là lỗi của người không trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác nhưng hành vi có lỗi của họ là nguyên nhân dẫn đến hành vi trái luật của người trực tiếp gây thiệt hại; thứ hai, hình thức của lỗi có ý nghĩa quan trọng, hầu như là quyết định trong việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của từng chủ thể liên đới chịu trách nhiệm. BLDS Liên Bang Nga quy định, nghĩa vụ (trách nhiệm) liên đới hay quyền liên đới phát sinh theo sự thỏa thuận, theo quy định của pháp luật và trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ khụng phõn chia được. Để làm sỏng rừ cỏc căn cứ xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, mục này sẽ đi sâu phân tích các quy định của pháp luật về vấn đề này. Liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại. Trên cơ sở phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm dân sự, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong mục 2.1, mục nay sẽ phân tích kỹ hơn trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại. Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại khi có nhiều người cùng gây thiệt hại được quy định trong BLDS 2005 và trong các văn bản pháp luật liên quan. Đây là căn cứ xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được sử dụng có thể nói là phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử của Tòa án. Việc nghiên cứu các quy định của BLDS 2005 và các quy định khác của pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho thấy rằng, pháp luật của Việt Nam chỉ quy định một cách hết sức khái quát về trường hợp các chủ thể phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều 616 BLDS 2005 quy định trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Có thể nói rằng, quy định nói trên chỉ mang tính chất chung và trong một mức độ nào đó chưa bao quát hết các trường hợp có thể áp dụng trách nhiệm liên đới, bởi vì nếu với quy định nói trên thì trong thực tiễn xét xử sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường. Tuy nhiên, pháp luật cũng không thể quy định một cách chi tiết và cụ thể các trường hợp có thể cho phép xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hai. Cần thiết phải làm sỏng rừ vấn dộ: những trường hợp nào được coi là nhiều người cùng gây thiệt hại? Hay nói cách khác là thế nào là nhiều người cựng gõy thiệt hại. Việc làm rừ những vấn đề được đặt ra núi trờn có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận, cả về thực tiễn-thực tiễn lập pháp và thực tiễn xét xử. Liên quan đến quy định của pháp luật tại Điều 616 BLDS 2005, không thể không đề cập đến thời điểm thực hiện hành vi gây thiệt hại. Nhiều người cùng gây thiệt hại được hiểu là hành vi được nhiều người thực hiện cùng một lúc hay có thể là các hành vi được thực hiện trong các thời điểm khác nhau, hay là chỉ có một người thực hiện hành vi còn những người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm vì những lý do nào khác. Nói tóm lại, cần phải hiểu như thế nào là nhiều người cùng gây thiệt hại, có như vậy mới có thể áp dụng Điều. 616 BLDS một cách chính xác được. Từ những khó khăn nói trên nên cần thiết phải xem xét, phân tích một số trường hợp xác định trách nhiệm liên đới cụ thể, qua đó có thể xây dựng những tiêu chí chung để có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác. Có sự thống nhát ý chí về hành vi và hậu quả. Quy định pháp luật tại Điều 616 BLDS 2005 cần phải được hiểu và giải thích một cách toàn diện, nhìn từ mọi khía cạnh của vấn đề. Trước hết cần phải nói đến cách hiểu và giải thích thông thường của quy định trên, và cách hiểu và giải thích này được nói đến trong nhiều tài liệu hướng dẫn khác nhau, theo đó trách nhiệm liên đới chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp có nhiều người cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người có quyền và những người cùng thực hiện hành vi này phải có:1) sự thống nhất ý chí khi thực hiện hành vi đó; ii) có sự thống nhất ý chí về hậu quả do hành vi thống nhất đó gây ra. Và như vậy việc có sự cùng tồn tại thống nhất ý chí về hành vi và cả về hậu quả được coi là căn cứ để áp dụng trách nhiệm liên đới. Khi nhiều người cùng gây thiệt hai và ho có su thống nhất ý chí về việc thực hiện hành vi và cùng hướng đến hậu quả xảy ra có nghĩa là họ đã có sự thoả thuận trước hay trong quá trình thực hiện hành vi. Sự thỏa thuận để đi đến thống nhất ý chí ở đây có thể được thực hiện bằng các hành vi tích cực, và cũng có thể coi là sự ngầm định hay là sự ngầm hiểu. Như vậy, trong trường hợp này lỗi của các chủ thể thực hiện hành vi trái luật hoàn toàn là lỗi cố ý. Những người cùng gây thiệt hại trong trường hợp này đã có sự bàn bạc, phân. công vai trò, vị trí của từng người, định hướng hành vi của từng người để gây. ra thiệt hại cho người khác như mong muốn. Trong khoa học pháp lý, sự thống nhất ý chí có nghĩa là có sự thỏa thuận của nhiều người về một vấn đề nào đó, không có sự thỏa thuận hay nói cách khác là nếu không đạt được sự thỏa thuận thì không thể nói đến sự thống nhất. Mặt khác, nói đến sự thống nhất ý chí, tức là nói đến sự có chủ ý, hay nói cách khác là cố ý. Điều này có nghĩa là trách nhiệm liên đới chỉ có thể xác định khi có lỗi cố ý, vậy thì liệu điều nay có trái với lý thuyết về lỗi trong trách nhiệm dân sự hay không khi mà trách nhiệm liên đới cũng là một loại trách nhiệm dân sự như đã phân tích ở trên. Nhiều người cùng gây thiệt hại khi giữa họ có sự thống nhất ý chí trong hành vi và hậu quả thường gặp trong những trường hợp đồng phạm. Trong các vụ án hình sự có đồng phạm, nhiều người cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội, cùng mong muốn thiệt hại xảy ra hoặc để mặc cho thiệt hai xảy ra. Thiệt hại xảy ra trong đồng phạm là kết quả tất yếu của hành vi chung hoặc của từng hành vi của các đồng phạm, và có mối quan hệ với các hành vi đó nên họ phải liên đới chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị hại. Chúng ta hóy xem xột một vụ ỏn đến làm sỏng rừ điều đú. Sau khi được trình báo, công an đã thu hồi được chiếc xe máy và trả. cho chủ sở hữu. Còn các tài sản khác tri giá tổng cộng 23 triệu đồng đã được Chung và Tiến bán không thu hồi được. Theo quyết định của Toà án, Chung và Tiến phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường, với phần cụ thể của mỗi người là 1 1.500.000 đồng. Ở đây, Toà án yêu cầu Chung và Tiến phải liên đới. bồi thường thiệt hại không phụ thuộc vào việc số tiền 23 triệu đồng đã được hai người chia nhau hay chưa. Có thể nói, quyết định của Toà án như vậy là hợp lý bởi lẽ giữa hành vi của từng bị cỏo với hậu quả xảy ra rừ rằng là cú mối quan hệ nhân quả. Mặt khác, chúng ta nhận thấy rằng, trong trường hợp này hành vi của người này vừa là tiền đề, vừa là kết qua của hành vi của người kia. Điều này có nghĩa là nếu không có hành vi của Chung thì không có hành vi của Tiến và ngược lại. Hay nói cách khác là không có người này thì không có người kia và như vậy tất nhiên là sẽ không xảy ra vụ trộm cắp tài sản. Thực tiễn cho thấy rằng, nếu coi sự thống nhất ý chí của nhiều người về hành vi và hậu quả thì trong thực tiễn có rất nhiều trường hợp không thể áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm liên đới, bởi vì có rất nhiều trường hợp, mặc dù không có sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong việc. thực hiện hành vi cũng như hậu qua do hành vi đó gây ra nhưng pháp luật cũng cho phép áp dụng trách nhiệm liên đới. Vì vậy, có sự thống nhất ý chí về hành vi và hậu quả chỉ là một trong những điều kiện áp dụng trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại mà thôi. Chi có sự thống nhất ý chí về hành vi. Như đã đề cập và phân tích ở trên, việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp có nhiều người cùng gây thiệt hại trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do chủ yếu là xác định ý chí của họ: Khi nhiều người cùng gây thiệt hại, trong nhiều trường hợp họ phải chịu trách nhiệm liên đới không những khi giữa họ có sự thống nhất ý chí về hành vi và hậu quả xảy ra mà còn có thể liên đới chịu trách nhiệm khi chỉ cần có sự thống nhất ý chí về hành vi mà không cần có sự thống nhất ý chí về hậu quả. Những người gây thiệt hại cùng có sự thống nhất ý chí về hành vi thì ho phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Những người gây thiệt hại trong trường hợp này đã có sự bàn bạc thống nhất trước về việc họ sẽ cùng thực hiện hành vi. Như vậy giữa họ đã có sự thống nhất ý chí. Cho dù họ không mong muốn hay không nhìn thấy trước hậu quả có xảy ra hay không, nhưng một khi có thiệt hại xảy ra thì họ phải liên đới bồi thường. Trong trường hợp này những người cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại nói trên luôn bị coi là có lỗi, nếu họ không chứng minh được họ không có lỗi. Pháp luật bắt buộc họ phải chịu trách nhiệm liên đới bởi lẽ từng chủ thể không chứng minh được rằng, họ không có lỗi. Trước đấy, Thông tư số 173-UBTP ngày 23.3.1972 của TANDTC hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có đưa ra một trường hợp để làm sỏng rừ vấn đề núi trờn. Hai người cựng lăn gỗ từ trờn cao xuống gây tai nạn cho người thứ ba. Việc gây tai nạn này được coi là lỗi vô ý khi xác định trách nhiệm hình sự, còn khi xác định trách nhiệm dân sự thì hai người này chỉ đơn thuần bị coi là có lỗi, không cần thiết phải xác định lỗi. Lỗi của những người này được xác định theo nguyên tắc chung- lỗi suy đoán. Mặt khác pháp luật bắt buộc họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra bởi vì: thứ nhất, hành vi của họ là một thể thống nhất, khụng thể phõn chia được. Rừ ràng trong trường hợp này khụng thể phõn định được hành vi của từng người. Không có sự chung sức của một người thì người kia không thể lăn được gỗ từ trên cao xuống. Hành vi của mỗi người phụ thuộc lẫn nhau, không có người này thì cũng không thể có người kia. Điều này cũng có nghĩa là nếu thiếu một trong số người nói trên thì cũng sẽ không có thiệt hại xảy ra và nếu thiệt hại không xảy ra thì vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không được nói đến. Như vậy, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng, hành vi của người này là tiền đề cho hành vi của người kia. Thứ hai, giữa hành vi của những người đú với hậu quả xảy ra rừ ràng là cú tồn tại mối quan hệ nhân quả. Thứ ba, hậu quả xảy ra là một thể thống nhất, không thể phân chia được. Mặt khác, trong trường hợp nói trên không thể áp. dụng trách nhiệm phân chia được theo phần hay trách nhiệm bổ sung được. Không thể áp dụng trách nhiệm phân chia được theo phần bởi lẽ: thứ nhất, hành vi của tất cả chủ thể là một thể thống nhất không thể xác định được mức độ tham gia của mỗi người; thứ hai, hậu quả xảy ra cũng là một thể thống nhất, không thể phan chia được. Sự phân tích nói trên cho thấy rằng, nếu nhiều người cùng thực hiện một hành vi và gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu không chứng minh được họ không có lỗi khi thực hiện các hành vi đó, tuy nhiên việc chứng minh không có lỗi là điều không đơn giản. Chỉ có sự thống nhất ý chí về hậu quả. Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng ngay cả trong những trường hợp, khi nhiều người không có sự thống nhất ý chí trong việc thực hiện hành vi nhưng lại có sự thống nhất ý chí về hậu quả sẽ xảy ra. Trong thực tế có nhiều trường hợp nhiều người tuy không có sự bàn bạc thỏa. thuận trước là sẽ cùng thực hiện một hành vi nào đó, tức là không có sự thống nhất ý chí thực hiện hành vi vì những lý do nào đó, nhưng lại có sự bàn bạc trước về hậu quả mà họ biết chắc chắn sẽ xảy ra. Ví dụ, hai người là đồng phạm trong các vụ trộm cắp tài sản, một người chuyên thực hiện hành vi trộm tài sản, người kia tiêu thụ tài sản do người kia trộm cắp được và họ có thỏa thuận phương thức ăn chia. Thật vậy, mặc dù người tiêu thụ tài sản do người khác trộm cắp mà có hoàn toàn không có sự thoả thuận trước với người trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người khác