Đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

MỤC LỤC

Tính cấp thiết của đề tài

Việc nghiên cứu về sử dụng đất trong các vùng đệm của các khu bảo tồn là rất quan trọng vì liên quan đến: Bảo vệ môi trường tự nhiên: Các khu bảo tồn thường chứa đựng các hệ sinh thái quan trọng và đa dạng sinh học; Việc sử dụng đất không phù hợp trong vùng đệm có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, bao gồm việc phá hủy các môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng sử dụng đất đai của vùng đệm và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích hợp, bền vững là cơ sở khoa học và thực tiễn tin cậy để một mặt khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai và mặt khác nhằm tìm được giải pháp tối ưu để vừa bảo tồn được Vườn quốc gia và nâng cao được đời sống của người dân bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1. Mục tiêu tổng quát

Trước yêu cầu cấp thiết trên, đề tài “Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”cần được thực hiện là có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, đào tạo cán bộ của các viện, trường và kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụng cho các địa bàn có điều kiện tương tự.

Đóng góp mới của đề tài luận án

Cơ sở lý luận về sử dụng đất và sử dụng đất nông nghiệp bền vững 1. Đất đai

Ngoài ra, các yếu tố khác như diện tích đất trồng lúa, thời tiết, dân tộc, trình độ học vấn của chủ hộ cũng có tác động đáng kể đến năng suất lúa (Kiều Nguyệt Kim và cs., 2020). Khái quát chung về đánh giá đất. Quá trình nghiên cứu, phân tích tiềm năng đất đai về đặc điểm, tính chất của mỗi loại đất, rồi khả năng thích hợp của mỗi loại sử dụng đất, khi áp dụng các loại sử dụng đất ấy có những thuận lợi và khó khăn gì, để từ đó đề xuất quá trình sử dụng đất đai theo hướng hiệu quả cao và bền vững, đó chính là đánh giá đất đai. Quá trình này gồm các nội dung chính sau:. 1) Thu thập, đánh giá thông tin cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, vùng đất đai cần đánh giá;. 2) Đánh giá khả năng thích hợp, tính thích hợp của đất đai đối với các kiểu sử dụng đất khác nhau đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của người sử dụng đất và của cộng đồng;. 3) Đề xuất giải pháp sử dụng đất có hiệu quả cao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

Tiêu chí bền vững của hệ sinh thái đồi núi cấp trang trại 1. Độ phì đất

- Về phương diện kinh tế: hiệu quả sử dụng đất là một phạm trù kinh tế phản ánh mức độ sinh lời của nguồn lực đất đai bỏ ra như thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận… Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế mang lại chính là việc tăng năng suất đất đai (sản phẩm hay giá trị sản phẩm) được tạo ra trên đơn vị diện tích trong chu kỳ sản xuất nhất định (1 vụ hay 1 năm). Khi khoa học công nghệ phát triển (như áp dụng các công nghệ tiên tiến, canh tác trong môi trường nhân tạo như trên giá thể, trong nhà lưới, nhà kính, thuỷ canh…), người sản xuất có thể làm chủ thời vụ, điều khiển một số yếu tố thời tiết khí hậu, cho phép nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Hiệu quả xã hội

Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho các lao động trong vùng.

Hiệu quả môi trường 1. Giảm thiểu xói mòn, thoái

Cơ sở thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững 1. Đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững trên Thế giới

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án nâng cao năng lực ngành quản lý đất đai đã xác định một trong các nhiệm vụ của ngành là “Tập trung điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng và chất lượng tài nguyên đất đai toàn quốc, trong đó chú trọng việc điều tra các vùng đặc thù về thoái hóa, xâm nhập mặn, ngập úng, khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm đất phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”(Chính phủ, 2012). Năm 2015, Hội Khoa học Đất Việt Nam (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cũng đã ban hành “Sổ tay Điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai” hướng dẫn chi tiết, đầy đủ quy trình Điều tra, đánh giá, phân loại đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp cho phạm vi cấp huyện, tỉnh (Hội khoa học Đất Việt Nam, 2015).

Hình 1.1. Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO, 1976
Hình 1.1. Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO, 1976

Nội dung nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện ở vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm 9 xã/thị trấn, đó là thị trấn: Tam Đảo, Hợp Châu, Đại Đình; các xã: Hồ Sơn, Đạo Trù, Tam Quan, Minh Quang, Yên Dương và Bồ Lý. - Ứng dụng bài toán tối ưu đa mục tiêu để xác định cơ cấu sử dụng đất của các LUT nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập các tài liệu về kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, khí tượng thủy văn, ảnh hưởng đến sử dụng đất của các xã/thị trấn vùng đệm, tại các phòng ban thuộc UBND huyện Tam Đảo (phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê..), các tài liệu về đất đai ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc và Ban giám đốc Vườn quốc gia Tam Đảo. Đồng thời chiết xuất từ số liệu của Thuyết minh và Bản đồ đất tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/50.000 và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu tỉnh Vĩnh Phúc, tách riêng phần huyện Tam Đảo, năm 2019, đề tài đã phúc tra thực tế với việc sử dụng phần mềm Microstation SE để số hoá và xây dựng các bản đồ đơn tính còn lại.

