MỤC LỤC
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu hóa và thị trường ngày càng đông đúc nhƣ hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ giúp việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn và chi phí giao dịch thương mại quốc tế giảm thiểu, không chỉ doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng đang hướng các hoạt động của họ đến thị trường xuất khẩu. Khi đó, nếu doanh nghiệp chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì khả năng cao nhãn hiệu đó sẽ bị xâm phạm và gây hậu quả lớn cho doanh nghiệp là mất đi một phần lớn thị phần, thậm chí có thể ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu nếu một sản phẩm của công ty cạnh tranh có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn những chất lượng của sản phẩm đó thì thấp hơn.
Đơn đăng ký bị từ chối dựa trên “cơ sở tương đối” nếu nhãn hiệu xung đột với các quyền của nhãn hiệu được đăng ký trước, khi hai nhãn hiệu trùng nhau, hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Một số cơ quan đăng ký nhãn hiệu kiểm tra sự xung đột với các nhãn hiệu đang đƣợc bảo hộ (kể cả các nhãn hiệu nổi tiếng không đăng ký) nhƣ là một phần của quy trình đăng ký, trong khi nhiều cơ quan đăng ký nhãn hiệu khác chỉ thực hiện việc này khi có bên thứ ba phản đối sau khi công bố nhãn hiệu [1]. Do vậy trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp cần chắc chắc đã thực hiện việc tra cứu một cách chính xác, nhằm đảm bảo nhãn hiệu mà mình định sử dụng hoặc một nhãn hiệu tương tự chưa được đăng ký bởi bất cứ doanh nghiệp nào cho một sản phẩm trùng hoặc tương tự. Phạm vi tra cứu không chỉ ở trong nước mà nên tính đến cả những thị trường xuất khẩu tiềm năng để tránh nguy cơ xâm phạm nhãn hiệu sau này. Hiện nay ở Việt Nam, việc tra cứu nhãn hiệu đã trở nên dễ dàng hơn thông qua các công cụ trực tuyến bao gồm:. 1) Hệ thống tra cứu nhãn hiệu đăng ký quốc gia (IP Lib của NOIP). 2) Hệ thống tra cứu nhãn hiệu đăng ký quốc tế (WIPO MADRID MONITOR – tiền thân là WIPO ROMARIN). 3) Hệ thống tra cứu nhãn hiệu khu vực ASEAN (ASEAN TM View).
Việc đăng ký nhãn hiệu mang đến cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Điều này ngăn cản người khác tiếp thị các sản phẩm tương tự dưới một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, nhãn hiệu đăng ký ở nước nào thì chỉ được bảo hộ ở nước đó, trừ trường hợp đăng ký và được bảo hộ tại một nhóm quốc gia (ví dụ: nhãn hiệu Benelux có hiệu lực tại Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua; nhãn hiệu cộng đồng châu Âu có hiệu lực bảo hộ tại tất cả các nước thuộc cộng đồng châu Âu).
Trên cơ sở một đơn nhãn hiệu hoặc một đăng ký nhãn hiệu quốc gia, bằng việc nộp một đơn quốc tế duy nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể giành đƣợc quyền đăng ký nhãn hiệu tại một số hoặc tất cả 101 thành viên của hệ thống Madrid, với tổng số 117 quốc gia, trong đó có hai thành viên là tổ chức liên Chính phủ là Liên minh Châu Âu (EU) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Châu Phi (OAPI). Ƣu điểm nổi bật của hệ thống Madrid là quy trình đăng ký đơn giản, chỉ với một hồ sơ đăng ký duy nhất, bằng một ngôn ngữ (Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha) và một khoản phí thống nhất, người nộp đơn có thể sở hữu một đăng ký quốc tế với các chỉ định thành viên là một số hoặc tất cả 101 thành viên của hệ thống Madrid, gồm 117 quốc gia. Hiệu quả tiết kiệm chi phí càng phát huy đối với các đơn quốc tế theo hệ thống Madrid có chỉ định càng nhiều thành viên do mức phí cơ bản áp dụng chung cho mỗi đơn quốc tế, không tính đến số lƣợng thành viên đƣợc chỉ định và phí bổ sung tƣợng trƣng hoặc phí quốc gia riêng luôn thấp hơn hoặc bằng lệ phí quốc gia của đơn nộp trực tiếp, chƣa tính đến lệ phí cho đại diện pháp lý địa phương.
Thông qua chức năng phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp với nhau, nhãn hiệu đóng vai trò then chốt trong chiến lƣợc tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng hình ảnh và định vị thương hiệu của doanh nghiệp đó trong tâm trí khách hàng và vì thế, nhãn hiệu có xu hướng trở thành một tài sản trí tuệ quan trọng cần đƣợc đầu tƣ của mỗi doanh nghiệp.