nhưng lại có thoả thuận rằng, sẽ đứng ra tiờu thụ tài sản khi trộm cắp được. Rừ ràng khi một người trong số họ thực hiện hành vi trộm tài san thì người kia hoàn toàn không biết, nói một cách chính xác là giữa người thực hiện hành vi trộm tài sản với tiêu thụ tài sản trộm cắp hoàn toàn không có sự bàn bạc thống nhất về: trộm cắp tài sản của ai? Cách thức thực hiện việc trộm cắp như thế nào. Như vậy là giữa họ. không có sự thống nhất ý chí trong việc một người thực hiện hành vị trộm tài sản của người nào đó. không trả lời không có và đã hẹn Đoàn ra công viên Phong Châu chờ Vân đi. Sau đó Vân ra công viên nói với Đoàn là không có tiền và trở về nhà. Khi đi từ đường Nguyễn Thi Minh Khai vào hẻm 448 Nguyễn Thị Minh Khai thì gặp bà Hoàng Thị Thông đi bộ theo hướng ngược lại. Thấy bà Thông có đeo dây chuyền Vân quay lại đi theo và từ phía sau giật sợi dây chuyển và chạy đến chỗ hẹn với Đoàn và cùng Đoàn bán được 260 nghìn đồng. Số tiền này Đoàn và Vân mua heroin và sử dụng hết. Qua điều tra Công an Phường 2 Quận 3 bắt được Đoàn và Võn. Trong vụ an này, rừ rang Doan và Võn khụng. có sự thống nhất trong việc thực hiện hành vi nhưng lại có sự thống nhất trong việc gây ra hậu quả. Pháp luật buộc họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi vì không một ai trong số họ có thể chứng minh được rằng, họ không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho người có quyền. Không có sự thống nhất ý chí cả về hành vi và cả hậu qua. Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cũng có thể được áp dụng trong những trường hợp, khi giữa những người cùng gây thiệt hại không có bất kỳ sự thống nhất ý chí nào, cả liên quan đến hành vi, cả liên quan đến hậu quả xây ra. Việc gây ra thiệt hại cho người khác là xuất phát từ hành vi trái pháp luật của mỗi người. Về thời gian, các hành vi của những người này có thể cùng xảy ra đồng thời và cũng có thể xảy ra nối tiếp nhau. Tuy nhiên, thiệt hại xây ra là hậu quả trực tiếp của các hành vi nói trên, nói cách khác là giữa các hành vi riêng rẽ của từng người có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại. Thiét hai xảy ra trong những trường hợp này được coi là hậu quả trực tiếp của mỗi hành vi và của tất cả các hành vi đồng thời. Điều này có nghĩa là không thé. phân biệt được, hành vi của người nào thì có thể gây ra mức thiệt hại nào. Một người đi xe đạp không có phanh đâm vào một người đi đường làm cho người này ngã và bị ô tô đi đằng sau cán bị thương. Trong trường hợp này theo hướng dẫn của Thông tư 03-TATC thì người đi xe đạp và người lái ô tô phải liên đới bồi thường thiệt cho người bị thương. Dựa trên cơ sở nào mà Thông tư. quy định như vậy? Ở đây cần phải xem xét đến lỗi của từng người và mối. quan hệ nhân quả giữa hành vi của mỗi người với thiệt hại xảy ra. Luật giao thông đường bộ quy định rằng: ¡) chủ phương tiện giao thông phải có sự quan tâm chu đáo đến phương tiện tham gia giao thông của minh; ii) người điều khiển phương tiện giao thông phải làm chủ được tốc độ. Căn cứ vào các quy định nói trên của pháp luật có thể nhận thấy rằng: i) người đi xe dap mặc nhiên bị coi là có lỗi - lỗi suy đoán - bởi đã không có sự quan tâm chu đáo đến phương tiện tham gia giao thụng của mỡnh (Rừ ràng, nếu người điều khiển xe đạp có sự quan tâm chu đáo thì sẽ không có sự cố hỏng phanh); ii) Người điều khiển xe ô tô cũng bị coi là có lỗi bởi đã không làm chủ được tốc độ phương tiện đang tham gia giao thông-lỗi này cũng là lỗi suy đoán. Vấn đề tiếp theo cần phải xác định trong trường hợp này là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của từng người và hậu quả xảy ra. Nhận thấy rằng, hành vi của từng người trong trường hợp trên là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả. Nếu người di xe đạp có sự quan tâm chu đáo đến phương tiện giao thông của mình - cụ thể là chiếc xe đạp, thì không có chuyện xe hỏng phanh. Nếu xe không hỏng phanh thì sẽ không có việc đâm vào người đi đường, nếu người đi bộ không bị ngã thì sẽ không bị xe ô tô cán bị thương. Một điều nữa đó là cả người đi xe đạp, cả người điều khiển xe ô tô đều có thể nhìn thấy trước được hậu quả của hành vi của mình. Có thể nói, quy định của Thông tư. Khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 qui định: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ. sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu sử dụng thì người này phải bồi thường.. trừ trường hợp có thoả thuận khác. Tất nhiên, thoả thuận khác ở đây phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Ví dụ: Các thoả thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường: i) thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; ii) thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; iii) Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI - TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC QUAN HỆ KINH TẾ

Trách nhiệm dân sự liên đới có thể áp dụng trong trường hợp, sau khi chia hoặc tách pháp nhân nhưng không thể xác định được chủ thể kế thừa của pháp nhân cũ. Trong trường hợp này để bảo đảm trên cơ sở chia, tách pháp nhân cũ phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của pháp nhân cũ trước chủ nợ của nó. Ví dụ, một công ty nào đó nợ ngân hàng, sau đó công ty này tách thành ba công ty độc lập với nhau và không thể xác định được rằng, công ty nào trong số ba công ty mới thành lập là chủ thể kế thừa của công ty cũ. Chế định trách nhiệm liên đới cho phép ngân hàng có thể thu hồi được nợ của. mình trong trường hợp nói trên. Các thành viên của công ty hợp danh cũng chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản của mình đối với khoản nợ của công ty, các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn không góp vốn đúng thời hạn đã cam kết cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị phần vốn chưa góp của mình. Các thành viên của công ty cổ phần khi không thanh toán đúng hạn toàn bộ số cổ phần mà họ đã đăng ký mua thì phải chịu trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần của họ. Trách nhiệm liên đới theo pháp luật cũng được áp dụng khi người có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Trong trường hợp này người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới cùng chịu trách nhiệm trước người có quyền, nếu pháp luật hay hợp đồng không quy định nghĩa vụ của người bảo lãnh là nghĩa vụ bổ sung. Trong trường hợp này người có quyền có thể yêu cầu người bảo lãnh, người được bảo lãnh hay đồng thời cả hai thực hiện nghĩa vụ, trong mọi trường hợp quyền lựa chọn thuộc người có quyền. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI - TIỀN. đới, cả về mặt lý luận lần thực tiễn là hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề nói trên góp phần xây dung mot số quy định mới để giải quyết một số quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Có thể nói rằng trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế được thể hiện trong nhiều lĩnh vực của pháp luật, trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Luận án này sẽ chỉ đề cập đến một số quy định của pháp luật điều chỉnh trách nhiệm liên đới trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Thương mại 2005. Sự lựa chọn này được giải thớch bởi việc hai văn bản phỏp luật núi trờn thể hiện một cỏch rừ ràng nhất đặc trưng của quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, thể hiện rừ quyền tự do kinh doanh. Một số quy định về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. trong Luật Doanh nghiệp 2005. Theo quy định của khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2005, nếu tri giá tài sản góp vốn được định cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập, người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Ở đây chúng ta nhận thấy rằng,. pháp luật quy định những người nói trên phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty xuất phát từ lý thuyết về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm dân sự nói chung. Trong trường hợp nói trên hành vi trái luật được thể hiện bằng việc không tuân thủ quy định của pháp luật khi định giá tài sản góp vốn tức là đã định giá cao hơn giá trị thực của nó. Hành vi này mặc dù không trực tiếp gây ra thiệt hai cho người khác nhưng nó lại là tiền đề cho việc gây ra thiệt hại. Xét từ góc độ lỗi thỡ rừ ràng, hành vi định giỏ tài sản gúp vốn cao hơn giỏ trị thực của tài sản là hành vi có lỗi. Điểm 2 mục 3 khoản 3 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rang, khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty cổ phần trong phạm vi giá trị cổ phần chưa. Ở dây một vấn đẻ được đặt ra, có tồn tại hay không tồn tại sự thống. nhất ý chí của các cổ đông sáng lập trong việc, thứ nhất, chưa góp đủ số vốn cam kết, thứ hai, việc chưa góp đủ số vốn góp gây thiệt hại cho chủ nợ. Có thể nói rằng, không có sự tồn tại sự thống nhất ý chí nói trên. Mỗi cổ đông sáng lập trong trường hợp này hành động một cách độc lập, không có sự thỏa thuận trước, tức là không có sự thống nhất ý chí trước của các cổ đông sáng lập. Chúng ta hãy xem xét khía cạnh khác của vấn đề, có sự thống nhất ý chí nào không của các cổ đông sáng lập về hậu quả của việc không góp đủ số vốn mà họ đó cam kết mua. Rừ ràng, khi khụng gúp đủ số vốn đó đăng ký mua, mỗi một cổ đông sáng lập đều ý thức được rằng, rất có thể việc họ không góp đủ vốn sẽ gây thiệt hại cho đối tác của công ty. ở đây không thể có sự thống nhất ý chí giữa họ, mà ý chí của mỗi cổ đông là hoàn toàn độc lập với nhau. Một cõu hỏi cú thể được đặt ra, trong trường hợp núi trờn, rừ ràng không có sự thống nhất ý chí của các cổ đông sáng lập chưa góp đủ vốn đã đăng ký mua cả về hành vi và cả về hậu quả thế nhưng pháp luật vẫn buộc ho phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty? Hay là việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp không cần phải có sự thống nhất ý chí của các chủ thể. Một câu hỏi nữa cũng có thể đặt ra, phần vốn đã được các cổ đông sáng lập đăng ký mua chưa gúp đủ cú thể núi là quỏ rừ ràng đối với từng cổ đụng, trong trường hợp này nếu pháp luật áp dụng các quy định trách nhiệm riêng rẽ thì sé dé dàng hơn, thế nhưng tại sao pháp luật lại áp dụng trách nhiệm liên. đới? Ý chí của các nhà làm luật hay vì những lý do nào khác? Thiết nghĩ, cần phải làm sỏng rừ vấn đề này vỡ nú cú thể cho phộp xỏc định được những tiờu. chí chung khác trong việc xác định trách nhiệm liên đới cho trường hợp nay va những trường hợp khác. Mac dù không có sự thống nhất ý chí của các cổ đông sáng lập chưa góp đủ số vốn đã cam kết mua trong hành vi và hậu quả của họ, nhưng chúng ta nhận thấy rằng, trong trường hợp này hành vi của mỗi cổ đông có mối liên hệ mật thiết với hậu quả xảy ra. Mỗi một hành vi đều là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chung-thiệt hại cho chủ nợ của công ty. Mặt khác, pháp luật quy định trách nhiệm liên đới của các cổ đông trong trường hợp nói trên nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ. Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2005 có sự điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Điều 147 quy định quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con. Theo quy định của pháp luật, công ty con là pháp nhân độc lập với công ty mẹ, điều này có nghia là công ty mẹ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và tài sản của công ty con và ngược lại. Tuy nhiên, thực tiễn ở Việt Nam cho thấy rằng, nếu công ty mẹ nắm cổ phần chi phối trong công ty con thi công ty mẹ hầu như có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động của công ty con. Có không ít trường hợp vì phải tuân thủ quyết định, chỉ dẫn của công ty mẹ nên công ty con ký hợp đồng với người khác hoặc thực hiện một hành vi nào đó và gây thiệt hại cho người thứ ba. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp này công ty mẹ có phải liên đới cùng công ty con chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hai hay không? Về vấn dé này Điều 147 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rang: i) trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó (khoản 3); ii) người quan lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều. Có thể thấy rằng, bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại liên đới chịu trách nhiệm vì những lý do sau đây: thứ nhất, khách hang trong trường hợp này khó có thể xác định được rằng, người nhận quyền là một chủ thể pháp luật độc lập trong mối liên hệ với bên nhượng quyền hay chính là bên nhượng quyền; thứ hai, khác với các quan hệ hợp đồng khác, trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nghĩa vụ chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền kéo dài trong suốt quá trình hợp đồng có hiệu lực; thứ ba, trong hợp động nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền trong mọi trường hợp không được cải tiến công nghệ được chuyển giao nếu không có sự đồng ý của bên nhượng quyền.

VỀ TRÁCH NHIEM DÂN SU LIEN DOI BOI THƯỜNG THIET HAI

PHAP LUAT DAN SU VIET NAM VE TRACH NHIEM LIEN DOI BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG - SỰ THAY ĐỔI VỀ NHẬN THỨC

Thông tư cũng giải thích rằng, thông thường, họ thống nhất ý chí với nhau cả về hành vi lẫn về hậu quả (như cộng phạm lừa đảo, tham ô..), nhưng cũng có trường hợp, họ cùng nhau gây thiệt hại mà chỉ thống nhất ý chí về hành vi (như hai người do cùng lăn gỗ ở trên cao xuống mà vô ý gây tai nạn..) hoặc chỉ thống nhất ý chí về hậu quả (như tên trộm cắp và kẻ tiêu thụ tài sản trộm cắp), họ vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, việc Bộ luật Dân sự quy định người mất năng lực hành vi dan sự (người bị bệnh tâm thần) gây thiệt hại cho người khác trong thời gian ở bệnh viện thì cha, mẹ, người giám hộ cùng với bệnh viện liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khụng hợp lý. Rừ ràng, trường hợp một người bị bệnh tâm thần gây thiệt hại cho người khác thì đó không phải là hậu quả của quá trình giáo dục mà là do bệnh tật nên người bị bệnh tâm thần thực hiện hành vi gây thiệt hai cho người khác trong thời gian bệnh viện quản lý không có mối liên hệ với sự giáo dục của cha, mẹ, người giám hộ. Trong trường hợp này chỉ cú bệnh viện cú lỗi. Bệnh viện cú lỗi vỡ chỉ cú bệnh viện mới biết rừ nhất mức độ bệnh tật của bệnh nhân nhưng đã không áp dụng những biện. pháp cần thiết để quản lý, giám sát các hành vi của người bệnh. nữa chúng ta thấy việc xác định lỗi dua trên các tiêu chí khách quan cho phép xác định lỗi của bệnh viên một cách đơn giản, dễ dàng hơn là căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan như trạng thái tâm lý của chủ thể. Mặt khác, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, giữa hành vi gây thiệt hại của người bị bệnh với sự quản lý không tốt của bệnh viện có tồn tại mối quan hệ nhân quả. Sự hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế thị trường có sự tác động đáng kể đến nhận thức của các nhà làm luật cũng như những người áp dụng pháp luật trong việc xây dựng cũng như áp dụng các quy định điều chính trỏch nhiệm liờn đới bồi thường thiệt hại. Điều này được thể hiện khỏ rừ ràng. trong các quy định liên quan đến việc xác định trách nhiệm do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác. Có lẽ vì vậy mà khi so sánh quy định của BLDS 1995 với quy định của BLDS 2005 có thể nhận thấy những thay đổi nói trên có sự tác động đến nhận thức của các nhà làm luật. mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại, thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra; ii) người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian ở bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý, thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra; iii) trong các trường hợp trên, nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

THUC TRẠNG PHAP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN DOI BOI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

Dưới gúc độ phỏp lý, ở đõy rừ ràng khụng cú thống nhất ý chí giữa chủ sở hữu công trình và người thi công trong việc gây thiệt hại (trong cả hành vi và hậu quả). Không những thé ma chủ sở hữu công trình hoàn toàn không thực hiện một hành vi cụ thể nào, chỉ có người thi công mới thực hiện hành vi xây dung là nguyên nhân của thiệt hai cho người khác. Vay thì bản chất của mối quan hệ giữa chủ công trình và người thi công là gi? Họ. có phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba hay khụng? Đú là những cõu hỏi cần phải được làm sỏng rừ, bởi nú vừa cú ý nghĩa pháp lý vừa có ý nghĩa thực tế. Trong trường hợp này, khi xác định trách. nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu công trình, rất có thể một vấn đề sẽ được đặt ra: Lỗi của họ - chủ sở hữu công trình trong việc gây ra thiệt hại được xác định như thế nào?. Xét về bản chất, mặc dù giữa chủ sở hữu công trình và người thi công không có sự thống nhất ý chí, tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, mặc dù là hai chủ thể độc lập, họ được coi là một bên của quan hệ pháp luật - quan hệ pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hành vi của người này cũng được coi là hành vi của người kia. Thật vậy, hành vi của người thi công là hệ qua của hành vi, theo đó chủ sở hữu công trình thiết lập mối quan hệ pháp luật với người thi công. Người thi công trong trường hợp này hành động với tư cách là người đại diện của chủ sở hữu công trình, thay mặt cho chủ sở hữu công trình. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, quan hệ giữa chủ sở hữu công trình với người thi công hoàn toàn khác với quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là mối quan hệ phụ thuộc, vì vậy trong trường hợp người lao động, trong quá trình thực hiện. công việc của mình mà gây thiệt hại thì không thể áp dụng trách nhiệm liên đới được. Điều này có nghĩa là người bị thiệt hại chỉ có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần tiếp theo của luận án. Còn chủ sở hữu công trình và người thi công là hai chủ thể độc lập, không phụ thuộc, vì vậy người bị thiệt hại có quyền yêu cầu áp dụng các quy định trách nhiệm liên đới. Khi bàn đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu công trình với người thi công trong việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại có thể sẽ xảy ra trường hợp, khi giữa chủ sở hữu công trình và người thi công có thỏa thuận, theo thỏa thuận này người thi công phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu trong quá trình thi công có gây thiệt hại cho người khác. Vậy thì thỏa thuận này có hiệu lực hay không? Nếu nó có hiệu lực thì có nghĩa là người bị. thiệt hại chỉ có quyền yêu cầu người thi công chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thỏa thuận nói trên sẽ chỉ có hiệu lực đối với chủ sở hữu công trình và người thi công mà hoàn toàn không có hiệu lực pháp luật trong mối quan hệ với người bị thiệt hại. Điều này có nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm liên đới ngay cả khi có sự thỏa thuận nói trên. Trong trường hợp này người bị thiệt hại có quyền yêu cầu hoặc người thi công, hoặc chủ sở hữu công trình hoặc cả hai cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặt khác khi nghiên cứu một số vu án dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra có thể nhận thấy có sự giải quyết tương tự. Hồ Chí Minh đã buộc chủ nhà cùng người thi công phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu ngôi nhà liền kề do công trình xây dựng trong quá trình thi công đã gây thiệt hại cho người đó. Khi nói đến trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, không thể không bàn đến trách nhiệm do người dưới mười lăm tuổi và người mất năng lực hành vị dân sự gây ra. Vấn đề này đã được thực tiễn đặt ra từ lâu và cần phải có sự điều chỉnh pháp luật một cách thoả đáng việc bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý. Điều 625 BLDS 1995 quy định, trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý, thì phải liên đới cùng với cha mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi hoặc do người mất năng lực hành vi dân su gây ra cho người khác trong thời gian ở trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý những người đó; nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường. Theo quy định như trên, có thế thấy rằng cha mẹ, người giám hộ là những người phải chịu trách nhiệm chủ yếu còn trường học, bệnh viện, các tổ chức khác chỉ liên đới chịu trách nhiệm khi có lỗi. Quy định nói trờn chưa thật sự rừ ràng. Sự chưa rừ ràng thể hiện ở chỗ, làm thế nào để cú thể. xác định được trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quan lý có lỗi hay không có lỗi trong việc người dưới mười lăm tuổi hay người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác. Mặt khác người dưới mười lăm tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự là hoàn toàn khác nhau, bởi lẽ người mất năng lực hành vị dân sự là hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự, còn người dưới mười lăm tuổi, theo quy định của pháp luật, là người có năng lực hành vi dân sự một phần. Hành vi của người mất nang lực hành vi dân sự không chịu sự ảnh hưởng, tác động của sự giáo dục của cha mẹ hay người giám hộ. Ngược lại hành vi của người dưới mười lăm tuổi thì lại chịu tác động của sự giáo dục của cha mẹ hay người giám hộ. Có lẽ vì nhận thấy điều đó nên khác với quy định của Điều 625 BLDS 1995, BLDS 2005 có sự phân biệt g1ữa người mất năng lực hành vi dân sự với người chưa chưa thành niên. Theo quy định của Điều 621: i) Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại, thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra; ii) Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại. cho người khác trong thời gian bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra; iii) trong các trường hợp nói trên, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý, thì cha mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. Tác giả không cổ súy cho trách nhiệm liên đới, điều này có nghĩa là không có ý định đưa ra những lập luận để mở rộng phạm vi đối tượng phải liên đới chịu trỏch nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ muốn xỏc định rừ những trường hợp liên đới chịu trách nhiệm, nhằm mục đích đưa ra những luận cứ khoa học, trên cơ sở đó các nhà làm luật có thể tham khảo khi xây dựng pháp luật, những người áp dụng pháp luật có thể tham khảo khi áp dụng trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

THỰC TIEN AP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SU LIÊN ĐỚI BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Hội đồng xét xử quyết định rằng, đối với bị cáo Cường, gia đình bị cáo đã tự nguyện bồi thường lại số tiền bị cáo đã chiếm đoạt cho ông Chế Nhãn; đối với bị cáo Huỳnh, gia đình của bị cáo đã nộp lại số tiền bị cáo đã chiếm đoạt, còn lại 200.000 đồng buộc bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho ông Chế Nhẫn; Đối với bi cáo Nhi, buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Chế Nhãn số tiền 13.036.000 đồng còn chiếm đoạt và buộc ông Trần Văn Tâm (đại diện hợp pháp cho em Trần Hoàng Linh) có trách nhiệm bồi thường cho ông Chế Nhẫn 1.600.000 đồng. Trong trường hợp này mặc dù anh Long là chủ sở hữu chiếc xe NOVA gây tai nạn nhưng anh Long đã giao cho ông Đắc chiếm hữu một cách hợp pháp (hợp đồng gửi giữ), vì vậy anh Long không phải bồi thường thiệt hại cho anh Công. Thứ hai, khoản 3 Điều 627 BLDS 1995 quy định, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp: ¡) thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; ii) thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

HOÀN THIEN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN DOI BOI THƯỜNG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

