Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

- Nguyễn Ngọc Diệp (2019), Trình tự, thủ tục GQKN và quy trình tiếp công dân với các văn bản mới nhất hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, Nhà xuất bản Hồng Đức đã đề cập bảy nội dung lớn: những vấn đề chung về khiếu nại; thủ tục khiếu nại và quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại; thủ tục giải quyết khiếu nại; quy trình giải quyết khiếu nại; quy trình tiếp công dân; các quy định về giải quyết khiếu nại và tiếp công dân; áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại Nội [14]. Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án; đánh giá tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, tồn tại của công tác này, xác định những nguyên nhân của hạn chế đó để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 1. Phương pháp luận

Đánh giá thực trạng GQKN về đất đai trên các nội dung: (i) tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại; (ii) thực trạng thực hiện GQKN về đất đai trên địa bàn huyện (gồm, thẩm quyền GQKN về đất đai; thực trạng áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục GQKN về đất đai). - Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học và các báo cáo có liên quan đến công tác GQKN về đất đai, đề tài có sự tổng hợp, đánh giá, phân tích, đúc rút những nội dung quan trọng, cần thiết phục vụ việc thực hiện đề tài luận văn.

Kết cấu của luận văn

Các quan niệm chung 1. Khái niệm khiếu nại

    Điều này, phải thiết lập cỏc cơ chế và quy trỡnh để theo dừi toàn bộ quỏ trỡnh GQKN từ khi tiếp nhận đến khi đưa ra quyết định cuối cùng để qua đó xem xét và đánh giá các quyết định và bước tiến triển trong quá trình GQKN, xác định xem chúng có tuân thủ quy định pháp luật, có công bằng và minh bạch không; đánh giá xem kết quả đạt được từ quá trình GQKN có giải quyết được vấn đề gốc rễ không, liệu chúng có mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan hay không. Pháp luật và chính sách có tác động rất lớn đến quá trình GQKN về đất đai của UBND cấp huyện bởi: pháp luật cung cấp các hướng dẫn, quy định cụ thể về quy trỡnh, thủ tục GQKN; sự rừ ràng và minh bạch trong cỏc quy định này giỳp cỏn bộ UBND huyện hiểu rừ quy trỡnh và trỏch nhiệm của họ; phỏp luật đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình GQKN về đất đai, đặt ra nguyên tắc đối xử công bằng, không thiên vị và tạo điều kiện cho cả người khiếu nại và bên bị khiếu nại.

    Đối tƣợng khiếu nại về đất đai

    Một số HVHC về đất đai có thể bao gồm: hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền lĩnh vực đất đai; xử lý hồ sơ và cấp phép SDĐ; thực hiện quy định và chính sách đất đai; đánh giá và thu thập thông tin về đất đai; quản lý việc chuyển nhượng đất; điều chỉnh đất đai cho mục đích công cộng. Từ những phân tích ở trên, tác giải rút ra định nghĩa đối tượng khiếu nại về đất đai là những QĐHC và HVHC của cơ quan HCNN nước và đội ngũ CBCC làm việc liên quan đến lĩnh vực đất đai.

    Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

    Theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện: (i) GQKN lần đầu đối với QĐHC, HVHC về quản lý đất đai của UBND cấp huyện và của mình; (ii) GQKN lần hai đối với QĐHC, HVHC về quản lý đất đai mà Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Chủ tịch UBND huyện hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

    Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

      Bên cạnh Thanh tra huyện, trong công tác GQKN, các cơ quan có liên quan như phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, UBND cấp xã nơi có phát sinh khiếu nại có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để cơ quan Thanh tra thực hiện nhiệm vụ xác minh GQKN. Qua đó, nêu các khái quát nội dung: (i) về khiếu nại, khiếu nại về đất đai, GQKN về đất đai, nguyên tắc GQKN về đất đai, đặc điểm GQKN về đất đai, các yếu tố tác động đến GQKN về đất đai; (ii) đối tượng khiếu nại; (iii) thẩm quyền GQKN về đất đai tại UBND cấp huyện; (iv) trình tự, thủ tục GQKN về đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện.

      Tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện

        Về nguyên nhân giảm là do trong giai đoạn này, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thực hiện giãn cách xã hội, hơn nữa các nội dung khiếu nại về vấn đề thu hồi đất và tỉ lệ hỗ trợ đất trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện thì trong năm 2018, 2019 có nhiều trường hợp khiếu nại nhưng không có cơ sở để cấp thẩm quyền giải quyết nên dù trong năm 2020, 2021 có thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ 02 công trình đường dây điện nhưng người dân ít khiếu nại; sau dịch bệnh là khủng hoảng kinh tế nên không có triển khai các công trình, dự án lớn. Như vậy, qua số đơn khiếu nại về đất đai trong 02 giai đoạn cho thấy, thời gian qua khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện khá lớn (tập trung nhiều ở giai đoạn 2014-2019), nội dung khiếu nại tập trung nhiều ở vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện các công trình, dự án; khiếu nại đề nghị cấp GCNQSDĐ mà nguyên nhân xuất phát từ công tác quản lý lỏng lẻo của nhà nước (Nhà nước cho rằng đó là đất công nhưng không lập hồ sơ quản lý, để người dân sử dụng trong một thời gian dài); khiếu nại đòi lại đất từ việc Nhà nước sử dụng không hiệu quả quỹ đất đã thu hồi của người dân trước đây.