Tại “Ad hoc working group on the legal development of the Madrid system for the international registration of marks Geneva, July 4 to 8, 2005”, Đoàn đại biểu Đức chỉ ra rằng thời gian từ chối một năm đƣợc đề cập đến trong Điều 5 (2) (a) của Nghị định thư đã được chứng minh là thỏa đáng cho cả người dùng hệ thống Madrid và cho các Văn phòng và dường như không có yêu cầu sửa đổi. Sau khi đăng ký nhãn hiệu, hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Văn phòng xuất xứ, người nộp đơn chỉ phải nộp đơn đăng ký quốc tế bằng một ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, hoặc tiếng Tây Ban Nha), và trả phí cho một Văn phòng thay vì nộp đơn riêng vào Cơ quan nhãn hiệu của từng Bên Ký kết bằng các ngôn ngữ khác nhau và đóng các khoản phí đƣợc quy định khác nhau ở mỗi Văn phòng. Một lợi thế quan trọng khác cho chủ sở hữu nhãn hiệu là, tất cả các thay đổi say khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế, chẳng hạn nhƣ thay đổi tên và/hoặc địa chỉ chủ sở hữu, sự thay đổi (một phần hoặc toàn bộ) quyền sở hữu của người nắm giữ, hoặc giới hạn danh sách hàng hóa và dịch vụ đƣợc bảo hộ đối với tất cả hoặc một số các Bên Ký kết đƣợc chỉ định, có thể đƣợc ghi nhận và có hiệu lực bằng với một thủ tục duy nhất thông qua Văn phòng Quốc tế và thanh toán một khoản phí duy nhất.
Theo Điều 8(7) của Nghị định thƣ, văn phòng của mỗi Bên ký kết có thể nhận đƣợc lệ phí cao hơn so với theo Thỏa ƣớc Madrid [14], bằng cách tuyên bố áp dụng một khoản phí riêng, miễn là không cao hơn mức mà một nhãn hiệu quốc gia phải nộp cho việc bảo hộ trong vòng 10 năm tại quốc gia/ khu vực đó.
Là một quốc gia gia nhập hệ thống Madrid từ khá sớm, với thị trường khách hàng tiềm năng, từ năm 2000 số lƣợng đơn đăng ký có chỉ định Việt Nam tăng lên nhanh chóng và con số lớn hơn nhiều so với đơn đăng ký có nguồn gốc Việt Nam. Số lƣợng đơn đăng ký quốc tế từ các quốc gia thành viên của Nghị định thƣ nhƣ Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ luôn chiếm số lƣợng lớn trong các đơn chỉ định Việt Nam.
Nhƣợc điểm lớn nhất của hệ thống Madrid là sự phụ thuộc của đăng ký quốc tế vào đơn cơ sở (theo Thỏa ƣớc Madrid) hay đăng ký cơ sở (theo Nghị định thƣ Madrid) trong thời gian 05 năm đầu tiên kể từ ngày đăng ký nếu đơn cơ sở hay đăng ký cơ sở bị hủy bỏ hoặc giới hạn phạm vi bảo hộ thì đăng ký quốc tế cũng sẽ bị hủy bỏ hoặc giới hạn phạm vi bảo hộ theo. Mặc dù đăng ký quốc tế có thể chuyển đổi sang đơn quốc gia và đƣợc giữ nguyên ngày nộp đơn quốc tế, nhƣng chi phí chuyển đổi này cao hơn cả chi phí nộp đơn quốc gia trực tiếp và đây là một sự lãng phí không cần thiết, vì khi quốc gia đƣợc chỉ định chấp nhận bảo hộ cho nhãn hiệu đó, thì hiệu lực của nó không liên quan tới hiệu lực bảo hộ ở quốc gia xuất xứ, vì mỗi quốc gia có những điều kiện khác nhau để bảo hộ nhãn hiệu. Điều này có thể gây cản trở cho người nộp đơn nhãn hiệu khi mà nhãn hiệu cơ sở dưới dạng từ ngữ có ý nghĩa nhất định ở quốc gia xuất xứ, thì khi đem nhãn hiệu đó ra thị trường xuất khẩu có thể gây khó hiểu cho người tiêu dùng, thậm chí trong một số trường hợp có thể có ngữ nghĩa không phù hợp với văn hóa ở nước được chỉ định.
Bên cạnh đó, với tư cách là chủ thể hưởng lợi trực tiếp từ hệ thống, người nộp đơn/ chủ sở hữu là những người dễ dàng phát hiện những nhược điểm của hệ thống, những bất cập trong quá trình nộp đơn và quá trình sử dụng công cụ hỗ trợ,… và họ hoàn toàn có thể đề xuất, góp ý tại các diễn đàn pháp luật để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống [2].