HOÀN THIEN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VỀ TRÁCH. nay ở nước ta các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cũng như việc áp dụng các quy định đó còn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn về sự đầy đủ, tính thống nhất và các yêu cầu khác của của một thể chế pháp luật trong một xã hội đang phát triển không ngừng. Các quy định của pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cũng như thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức áp dụng pháp luật khi xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại còn tồn tại khá nhiều bất cập trong việc bảo đảm sự công bằng của các chủ thể khi bị bắt buộc liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chính vì lẽ đó nên việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định liên đới bồi thường thiệt hại là yêu cầu hết sức cần thiết đối với Việt Nam chúng ta hiện nay. Việc xỏc định rừ ràng một cỏch tương đối trong trường hợp nào cỏc chủ thể phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong trường hợp nào thì không có ý nghĩa hết sức quan trọng xuất phát từ thực trạng của đất nước và đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới trong những năm gần đây đòi hỏi sự công minh của những bản án liên quan đến trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, tạo niềm tin cho người dân vào sự công bằng của luật pháp nhằm phục vụ cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự nhận thức pháp luật của người dân ngày một được nâng cao, vì vậy cần thiết phải cú sự quy định rừ ràng hơn về trỏch nhiệm liờn đới bồi thường thiệt hại. Trong thời đại tự do hóa thương mại, thế giới không ngừng biến đổi và phát triển, đòi hỏi mọi việc cần phải được giải quyết nhanh chóng, kể cả việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Tiền đề cho những mục tiêu nói trên bao gồm:. Thứ nhất, sự xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải có một trật tự pháp luật cho thị trường để tạo tiền dé cho sự phát triển của hoạt động thương mại, mang lại sự an toàn cho các chủ thể tham gia vào thị trường đó. Trong những năm qua sự chuyển biến nền kinh tế một. cách mạnh mé từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta được coi là bước cải tổ cơ bản, tác động đến nhiều vấn đề, hiện tượng xã hội. Điều 15 Hiến pháp 1992 xác định rừ mục tiờu của nờn kinh tế nước ta là làm cho dõn giàu, nước mạnh; xó hội công bằng, dân chủ và văn minh.. đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân. Nền kinh tế thị trường đương nhiên cũng sẽ làm phát sinh nhiều quan hệ mới liên quan đến chế định liên đới bồi thường thiệt hại chưa từng được biết đến trước đây, và điều nay doi hỏi phải có sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường cũng như của Nhà nước. Nếu phỏp luật cú sự quy định rừ ràng trỏch nhiệm liên đới của các chủ thể trong những trường hợp cụ thể, cần thiết thì sẽ tạo được niềm tin vào pháp luật của các nhà đầu tư, những người gia nhập thị trường, góp phần làm cho họ luôn tin rằng, pháp luật luôn là công cụ hữu hiệu, công bằng được xây dựng nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thứ hai, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, các cơ quan tư pháp không những phải hoạt động trong phạm vi của phỏp luật mà phải hiểu rừ luật phỏp khi ỏp dụng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Để bảo đảm sự công bằng trong xét xử thì không những cần phải có các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn mà còn cần phải có đội ngũ những người áp dụng pháp luật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gắn liền với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Vì vậy, nó phải được tiến hành theo những yêu cầu và nguyên tắc của việc xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Rừ ràng việc xõy dựng cỏc quy định của phỏp luật về chế định trỏch nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại phải bao đảm được hai yếu tố: i) phải bảo đảm được quyền lợi của người bị thiệt hai do hành vi trái pháp luật gây ra,. điều này được thể hiện ở việc thiệt hại của họ cần phải được bồi thường kip thời và đầy đủ. Một trong những yếu tố bảo đảm cho việc thiệt hại được bồi thường kịp thời và đầy đủ được biểu hiện thụng qua việc xỏc định rừ phạm vi chu thể liên đới chịu trách nhiệm bồi thường; ii) tuy nhiên cũng không vì vay mà pháp luật bắt buộc một số chủ thể cùng với các chủ thể khác phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mặc dù hành vi của họ hoàn toàn không có mối liên hệ nào với hậu quả xảy ra, hoặc họ hoàn toàn không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra. Nếu pháp luật và những người áp dụng pháp luật không giải quyết được hai vấn đề trên thi dé xảy ra trường hợp tùy tiện trong xét xử, kết quả là bản án không công bằng, không phù hợp với những chuẩn mực pháp lý, đạo đức. Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một trong những cam kết của Việt Nam là phải công khai các quyết định của Tòa án, vì vậy nếu có quá nhiều bản án được thông qua không công bằng, không phù hợp với những chuẩn mực pháp lý, đạo đức thì niềm tin của người dân đối với pháp luật sẽ bị giảm sút, và điều này gián tiếp gây tác động đến công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta, gây cản trở cho quá trình hội nhập toàn diện của nước ta với thế giới. Thứ ba, sự tăng trưởng kinh tế không ngừng trong những năm qua và tiếp tục có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm tới cũng đặt ra nhu cầu phải có sự hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và các quy định về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nói riêng. Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại là sự bảo đảm cho các quan hệ tài sản giữa các chủ thể trong lưu thông dân sự và trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Để có một xã hội dân sự lành mạnh, hoạt động kinh doanh thương mại phát triển không ngừng thì cần phải có sự cân bằng về lợi ích giữa các chủ thể tham gia. Một trong những yếu tố quan trọng để đạt được điều đó thì pháp luật cần phải phõn định rừ ràng, trong trường hợp nào thỡ cỏc chủ thể vi phạm phỏp luật phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong trường hợp nào là trách nhiệm riêng ré. Xã hội càng phát triển thi có sự tham gia ngày càng nhiều các phương tiện giao thông cơ giới trong quá trình lưu thông và điều này làm gia tăng nguồn nguy hiểm cao độ. Như đã phân tích ở trên, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định của Điểm 2 khoản 4 Điều 625 BLDS 2005 được coi là vấn đề hết sức phức tạp. Quy định “khi chủ sở hữu, người được giao chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử. dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao. độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”. được hiểu chưa thống nhất. Thứ tu, năng lực của Thẩm phán còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện qua việc, cùng một vụ án về bồi thường thiệt hại nhưng lại có nhiều quan điểm trái ngược nhau; đặc biệt bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong thực tiễn pháp lý ở nước ta có nhiều quan điểm không đồng nhất. Trong một vụ án, Trần Văn A, mặc dù biết rằng Phạm Văn T không có bằng lái xe nhưng vẫn cho Phạm Văn T mượn xe môtô Win 100 cc. Do phóng nhanh, T gây ra tai nạn giao thông và làm cho chị Nguyễn Thị C bị thương. Có quan điểm cho rằng, căn cứ vào khoản 4 Điều 627 BLDS 1995 các anh Trần Văn A và Phạm Văn T phải liên đới bồi thường thiệt hại cho chị Nguyễn Thị C. Quan điểm khác lại cho rằng, để bắt buộc một người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải có đủ 4 điều kiện: i) Phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; ii) phải có thiệt hại thực tế xây ra; ili) phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;. iv) phải có lỗi của người gây thiệt hại. Như vậy, hành vi của anh T hội đủ 4 điều kiện nói trên nên anh T phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị C. Hành vi của anh A không thoả mãn bất cứ điều kiện nào trong 4 điều kiện nói trên, vì vậy anh A không có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho chị C, mặc dù anh A là chủ sở hữu chiếc xe đã gây ra tai nạn. Phuong hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các giải pháp cụ thể. Hoàn thiện hệ thống pháp luật là một công việc thường xuyên, nghiêm túc, có hệ thống và hết sức cần thiết ở mọi quốc gia. Hệ thống pháp luật nói chung và chế định trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại nói riêng cũng cần phải được nghiên cứu và hoàn thiện để đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực này. Vì vậy, để bảo đảm sự công bằng tương đối khi áp dụng trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại, bảo đảm khôi phục quyền lợi hợp pháp của người chịu thiệt hại, công việc trước hết cần phải làm là hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự Việt Nam. Kết quả nghiên cứu, phân tích cho thấy rằng, cần phải hoàn thiện các quy định sau đây của pháp luật, cụ thể là Bộ luật Dân sự:. Thứ nhất, cần phải hoàn thiện quy định của pháp luật tại Điều 621 Bộ. luật Dân sự. Như đã phân tích ở trên, việc pháp luật sử dụng chung một quy định của pháp luật để điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới mười lam tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra là không phù hợp. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam chưa dự liệu được trường hợp, khi cơ quan chức năng của Nhà nước không áp dụng các biện pháp cần thiết mặc dù đã có sự yêu cầu, thông báo của cha mẹ, người giám hộ trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự có khả năng gây thiệt hại cho người khác. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian ở trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý. Người dưới mười lam tuổi trong thời gian hoc ở trường mà gây thiệt hai thì trường học liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian ở bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý, thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Trong các trường hợp trên, nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác chứng minh được mình không có lôi trong quản lý, thì cha mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. Khi đã được cha mẹ, người giám hộ thông báo nhưng bệnh viện, các tổ chức khác không áp dụng các biện pháp cần thiết để quản lý, giám sát người mất năng lực hành vi dân sự, thì bệnh viện, các tổ chức đó phải cùng với cha mẹ, người giám hộ liên đới chịu trách nhiệt bồi thường thiệt hại xảy ra. Thứ hai, liên quan đến bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra, như đã bình luận ở phần thực trạng pháp luật, quy định tại khoản 2 Điều 615 chưa thật được phù hợp và cần phải có sự xem xét lại. Trong trường hợp một người cố ý dùng rượu hoặc các chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và mất khả. năng điều khiển hành vi của mình mà gây thiệt hại cho người khác thì luật. nờn phõn biệt rừ hai trường hop: Ă) cú kha năng khỏng cự khi bị người khỏc cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho mất khả năng nhận thức;. ii) không có khả nang kháng cự khi bị người khác cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Ở đây luận án chỉ muốn đề cập đến một số Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC liên quan đến bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, đặc biệt là phần hướng dẫn cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại trong trường hợp chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác theo quy định tại Điểm 2 khoản 4 Điều 623 BLDS 2005.

KET LUAN

Các vấn đề mang tính lý luận được nghiên cứu, phân tích trong phần đầu của Chương 2, có thể nói là tiên dé để xây dựng các quy định về liên đới chịu trách nhiệm của các chủ thể trong một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại. - Khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự nên được sửa đổi với nội dung như sau: Khi một người bằng những hành vi cố ý đưa người khác lâm vào tình trạng không thể kháng cự và cố ý dùng rượu hoặc các chất kích thích khác làm cho người đó lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.