        Hình 2.2. Biến động số đơn khiếu nại giai đoạn 2014-2019  (Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Thạnh Hóa năm 2014 - 2019)
        Hình 2.2. Biến động số đơn khiếu nại giai đoạn 2014-2019 (Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Thạnh Hóa năm 2014 - 2019)

        Thực trạng thực hiện giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện

          Cụ thể là trong thời gian qua, UBND huyện thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ 02 công trình đường dây điện 110 KV và 02 công trình đường dây điện 500 KV với số hộ dân bị thu hồi đất (làm móng trụ), bị ảnh hưởng về đất (đất trong hành lang đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện) thì bên cạnh việc áp dụng các quy định trên, UBND huyện Thạnh Hóa căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực an toàn điện [7] để xác định tỉ lệ hỗ trợ về đất, theo đó tại Điều 19 quy định bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện hỗ trợ đối với đất ở không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất và không lớn hơn 30% đối với đất nông nghiệp. Với quy định này, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2014 đến cuối năm 2018, việc tham mưu GQKN về đất đai trên địa bàn huyện rất chậm bởi không đúng với chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [8] và Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [5].

          Đánh giá chung

            Ví dụ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn nhiều bước, thành phần hồ sơ, mất nhiều thời gian; hoặc như thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn nhiều quy định chồng chéo như là bước thực hiện kê biên kiểm đếm tài sản làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ thì phát tờ khai cho người dân tự khai và ký tên, sau đó tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB tiến hành kiểm tra thực tế có xác nhận của người dân đó nhưng khi ban hành quyết định bồi thường tài sản theo xác nhận của người dân thì họ lại không đồng ý với kết cấu công trình, vật tư kiến trúc,…; còn trong trường hợp người dân không đồng ý cho kê biên, kiểm đếm thì tiến hành kê biên, kiểm đếm bắt buộc - có thể xem hình thức này như là một biện pháp cưỡng chế nhưng không có chế tài xử lý trong trường hợp người dân cố tình cản trở nên thật sự rất khó khăn cho việc thực hiện trong thực tế. Đồng thời, trong phần này, luận văn đã phân tích, làm rừ thực trạng khiếu nại về đất đai trờn địa bàn huyện trong giai đoạn từ ngày 01/7/2014 đến 30/6/2023, cho thấy có 04 dạng khiếu nại về đất đai, đó là khiếu nại về cấp GCNQSDĐ, khiếu nại về thu hồi đất và bồi thường, GPMB do thu hồi đất, khiếu nại quyết định xử phạt VPHC và khiếu nại đòi lại đất, trong đó, khiếu nại về thu hồi đất và bồi thường, GPMB do thu hồi đất là nhiều nhất; phân tích thực trạng thực hiện GQKN về đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, qua đó nêu lên kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế tồn và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác GQKN về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Hóa trong thời gian qua.

            Về quan điểm

              Cùng với sự tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, việc phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc GQKN về đất đai sẽ góp phần đảm bảo GQKN về đất đai một cách hiệu quả, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bên cạnh đó, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, khiếu nại về đất đai, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

              Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai 1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về

                Do vậy, ngay từ bây giờ, các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể cán bộ, công chức phải nghiên cứu các quy định của Luật Đất đai sửa đổi để áp dụng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm đúng quy định của pháp luật, nhất là tập trung nghiên cứu 10 điểm mới của Luật, cụ thể gồm: (i) Đất không có giấy tờ sử dụng trước 01/7/2014 được cấp Sổ đỏ; (ii) Bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; (iii) Thêm nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ 2025; (iv) Đơn giản hóa điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp; (v) Đa dạng hình thức bồi thường cho người dân bị thu hồi đất; (vi) Bị thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường bằng đất ở/nhà ở; (vii) Phải bàn giao nhà ở tái định cư mới được thu hồi đất; (viii) Bổ sung nhiều. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác hòa giải, đối thoại trong GQKN về đất đai, gồm: (i) cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã định kỳ tổ chức đối thoại với nhân dân, doanh nghiệp để lắng nghe những thông tin phản hồi của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, từ đó điều chỉnh cho phù hợp; đồng thời lắng nghe những thông tin của dư luận đối với đội ngũ CBCC thực thi công vụ để có sự uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời; giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị đúng đắn của người dân, doanh nghiệp, từ đó người dân, doanh nghiệp sẽ tham gia hiến kế xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển; (ii) xây dựng mô hình đối thoại liên tục giữa chớnh quyền và cộng đồng để theo dừi và giải quyết ngay cả những vấn đề nhỏ nhất; (iii) tận dụng các kênh trực tuyến và ứng dụng di động để tạo cơ hội đối thoại và gửi phản hồi; (iv) tạo cổng thông tin trực tuyến để người dân và doanh nghiệp có thể gửi phản hồi, đồng thời chính quyền cũng cung cấp.