Bảng 2.1. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo
Bảng 2.1. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo tác động đến sử dụng đất

+ Nhóm đất phù sa: Được hình thành trên đá trầm tích phù sa sông Phó Đáy và các sông nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, có 218,74 ha (chiếm 0,93 % diện tích đất tự nhiên), bao gồm 2 loại đất phát sinh là đất phù sa được bồi của các sông (Pb) và đất phù sa không được bồi không có tầng glây và tầng loang lổ đỏ vàng (P). + Với vị trí địa lý nằm trên vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết đặc thù, cảnh quan thiên nhiên đẹp, gần các trung tâm chính trị (thủ đô Hà Nội, thành phố Vĩnh Yên), có thị trường với sức mua lớn và tiêu dùng cao nên huyện có tiềm năng lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển du lịch so với Sa Pa, Bắc Hà Lào Cai và Mẫu Sơn Lạng Sơn là các địa phương có các điều kiện khí hậu, thời tiết và cơ sở dịch vụ du lịch tương đồng.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Tam Đảo
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Tam Đảo

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

Để nâng cao chất lượng, sản lượng rau, các xã, thị trấn đã khuyến khích người dân tận dụng diện tích đất Vườn, chuyển đổi diện tích đất gieo cấy lúa kém hiệu quả, ruộng một vụ sang trồng rau, tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn KHKT về trồng, chăm sóc rau màu, đưa các giống rau mới có chất lượng vào gieo trồng, khuyến khích người dân trồng rau theo hướng an toàn. Tóm lại, Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường là căn cứ để cùng với kết quả đánh giá tiềm năng đất đai ở phần sau kết hợp với phân tích những thuận lợi, khó khăn của các LUT nông nghiệp tại các tiểu vùng để lựa chọn được các LUT và kiểu sử dụng đất nông nghiệp cho vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thích hợp.

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo

Đánh giá tiềm năng đất đai thích hợp cho các loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

Bản đồ đơn vị đất đai vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 60/2015/TT - BTNMT được xây dựng trên cơ sở chồng ghép 6 bản đồ đơn tính: bản đồ loại đất, bản đồ độ dày tầng đất, bản đồ độ dốc, bản đồ tiểu vùng khí hậu, bản đồ chế độ tưới và bản đồ độ phì nhiêu của đất(Phụ lục 03). Đất chuyên màu:Tốt nhất là đất phù sa được bồi chua, đất xám bạc màu trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước; thích hợp trung bình với đất phù sa được bồi chua; độ dốc dưới 8 độ hoặc từ 8 – 15o, thành phần cơ giới từ cát pha, đến thịt nhẹ và đến thịt trung bình, độ dày tầng đất từ dày đến mỏng, có tưới chủ động thì sẽ tốt hơn.

Bảng 3.17. Tính chất lý, hoá học của đất xám bạc màu trên phù sa cổ Độ
Bảng 3.17. Tính chất lý, hoá học của đất xám bạc màu trên phù sa cổ Độ

Kết quả theo dừi một số mụ hỡnh loại sử dụng đất nụng nghiệp thớch hợp và bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo

Để có căn cứ đề xuất các loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững trong tương lai cho vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo, đề tài thực hiện đánh giá tính bền vững của 7 LUT: Chuyên lúa (Lúa xuân – Lúa mùa); Lúa – Màu (Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang); Chuyên màu (Rau); Cây ăn quả (Vải); Cây công nghiệp lâu năm (Chè); Lâm nghiệp (Rừng sản xuất); Dược liệu (Trà hoa vàng). Nhìn chung, các kiểu sử dụng đất đạt được 2 chỉ tiêu này là các sản phẩm mang tính hàng hóa cao, là đặc sản đặc trưng của vùng do vậy được người dân chú trọng đầu tư chăm sóc nên năng suất cao, giá bán ổn định vì vậy giá trị sản xuất và hiệu quả đầu tư cao.

Hình 3.4. Mô hình Lúa xuân - Lúa mùa với giống Gia Lộc 105
Hình 3.4. Mô hình Lúa xuân - Lúa mùa với giống Gia Lộc 105

Định hướng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp thích hợp và bền vững vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo

Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, vào quy hoạch sử dụng đất của huyện Tam Đảo đến năm 2030 và những định hướng sử dụng đất của Huyện ủy đã trình bày ở trên, kết hợp với kết quả đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất gắn với kiểu sử dụng đất và kết quả đánh giá tiềm năng đất theo mức độ thích hợp đối với các kiểu sử dụng đất và áp dụng bài toán tối ưu đa mục tiêu trong xác định cơ cấu diện tích tối ưu theo từng kiểu thích hợp (từng đơn vị đất đai), đề tài đã xây dựng được. Kết quả theo dừi cỏc mụ hỡnh nụng nghiệp từ năm 2021 đến 2022, so sỏnh đối chiếu với kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT và các kiểu sử dụng đất đã khẳng định mức độ bền vững của các LUT của vùng đệm cho thấy: Các LUT đều đạt mức độ bền vững cao trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường là LUT3 (Chuyên màu), LUT4 (Cây ăn quả), LUT6 (Lâm nghiệp) và LUT7 (Cây dược liệu).

Bảng 3.68. Tổng hợp diện tích theo các cấp thích hợp của từng kiểu sử dụng đất ở vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo
Bảng 3.68. Tổng hợp diện tích theo các cấp thích hợp của từng kiểu sử dụng đất ở vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo

Kiến nghị

Trên cơ sở định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích hợp và bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, kết quả phân hạng thích hợp đất đai kết hợp với kết quả giải bài tối ưu đa mục tiêu đã xác định được quy mô diện tích sử dụng cho các LUT/kiểu thích hợp cho từng tiểu vùng. Để sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm thích hợp và bền vững theo các định hướng trên, vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp cho các loại sử dụng đất: từ quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; áp dụng khoa học kỹ thuật; thị trường; quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nông sản đến giải pháp về sử dụng cho đất bền vững.